Thêm ngân hàng ngoại lạc quan về tỷ giá tiền đồng
Cán cân thương mại tháng 2 vẫn thặng dư, là cơ sở cho đánh giá về tỷ giá VND/USD của ANZ
Theo đánh giá của ANZ, những số liệu kinh tế mới nhất của Việt Nam tiếp tục phản ánh sự tăng trưởng chậm chạp. Tuy nhiên, theo ngân hàng này, tình hình cán cân thương mại tiếp tục là một tín hiệu cho thấy, tỷ giá tiền đồng sẽ ổn định.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 2 giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng trưởng 21,1% đạt được trong tháng 1. ANZ cho rằng, cả hai con số này đều bị “bóp méo” do ảnh hưởng của Tết. Tính trung bình, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 15,6%.
Tuy nhiên, ANZ cho biết, loạt số liệu về sản xuất công nghiệp còn quá mới mẻ để các chuyên gia của ngân hàng có thể xác định được mức độ đại diện cho tình trạng của nền kinh tế.
Trong khi đó, ANZ nhấn mạnh, tăng trưởng doanh thu bán lẻ cũng tiếp tục xu hướng đi xuống trong 2 tháng đầu năm 2013, với mức tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng cả năm 28,4% đạt được trong năm 2011 và 16% trong năm 2012.
Cán cân thương mại tháng 2 vẫn ở trạng thái thặng dư, và đây là cơ sở để ANZ duy trì dự báo rằng, tỷ giá tiền đồng sẽ ổn định trong năm nay.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao 23,9%, trong khi nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm lại khiến nhập khẩu chỉ tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là thặng dư thương mại tháng 2 tăng lên mức 900 triệu USD, đánh dấu tháng thặng dư thứ 9 liên tục.
Lạm phát nhìn chung tiếp tục ổn định, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,02% trong tháng 2, so với mức tăng 7,07% trong tháng 1. ANZ duy trì dự báo lạm phát cả năm của Việt Nam ở mức 8-10%.
Theo các chuyên gia của ngân hàng này, sau thời gian giữa năm, mức lạm phát có thể tăng lên ngưỡng 2 con số do ảnh hưởng của cơ sở so sánh thấp của năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng chậm lại của giá cả ở nhóm y tế có thể hạn chế mức tăng của lạm phát năm nay.
Cụ thể, trong tháng 2 vừa qua, lạm phát ở nhóm y tế giảm 0,58% so với tháng 1, so với mức tăng 7,4% của tháng 1 so với tháng 12. Y tế là nhóm hàng hóa-dịch vụ dẫn đầu lạm phát trong 6 tháng cuối năm ngoái, giữa lúc các nhóm khác có mức giá tăng yếu do tăng trưởng của nền kinh tế nói chung chậm lại.
ANZ duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013 ở mức 5,6%, với nhận định cho rằng, khả năng tăng trưởng của nền kinh tế đang bị hạn chế. “Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã đạt được một số bước tiến trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tín dụng có thể sẽ tiếp tục trong tình trạng thắt chặt, khiến tăng trưởng bị ghìm giữ dưới mức tiềm năng trong tương lai gần”, chuyên gia của ANZ nhận định.
Với những phân tích trên, ANZ đưa ra dự báo rằng, các lãi suất điều hành sẽ được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức hiện tại trong một thời gian, với khả năng điều chỉnh giảm tùy thuộc vào triển vọng lạm phát.
Trước đó, một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase cũng có những nhận định khá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Trong đó, các chuyên gia của ngân hàng Mỹ này cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong năm nay.
Sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 2 giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng trưởng 21,1% đạt được trong tháng 1. ANZ cho rằng, cả hai con số này đều bị “bóp méo” do ảnh hưởng của Tết. Tính trung bình, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 15,6%.
Tuy nhiên, ANZ cho biết, loạt số liệu về sản xuất công nghiệp còn quá mới mẻ để các chuyên gia của ngân hàng có thể xác định được mức độ đại diện cho tình trạng của nền kinh tế.
Trong khi đó, ANZ nhấn mạnh, tăng trưởng doanh thu bán lẻ cũng tiếp tục xu hướng đi xuống trong 2 tháng đầu năm 2013, với mức tăng trưởng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng cả năm 28,4% đạt được trong năm 2011 và 16% trong năm 2012.
Cán cân thương mại tháng 2 vẫn ở trạng thái thặng dư, và đây là cơ sở để ANZ duy trì dự báo rằng, tỷ giá tiền đồng sẽ ổn định trong năm nay.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao 23,9%, trong khi nhu cầu nội địa tăng trưởng chậm lại khiến nhập khẩu chỉ tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là thặng dư thương mại tháng 2 tăng lên mức 900 triệu USD, đánh dấu tháng thặng dư thứ 9 liên tục.
Lạm phát nhìn chung tiếp tục ổn định, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,02% trong tháng 2, so với mức tăng 7,07% trong tháng 1. ANZ duy trì dự báo lạm phát cả năm của Việt Nam ở mức 8-10%.
Theo các chuyên gia của ngân hàng này, sau thời gian giữa năm, mức lạm phát có thể tăng lên ngưỡng 2 con số do ảnh hưởng của cơ sở so sánh thấp của năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng chậm lại của giá cả ở nhóm y tế có thể hạn chế mức tăng của lạm phát năm nay.
Cụ thể, trong tháng 2 vừa qua, lạm phát ở nhóm y tế giảm 0,58% so với tháng 1, so với mức tăng 7,4% của tháng 1 so với tháng 12. Y tế là nhóm hàng hóa-dịch vụ dẫn đầu lạm phát trong 6 tháng cuối năm ngoái, giữa lúc các nhóm khác có mức giá tăng yếu do tăng trưởng của nền kinh tế nói chung chậm lại.
ANZ duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013 ở mức 5,6%, với nhận định cho rằng, khả năng tăng trưởng của nền kinh tế đang bị hạn chế. “Mặc dù các nhà hoạch định chính sách đã đạt được một số bước tiến trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tín dụng có thể sẽ tiếp tục trong tình trạng thắt chặt, khiến tăng trưởng bị ghìm giữ dưới mức tiềm năng trong tương lai gần”, chuyên gia của ANZ nhận định.
Với những phân tích trên, ANZ đưa ra dự báo rằng, các lãi suất điều hành sẽ được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức hiện tại trong một thời gian, với khả năng điều chỉnh giảm tùy thuộc vào triển vọng lạm phát.
Trước đó, một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase cũng có những nhận định khá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Trong đó, các chuyên gia của ngân hàng Mỹ này cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ ổn định trong năm nay.