Theo kết quả tín nhiệm thì yên tâm về chống tham nhũng?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả lấy phiếu tín nhiệm các cấp
Đây là câu hỏi được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và hội đồng nhân dân bầu, sáng 12/9.
Báo cáo của Ban Công tác đại biểu cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội không có ai trên 50% phiếu tín nhiệm thấp, cấp tỉnh có 2/907 người, cấp huyện có 12/6141 người, cấp xã có 396 người/52.946 người. Đặc biệt có 5 người ở cấp xã có trên 2/3 đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, các tỉnh cũng y chang như Quốc hội, kết quả bỏ phiếu nhóm đại biểu dân cử đều cao hơn, đều trên 50% tín nhiệm và tín nhiệm cao.
Đề nghị không nên lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu dân cử, ông Ksor Phước cho rằng nhóm đối tượng này không có va chạm nhiều với dân, muốn trả lời gì với dân cũng theo pháp luật, theo nghị quyết hết nên mức độ sai phạm rất hiếm, trừ tham ô hối lộ hay phạm tội.
Trung ương nên xem lại chỗ này, đại biểu dân cử nếu có vi phạm thì lấy phiếu bất tín nhiệm thôi, ông Ksor Phước phát biểu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng băn khoăn vì có lĩnh vực, địa phương tình hình phức tạp bị kêu ca nhiều mà phiếu tín nhiệm cho lãnh đạo ở đó vẫn rất cao, vì đại biểu tập trung nhiều vào kinh tế còn lĩnh vực khác ít quan tâm.
Chống tham nhũng toàn Đảng đều kêu vậy trong khối nhà nước thì ai chịu trách nhiệm? ông Ksor Phước đặt câu hỏi.
Vị đại biểu đã qua bốn khóa Quốc hội này cũng cho rằng, nếu vẫn tiếp tục tiến hành lấy phiếu tín nhiệm thì không nên để ba mức mất thời gian, hình thức, tốn tiền.
“Cử tri chả cần nhớ ông nào thế nào, chỉ chú ý phiếu thấp thôi, tôi cũng chả nhớ ai cao nhất ở Quốc hội, cũng chỉ nhớ mang máng là chị Ngân”, ông Ksor Phước phát biểu.
Khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm đã, đạt kết quả tốt, gây tiếng vang và tạo niềm tin của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình không nên lấy phiếu với đại biểu dân cử.
Ông Hiển cho rằng cần cân nhắc quy định năm nào cũng bỏ phiếu vì có thể ảnh hưởng đến những người dám nghĩ dám làm, tâm lý cả nể giữa Trung ương và địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, xu hướng càng xuống dưới mức độ tín nhiệm thấp càng cao là tại sao, có thật là cán bộ cấp xã yếu kém thật không, nếu thế thì công tác cán bộ cấp trên tốt hơn cấp dưới?
Băn khoăn về các con số “tròn vo”, ông Hiện bày tỏ: nếu cứ đánh giá thế này thì yên tâm về phòng chống tham nhũng?
Trách nhiệm của người cầm lá phiếu bỏ vào hòm chúng ta chưa đánh giá, quả thật đánh giá này là khó nhưng quan trọng lắm, nó quyết định kết quả, ông Hiện nhấn mạnh.
Bên cạnh chỉ nên để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, một số ý kiến cũng cho rằng đối tượng lấy phiếu nên được mở rộng đến trưởng ngành cấp tỉnh và trưởng phòng cấp huyện, không nên để tình trạng các vị này bỏ phiếu đánh giá chính các vị đại biểu hội đồng nhân dân còn mình thì không được đánh giá.
Kết lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định việc lấy phiếu đã tín nhiệm được tiến hành dân chủ khách quan, công tâm công khai minh bạch, nhưng cũng còn một số vấn đề phải kiến nghị hoàn thiện thêm. Như, qua báo chí và cử tri chỉ nên để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, ông Lưu nói.
Báo cáo của Ban Công tác đại biểu cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội không có ai trên 50% phiếu tín nhiệm thấp, cấp tỉnh có 2/907 người, cấp huyện có 12/6141 người, cấp xã có 396 người/52.946 người. Đặc biệt có 5 người ở cấp xã có trên 2/3 đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, các tỉnh cũng y chang như Quốc hội, kết quả bỏ phiếu nhóm đại biểu dân cử đều cao hơn, đều trên 50% tín nhiệm và tín nhiệm cao.
Đề nghị không nên lấy phiếu tín nhiệm đối với đại biểu dân cử, ông Ksor Phước cho rằng nhóm đối tượng này không có va chạm nhiều với dân, muốn trả lời gì với dân cũng theo pháp luật, theo nghị quyết hết nên mức độ sai phạm rất hiếm, trừ tham ô hối lộ hay phạm tội.
Trung ương nên xem lại chỗ này, đại biểu dân cử nếu có vi phạm thì lấy phiếu bất tín nhiệm thôi, ông Ksor Phước phát biểu.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng băn khoăn vì có lĩnh vực, địa phương tình hình phức tạp bị kêu ca nhiều mà phiếu tín nhiệm cho lãnh đạo ở đó vẫn rất cao, vì đại biểu tập trung nhiều vào kinh tế còn lĩnh vực khác ít quan tâm.
Chống tham nhũng toàn Đảng đều kêu vậy trong khối nhà nước thì ai chịu trách nhiệm? ông Ksor Phước đặt câu hỏi.
Vị đại biểu đã qua bốn khóa Quốc hội này cũng cho rằng, nếu vẫn tiếp tục tiến hành lấy phiếu tín nhiệm thì không nên để ba mức mất thời gian, hình thức, tốn tiền.
“Cử tri chả cần nhớ ông nào thế nào, chỉ chú ý phiếu thấp thôi, tôi cũng chả nhớ ai cao nhất ở Quốc hội, cũng chỉ nhớ mang máng là chị Ngân”, ông Ksor Phước phát biểu.
Khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm đã, đạt kết quả tốt, gây tiếng vang và tạo niềm tin của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình không nên lấy phiếu với đại biểu dân cử.
Ông Hiển cho rằng cần cân nhắc quy định năm nào cũng bỏ phiếu vì có thể ảnh hưởng đến những người dám nghĩ dám làm, tâm lý cả nể giữa Trung ương và địa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, xu hướng càng xuống dưới mức độ tín nhiệm thấp càng cao là tại sao, có thật là cán bộ cấp xã yếu kém thật không, nếu thế thì công tác cán bộ cấp trên tốt hơn cấp dưới?
Băn khoăn về các con số “tròn vo”, ông Hiện bày tỏ: nếu cứ đánh giá thế này thì yên tâm về phòng chống tham nhũng?
Trách nhiệm của người cầm lá phiếu bỏ vào hòm chúng ta chưa đánh giá, quả thật đánh giá này là khó nhưng quan trọng lắm, nó quyết định kết quả, ông Hiện nhấn mạnh.
Bên cạnh chỉ nên để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, một số ý kiến cũng cho rằng đối tượng lấy phiếu nên được mở rộng đến trưởng ngành cấp tỉnh và trưởng phòng cấp huyện, không nên để tình trạng các vị này bỏ phiếu đánh giá chính các vị đại biểu hội đồng nhân dân còn mình thì không được đánh giá.
Kết lại phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định việc lấy phiếu đã tín nhiệm được tiến hành dân chủ khách quan, công tâm công khai minh bạch, nhưng cũng còn một số vấn đề phải kiến nghị hoàn thiện thêm. Như, qua báo chí và cử tri chỉ nên để hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm, ông Lưu nói.