Thép xây dựng lại đồng loạt tăng giá
Sau chuỗi ngày giữ ổn định, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng lên mức 16.610 đồng/kg – 18.120 đồng/kg tùy từng thương hiệu…
Như vậy, so với thời điểm những ngày đầu tháng 10/2021, giá thép xây dựng tính đến ngày 19/10/2021 đã tăng thêm từ 200 – 1.020 đồng/kg đối với thép cuộn, và từ 200 – 750 đồng/kg đối với thép thanh.
Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tại miền Bắc tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg.
Tại miền Trung và miền Nam, giá thép cuộn CB240 tăng 460 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, hiện ở mức 16.870 đồng/kg.
Với thương hiệu thép Việt Ý tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 450 đồng/kg, lên mức 16.610 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.720 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 250 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 tăng thêm 350 đồng/kg, lên mức 17.050 đồng/kg, thép D10 CB300 tăng 260 đồng/kg, lên mức 17.310 đồng/kg.
Thương hiệu thép Kyoei, thép cuộn CB240 tăng thêm 560 đồng/kg, lên mức 16.700 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 350 đồng/kg, lên mức 16.850 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Nhật, thép cuộn CB240 tăng thêm 200 đồng/kg, lên mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg.
Thương hiệu thép miền Nam, thép cuộn CB240 tăng 560 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 560 đồng/kg, lên mức 18.120 đồng/kg.
Thương hiệu thép Pomia tại miền Trung, thép cuộn CB240 tăng 1.020 đồng/kg, lên mức 17.310 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 260 đồng/kg, lên mức 17.410 đồng/kg.
Tại miền Nam, thép cuộn CB240 tăng 560 đồng/kg, lên mức 17.360 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 17.510 đồng/kg.
Thương hiệu thép Thái Nguyên tại miền Bắc, thép CB240 tăng 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg, thép D10CB300 tăng 260 đồng, lên mức 17.260 đồng/kg.
Thương hiệu thép Mỹ tại miền Bắc, thép cuộn CB240 tăng thêm 960 đồng/kg, lên mức 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 750 đồng/kg, lên mức 17.100 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Sing, thép cuộn CB240 tăng thêm 710 đồng/kg, lên mức 17.000 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 500 đồng/kg, lên mức 17.050 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 16.460 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, lên mức 16.460 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 tăng 500 đồng/kg, lên mức 16.510 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 400 đồng/kg, hiện ở mức 16.460 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 tăng 300 đồng/kg, lên mức 16.360 đồng/kg; thép cây D10 CB300 tăng 300 đồng/kg, hiện ở mức 16.360 đồng/kg.
Thương hiệu thép Tung Ho tại miền Nam, thép cuộn CB240 tăng thêm 300 đồng/kg, lên mức 16.900 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 250 đồng/kg, lên mức 17.000 đồng/kg.
Dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thép trong những tháng cuối năm, Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng với kịch bản các tỉnh thành phía Nam dần mở cửa trở lại, nhu cầu tiêu thụ thép có khả năng được phục hồi, dự kiến giá cả cũng có điều chỉnh.
Hiện tại, giá quặng sắt giảm mạnh, nhưng giá than mỡ luyện cốc và giá thép phế liệu vẫn tăng. Vì thế, giá thép sẽ có thể điều chỉnh tăng nhưng tốc độ sẽ chậm lại.
Cụ thể, trong báo cáo mới nhất của VSA, giá quặng sắt ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức 124,8-125,3 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 8 USD/tấn so với thời điểm 8/9/2021. Mức giá này giảm khoảng 85 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận vào đầu tháng 5/2021 (xấp xỉ210 – 212 USD/tấn).
Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 8/10/2021 giao dịch ở mức khoảng 332,5 USD/tấn FOB, tăng mạnh 32,5 USD so với đầu tháng 9/2021.
Giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 516 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/10/2021. Mức giá này tăng 33USD/tấn so với hồi đầu tháng 9/2021.
Theo nhận định của VSA, nếu các tỉnh đồng loạt bỏ giãn cách và mở cửa trở lại thì mới có khả năng phục hồi nhanh trong năm nay. Tuy nhiên, quý 4/2021 gần như chỉ là tạo đà vì các hoạt động cần một bước đà để quay lại nhịp độ bình thường nên về nhu cầu sẽ không tăng được nhanh.
Hơn nữa, hiện nhiều doanh nghiệp thép không phát huy hết được năng lực sản xuất do sự chuẩn bị nguyên vật liệu, nhân công có một độ trễ nhất định nên về nguồn cung không thể phục hồi nhanh.
Về phía cầu cũng khó có thể vượt nhanh khi các công trình xây dựng tại các địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam sẽ không dễ dàng tập trung đủ lực lượng nhân công sau thời gian người lao động di tản về quê tránh dịch.
Vì thế, kỳ vọng phải đến quý 1/2022 mới có thể dần phục hồi và nếu kịch bản chống dịch tốt thì nhu cầu tiêu thụ và sản xuất của doanh nghiệp sẽ hoàn toàn trở lại vào giữa năm 2022, từ đó diễn biến giá thép sẽ có nhiều điều chỉnh.