Thị giá Vietcombank lớn hơn Vietinbank và BIDV cộng lại
Theo đánh giá của Forbes, thị giá của Vietcombank lên tới 5,5 tỷ USD
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách Global 2000, gồm các công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới. Các tiêu chí để đánh giá là doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường.
Tại Việt Nam, Forbes đánh giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đứng thứ 1.843 với doanh thu 1,8 tỷ USD và thị giá 5,5 tỷ USD.
Cùng với Vietcombank còn có hai ngân hàng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) lọt vào danh sách này.
Xét về thị giá của VietinBank và BIDV cộng lại, theo đánh giá của Forbes, vẫn chưa bằng thị giá của Vietcombank (2,8 tỷ USD của Vietinbank và 2,6 tỷ USD của BIDV).
Global 2000 năm nay có sự góp mặt của các công ty từ 63 quốc gia với doanh thu tổng 35.000 tỷ USD, lợi nhuận 2.400 tỷ USD, 162.000 tỷ USD tài sản và thị giá 44.000 tỷ USD.
Nhiều năm trở lại đây, Vietcombank được đánh giá là ngân hàng luôn duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả, hướng tới tăng trưởng bền vững, tiên phong áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại.
Theo khảo sát thường niên vừa được Anphabe và Nielsen công bố ngày 11/3/2016 về top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2015, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng hấp dẫn nhất với thứ hạng tăng mạnh 6 bậc so với năm 2014 và trở thành ngân hàng dẫn đầu danh sách trong khối ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng nội địa lẫn ngân hàng nước ngoài).
Bên cạnh đó Vietcombank cũng được Tạp chí Nikkei của Nhật Bản bình chọn và công bố là ngân hàng duy nhất trong 300 công ty năng động nhất Châu Á.
Năm 2015, hãng tư vấn Brand Finance cũng đã công bố danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2015 (Banking 500 - The most valuable banking brands of 2015), trong đó Brand Finance đánh giá thương hiệu Vietcombank ở mức A+, giá trị thương hiệu Vietcombank đạt tới 157 triệu USD.
Sau những năm củng cố về an toàn hoạt động, hiện nay Vietcombank đang đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam từ nay tới năm 2020.
Trong năm 2015, ngân hàng này đã đạt tổng tài sản 674.395 tỷ đồng, tăng 16,88% so với năm 2014, đạt 104,83% so với kế hoạch; dư nợ cho vay đạt 387.152 tỷ đồng, đạt 105,96% kế hoạch và tăng 19,74% so với cùng kỳ 2014; lợi nhuận trước thuế đạt 6.827 tỷ đồng, đạt 115,72% kế hoạch, tăng 16,83% so với năm 2014.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 vừa qua, Vietcombank đã thông qua các chỉ tiêu kinh doanh chính với tổng tài sản đạt 765.438 tỷ đồng, tăng 13,50%; dư nợ cho vay đạt 452.967 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 10%.
Cũng tại đại hội trên, Vietcombank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2016 bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% cho cổ đông hiện hữu, số vốn điều lệ tăng thêm bằng việc phát hành này sẽ là hơn 9.327 tỷ đồng; phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán, vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 3.597 tỷ đồng.
Với mức vốn điều lệ hiện tại là hơn 26.659 tỷ đồng, dự kiến sau khi phát hành thành công cổ phiếu thưởng và cổ phiếu riêng lẻ, mức vốn điều lệ mới của Vietcombank sẽ là hơn 39.575 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Forbes đánh giá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đứng thứ 1.843 với doanh thu 1,8 tỷ USD và thị giá 5,5 tỷ USD.
Cùng với Vietcombank còn có hai ngân hàng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) lọt vào danh sách này.
Xét về thị giá của VietinBank và BIDV cộng lại, theo đánh giá của Forbes, vẫn chưa bằng thị giá của Vietcombank (2,8 tỷ USD của Vietinbank và 2,6 tỷ USD của BIDV).
Global 2000 năm nay có sự góp mặt của các công ty từ 63 quốc gia với doanh thu tổng 35.000 tỷ USD, lợi nhuận 2.400 tỷ USD, 162.000 tỷ USD tài sản và thị giá 44.000 tỷ USD.
Nhiều năm trở lại đây, Vietcombank được đánh giá là ngân hàng luôn duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả, hướng tới tăng trưởng bền vững, tiên phong áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại.
Theo khảo sát thường niên vừa được Anphabe và Nielsen công bố ngày 11/3/2016 về top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam 2015, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vietcombank tiếp tục khẳng định vị thế là ngân hàng hấp dẫn nhất với thứ hạng tăng mạnh 6 bậc so với năm 2014 và trở thành ngân hàng dẫn đầu danh sách trong khối ngân hàng (bao gồm cả ngân hàng nội địa lẫn ngân hàng nước ngoài).
Bên cạnh đó Vietcombank cũng được Tạp chí Nikkei của Nhật Bản bình chọn và công bố là ngân hàng duy nhất trong 300 công ty năng động nhất Châu Á.
Năm 2015, hãng tư vấn Brand Finance cũng đã công bố danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2015 (Banking 500 - The most valuable banking brands of 2015), trong đó Brand Finance đánh giá thương hiệu Vietcombank ở mức A+, giá trị thương hiệu Vietcombank đạt tới 157 triệu USD.
Sau những năm củng cố về an toàn hoạt động, hiện nay Vietcombank đang đặt mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam từ nay tới năm 2020.
Trong năm 2015, ngân hàng này đã đạt tổng tài sản 674.395 tỷ đồng, tăng 16,88% so với năm 2014, đạt 104,83% so với kế hoạch; dư nợ cho vay đạt 387.152 tỷ đồng, đạt 105,96% kế hoạch và tăng 19,74% so với cùng kỳ 2014; lợi nhuận trước thuế đạt 6.827 tỷ đồng, đạt 115,72% kế hoạch, tăng 16,83% so với năm 2014.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 vừa qua, Vietcombank đã thông qua các chỉ tiêu kinh doanh chính với tổng tài sản đạt 765.438 tỷ đồng, tăng 13,50%; dư nợ cho vay đạt 452.967 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 10%.
Cũng tại đại hội trên, Vietcombank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2016 bằng việc phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó, ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% cho cổ đông hiện hữu, số vốn điều lệ tăng thêm bằng việc phát hành này sẽ là hơn 9.327 tỷ đồng; phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ tại thời điểm chào bán, vốn điều lệ sẽ tăng thêm hơn 3.597 tỷ đồng.
Với mức vốn điều lệ hiện tại là hơn 26.659 tỷ đồng, dự kiến sau khi phát hành thành công cổ phiếu thưởng và cổ phiếu riêng lẻ, mức vốn điều lệ mới của Vietcombank sẽ là hơn 39.575 tỷ đồng.