Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh
Chính phủ Trung Quốc đã chuyển đổi định hướng sang sản xuất nhiều mặt hàng có công nghệ cao hơn, như hàng điện tử
Thời gian gần đây, nhiều thông tin mới công bố cho thấy do mức lương lao động tại Trung Quốc tăng cao, lực lượng lao động sụt giảm, ngành sản xuất hàng hóa của Trung Quốc đối diện với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các nước như Việt Nam hay Mexico. Tuy nhiên, tất cả những yếu tố bất lợi trên không ngăn được việc Trung Quốc đã tăng được thị phần xuất khẩu trên quy mô toàn cầu.
Theo số liệu và tính toán của IMF được Bloomberg trích đăng mới đây, tính đến cuối năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc hiện chiếm 14,6% thị phần xuất khẩu của toàn thế giới. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với con số 12,9% năm 2014 và cao nhất tính từ năm 1980.
Dù Trung Quốc tăng được thị phần xuất khẩu nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất Trung Quốc tính trong tổng quy mô nền kinh tế đang giảm. Dịch vụ và tiêu dùng đang đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Trung Quốc.
Yếu tố quan trọng giúp xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng, theo phân tích của đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC - ông Frederic Neumann, chính là việc chính phủ nước này đã chuyển đổi định hướng sang sản xuất nhiều mặt hàng có công nghệ cao hơn, ví như hàng điện tử. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu không còn cần thiết phải tìm kiếm nguồn hàng từ nhiều nước khác nhau tại châu Á mà chỉ cần đặt hàng từ Trung Quốc cũng đủ.
Sự thay đổi này của Trung Quốc đã và đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu của rất nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp mạnh tay cho nhiều ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, sản xuất robot, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Mục tiêu này đã được nhắc đến chi tiết trong kế hoạch hành động của chính phủ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2025.
Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng mạnh khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong 10 ngành quan trọng, trong đó bao gồm sản xuất máy móc, robot, công nghệ đường sắt và thiết bị y tế.
Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đến cuối năm 2015 được đánh giá là khá khả quan, nhưng xu thế này đã không thể được duy trì trong năm 2016.
Suốt nhiều tháng của năm 2016, xuất khẩu của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ. Ngày 10/9, Trung Quốc sẽ công bố số liệu xuất khẩu tháng 8/2016, giới chuyên gia đã dự báo về mức giảm 4% so với cùng kỳ 2015. Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 ước đã giảm 5,4%.
Ngoài ra, theo phân tích của trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại quỹ Medley Global Advisors, ông Andrew Polk, dù Trung Quốc đã chuyển dịch thành công sang sản xuất với công nghệ cao hơn nhưng sẽ còn lâu Trung Quốc mới sản xuất được các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Ông nhấn mạnh xuất khẩu Trung Quốc có thể cao về con số, nhưng không thực sự ấn tượng về giá trị.
Theo số liệu và tính toán của IMF được Bloomberg trích đăng mới đây, tính đến cuối năm 2015, xuất khẩu của Trung Quốc hiện chiếm 14,6% thị phần xuất khẩu của toàn thế giới. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với con số 12,9% năm 2014 và cao nhất tính từ năm 1980.
Dù Trung Quốc tăng được thị phần xuất khẩu nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất Trung Quốc tính trong tổng quy mô nền kinh tế đang giảm. Dịch vụ và tiêu dùng đang đóng góp nhiều hơn cho kinh tế Trung Quốc.
Yếu tố quan trọng giúp xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng, theo phân tích của đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC - ông Frederic Neumann, chính là việc chính phủ nước này đã chuyển đổi định hướng sang sản xuất nhiều mặt hàng có công nghệ cao hơn, ví như hàng điện tử. Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu không còn cần thiết phải tìm kiếm nguồn hàng từ nhiều nước khác nhau tại châu Á mà chỉ cần đặt hàng từ Trung Quốc cũng đủ.
Sự thay đổi này của Trung Quốc đã và đang tác động tiêu cực đến xuất khẩu của rất nhiều nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang trợ cấp mạnh tay cho nhiều ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, sản xuất robot, thiết bị tiết kiệm năng lượng. Mục tiêu này đã được nhắc đến chi tiết trong kế hoạch hành động của chính phủ Trung Quốc trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2025.
Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng mạnh khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong 10 ngành quan trọng, trong đó bao gồm sản xuất máy móc, robot, công nghệ đường sắt và thiết bị y tế.
Tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đến cuối năm 2015 được đánh giá là khá khả quan, nhưng xu thế này đã không thể được duy trì trong năm 2016.
Suốt nhiều tháng của năm 2016, xuất khẩu của Trung Quốc giảm so với cùng kỳ. Ngày 10/9, Trung Quốc sẽ công bố số liệu xuất khẩu tháng 8/2016, giới chuyên gia đã dự báo về mức giảm 4% so với cùng kỳ 2015. Nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 ước đã giảm 5,4%.
Ngoài ra, theo phân tích của trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại quỹ Medley Global Advisors, ông Andrew Polk, dù Trung Quốc đã chuyển dịch thành công sang sản xuất với công nghệ cao hơn nhưng sẽ còn lâu Trung Quốc mới sản xuất được các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao. Ông nhấn mạnh xuất khẩu Trung Quốc có thể cao về con số, nhưng không thực sự ấn tượng về giá trị.