Thị trường chứng khoán đang “kháng thuốc”?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra định hướng một số giải pháp để hỗ trợ thị trường trong thời gian tới
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra định hướng một số giải pháp để hỗ trợ thị trường trong thời gian tới.
Tuy nhiên, diễn biến những phiên giao dịch vừa qua chưa cho thấy sự đồng thuận. Liệu thị trường đang “kháng thuốc” hay có những nguyên nhân khác?
Ngay sau thông tin về định hướng những giải pháp hỗ trợ thị trường đến với công chúng, chỉ số VN-Index liên tiếp sụt giảm mạnh, đặc biệt trong phiên ngày 10/1 xuống đáy 850 điểm. Đây là diễn biến khá bất ngờ, gây lo ngại trong tâm lý nhiều nhà đầu tư.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã giới thiệu một số giải pháp dự kiến trong cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán).
Cụ thể, những giải pháp được đặt ra là tạm dừng việc ban hành Nghị định về thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chứng khoán, dãn IPO doanh nghiệp lớn, phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ để tạo thuận lợi cho vốn ngoại quy đổi, điều chỉnh tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán linh hoạt, tạo điều kiện để khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư...
Theo ông Sơn, những giải pháp trên được triển khai sẽ tạo tâm lý thuận lợi đối với nhà đầu tư, có thể kích cầu và thị trường sẽ phát triển tốt hơn. Đây cũng là nhận định chung của một số chuyên gia. Tuy nhiên, nhận định chung là thị trường cần có một thời gian để “hấp thụ” những giải pháp tích cực đó; còn trước mắt, hầu hết nhà đầu tư đều đang chờ đợi sự cụ thể và hiện thực của các giải pháp.
“Tôi cho rằng chính sách của Nhà nước là quan trọng và tin cậy nhất đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn thường đi theo người lãnh đạo thị trường, ở đây là định hướng chính sách. Và tôi nhận thấy rằng những định hướng giải pháp mà báo chí đề cập thời gian qua về cơ bản là đúng đắn. Tuy nhiên, thị trường cần thời gian và sự cụ thể. Tôi vẫn tin là những chính sách đó nếu triển khai sẽ tác động tích cực”, ông Vũ Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Biển Việt, nhận định.
Còn trên thực tế, thị trường đã có hai phiên liên tiếp giảm mạnh, mức kháng cự 850 điểm của VN-Index ở thế mong manh khi đà bán tháo thể hiện rõ. Nhưng theo ông Nghĩa, đây không phải là phản ứng đối với định hướng giải pháp hỗ trợ thị trường nói trên. Nguyên nhân chính là một nguồn cung quá lớn và dồn dập trong khi cầu đang gặp khó khăn.
“Một lượng hàng khổng lồ, đặc biệt là từ các đợt phát hành tăng vốn ồ ạt của các ngân hàng thương mại, từ các doanh nghiệp niêm yết. Trong khi đó, cầu lại đang gặp khó khăn từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ, lượng tiền trong nhà đầu tư hạn chế. Nhưng theo định hướng trên, việc cho vay cầm cố chứng khoán có thể nới lỏng, hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư; nhưng cũng phải thấy một thực tế là trước áp lực lạm phát thì chính sách tiền tệ cũng không thể thoáng quá được”, ông Nghĩa nói.
Trong khi đó, ông Spencer White, cố vấn chiến lược của Công ty Chứng khoán Thiên Việt, người từng hoạt động tại một số thị trường có quá trình phát triển gần với Việt Nam như Đài Loan, Hồng Kông, lại tỏ ra bi quan về thực tế của thị trường hiện nay. Sự bi quan đó tập trung vào tình trạng thừa cung và thiếu niềm tin của nhà đầu tư.
Ông Spencer cho rằng thông tin định hướng giải pháp hỗ trợ thị trường có thể cải thiện tình hình trong ngắn hạn, nhưng hiện tại đang có tâm lý tiêu cực trên thị trường do tình trạng thừa cung.
“Hơn thế nữa, các nhà đầu tư tại Việt Nam cần được củng cố lòng tin về quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp lớn, nhất là không bắt đầu quá trình cổ phần hóa rồi lại trì hoãn nhiều lần. Đặc biệt với vấn đề thừa cung chứng khoán hiện nay, Nhà nước cần phải tỏ ra kiên định trong kế hoạch của mình và có một thời gian biểu rõ ràng cho quá trình cổ phần hóa”.
Về diễn biến của thị trường sau khi có thông tin định hướng nói trên, theo nhận định của ông Spencer, thị trường đã “chai lì” trước những thông tin tốt vì tâm lý các nhà đầu tư đã giảm sút.
Đây cũng là điểm chung mà một số nhà đầu tư đề cập tới, bởi ngoài quyết định chưa đánh thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư chứng khoán, họ vẫn đang chờ đợi các chính sách hỗ trợ chính thức được thông qua và đi vào hoạt động của thị trường.
Trong thời gian tới, có thể những định hướng giải pháp nói trên sẽ sớm thành hiện thực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và cả nhà đầu tư vẫn thận trọng khi nói về những dự báo và niềm tin của họ.
Còn theo ông Vũ Đức Nghĩa, về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển bền vững, đầu tư chứng khoán sẽ an toàn. “Nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân Việt Nam lại đầu tư ngắn hạn quá nên rất rủi ro. Tôi thấy thị trường chứng khoán có hai thời điểm thường tạo được lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư là đầu năm và cuối năm”, ông Nghĩa nhận định.
Tuy nhiên, diễn biến những phiên giao dịch vừa qua chưa cho thấy sự đồng thuận. Liệu thị trường đang “kháng thuốc” hay có những nguyên nhân khác?
Ngay sau thông tin về định hướng những giải pháp hỗ trợ thị trường đến với công chúng, chỉ số VN-Index liên tiếp sụt giảm mạnh, đặc biệt trong phiên ngày 10/1 xuống đáy 850 điểm. Đây là diễn biến khá bất ngờ, gây lo ngại trong tâm lý nhiều nhà đầu tư.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã giới thiệu một số giải pháp dự kiến trong cuộc trao đổi với ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán).
Cụ thể, những giải pháp được đặt ra là tạm dừng việc ban hành Nghị định về thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chứng khoán, dãn IPO doanh nghiệp lớn, phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ để tạo thuận lợi cho vốn ngoại quy đổi, điều chỉnh tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán linh hoạt, tạo điều kiện để khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư...
Theo ông Sơn, những giải pháp trên được triển khai sẽ tạo tâm lý thuận lợi đối với nhà đầu tư, có thể kích cầu và thị trường sẽ phát triển tốt hơn. Đây cũng là nhận định chung của một số chuyên gia. Tuy nhiên, nhận định chung là thị trường cần có một thời gian để “hấp thụ” những giải pháp tích cực đó; còn trước mắt, hầu hết nhà đầu tư đều đang chờ đợi sự cụ thể và hiện thực của các giải pháp.
“Tôi cho rằng chính sách của Nhà nước là quan trọng và tin cậy nhất đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn thường đi theo người lãnh đạo thị trường, ở đây là định hướng chính sách. Và tôi nhận thấy rằng những định hướng giải pháp mà báo chí đề cập thời gian qua về cơ bản là đúng đắn. Tuy nhiên, thị trường cần thời gian và sự cụ thể. Tôi vẫn tin là những chính sách đó nếu triển khai sẽ tác động tích cực”, ông Vũ Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Biển Việt, nhận định.
Còn trên thực tế, thị trường đã có hai phiên liên tiếp giảm mạnh, mức kháng cự 850 điểm của VN-Index ở thế mong manh khi đà bán tháo thể hiện rõ. Nhưng theo ông Nghĩa, đây không phải là phản ứng đối với định hướng giải pháp hỗ trợ thị trường nói trên. Nguyên nhân chính là một nguồn cung quá lớn và dồn dập trong khi cầu đang gặp khó khăn.
“Một lượng hàng khổng lồ, đặc biệt là từ các đợt phát hành tăng vốn ồ ạt của các ngân hàng thương mại, từ các doanh nghiệp niêm yết. Trong khi đó, cầu lại đang gặp khó khăn từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ, lượng tiền trong nhà đầu tư hạn chế. Nhưng theo định hướng trên, việc cho vay cầm cố chứng khoán có thể nới lỏng, hỗ trợ vốn cho nhà đầu tư; nhưng cũng phải thấy một thực tế là trước áp lực lạm phát thì chính sách tiền tệ cũng không thể thoáng quá được”, ông Nghĩa nói.
Trong khi đó, ông Spencer White, cố vấn chiến lược của Công ty Chứng khoán Thiên Việt, người từng hoạt động tại một số thị trường có quá trình phát triển gần với Việt Nam như Đài Loan, Hồng Kông, lại tỏ ra bi quan về thực tế của thị trường hiện nay. Sự bi quan đó tập trung vào tình trạng thừa cung và thiếu niềm tin của nhà đầu tư.
Ông Spencer cho rằng thông tin định hướng giải pháp hỗ trợ thị trường có thể cải thiện tình hình trong ngắn hạn, nhưng hiện tại đang có tâm lý tiêu cực trên thị trường do tình trạng thừa cung.
“Hơn thế nữa, các nhà đầu tư tại Việt Nam cần được củng cố lòng tin về quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp lớn, nhất là không bắt đầu quá trình cổ phần hóa rồi lại trì hoãn nhiều lần. Đặc biệt với vấn đề thừa cung chứng khoán hiện nay, Nhà nước cần phải tỏ ra kiên định trong kế hoạch của mình và có một thời gian biểu rõ ràng cho quá trình cổ phần hóa”.
Về diễn biến của thị trường sau khi có thông tin định hướng nói trên, theo nhận định của ông Spencer, thị trường đã “chai lì” trước những thông tin tốt vì tâm lý các nhà đầu tư đã giảm sút.
Đây cũng là điểm chung mà một số nhà đầu tư đề cập tới, bởi ngoài quyết định chưa đánh thuế đối với thu nhập cá nhân từ đầu tư chứng khoán, họ vẫn đang chờ đợi các chính sách hỗ trợ chính thức được thông qua và đi vào hoạt động của thị trường.
Trong thời gian tới, có thể những định hướng giải pháp nói trên sẽ sớm thành hiện thực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và cả nhà đầu tư vẫn thận trọng khi nói về những dự báo và niềm tin của họ.
Còn theo ông Vũ Đức Nghĩa, về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển bền vững, đầu tư chứng khoán sẽ an toàn. “Nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân Việt Nam lại đầu tư ngắn hạn quá nên rất rủi ro. Tôi thấy thị trường chứng khoán có hai thời điểm thường tạo được lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư là đầu năm và cuối năm”, ông Nghĩa nhận định.