Thị trường địa ốc: “Nhà đầu tư” thay đổi
Sự xì hơi của thị trường địa ốc năm qua đã khiến nhiều người thay đổi cách suy nghĩ khi mua căn hộ
“Hãy tìm mua đất ở những nơi giá cả đang tăng nhanh. Một hai năm sau bán lấy tiền mua nhà?”. “Không! Tôi đang chết dí với một lô đất ở ngoại thành. Khi đầu tư kiểu đó, thì giá đất tăng, giá nhà cũng tăng. Và mình luôn phải rượt đuổi, chẳng bao giờ có được nhà”
Đó là câu chuyện chúng tôi ghi được qua trao đổi với một nhóm người quan tâm đến nhà đất. Lan, một trong hai người trong câu chuyện kể trên nói: “Tôi đang nhắm một căn hộ ở khu vực Phan Xích Long, Phú Nhuận. Chủ nhà đòi 24 triệu đồng/m2”. Lan đang hy vọng sẽ mua được khi trả giá 22 triệu đồng/m2.
“Tôi là nhà đầu tư”
Sự xì hơi của thị trường địa ốc năm qua đã khiến nhiều người thay đổi cách suy nghĩ khi mua căn hộ. Kiến trúc sư Phan Y Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân ACIG (một doanh nghiệp chuyên về thiết kế, thi công xây dựng, trang trí nội thất) đang tìm cách bán căn hộ Garden 3 Phú Mỹ Hưng mà ông đã lỡ mua để đầu tư.
Ông Linh nhận xét: “Ở phân khúc căn hộ cao cấp, mới ấm lên thôi. Ấm thể hiện ở chỗ trước đây không ai hỏi mua, hoặc đòi mua với giá bằng phân nửa nên không ai bán. Nay, đã có người hỏi mua thật. Căn hộ tôi mua của chính Phú Mỹ Hưng với giá 1,6 tỉ đồng. Nay người mua đòi tôi giảm 70 triệu đồng. Tôi đang muốn chỉ lỗ 50 triệu thôi, nên đôi bên còn cò kè trả giá”.
Ông Linh cho biết, ông buộc phải tìm cách bán căn hộ, vì từ đầu năm đến nay, ông không tìm được một hợp đồng xây dựng hay thiết kế nào. “Có thể do số căn hộ còn dư chưa bán hết, nên người ta không đặt làm thêm”, Linh nói.
Không có hợp đồng, không có thu nhập đã đẩy Linh vào tình trạng khó khăn. Căn hộ trên Linh phải trả trước 800 triệu, số còn lại sẽ góp trong 10 năm. Nhưng đến nay Linh mới trả được 500 triệu, và vừa nhận thông báo của bên bán phạt năm triệu đồng do chậm thanh toán.
Ông Linh tự rút ra bài học: “Xã hội nhiều người giống tôi, thu nhập khá và mê đồ xịn, nhà sang, nhưng thực sự không đủ tiền cho những nhu cầu đó. Họ đã đi vay, nhảy vào thị trường, làm thị trường sôi động một thời gian. Hiện nay, đối tượng này tạm thời không có tiền như trước nữa, nên họ buộc phải thay đổi suy nghĩ”.
Ông Linh kể chuyện trước đây khi đi xây nhà, chủ nhà (và cả bạn bè của chủ nhà), nhiều người rất khó trả lời câu hỏi “làm nghề gì” dù thấy họ có vẻ rất sang trọng và có tiền. “Họ là những “nhà đầu tư” nghĩa là những người có chút ít tiền, không làm gì khác ngoài việc đầu tư vào chứng khoán, nhà đất, vàng, đô la. Và những việc này từng kiếm ra rất nhiều tiền, nhiều người đổ xô vào vòng xoáy. Chính tôi cũng bị cuốn vào vòng xoáy này và bây giờ đang khó khăn”, Linh nói.
“Việc “đầu tư” như kể trên là cần thiết. Nhưng vấn đề là số người, số tiền “đầu tư” nhiều quá, vượt quá mức tăng trưởng thực của cải vật chất, thì có lúc thị trường phải sụp. Và tất cả các “nhà đầu tư” nào không rút ra kịp thời sẽ gặp khó khăn”, Linh triết lý.
Câu chuyện của ông Linh lý giải phần nào việc hàng loạt căn hộ cao cấp thời gian gần đây giảm giá mạnh, có khi mức giảm lên tới trên 40%. Những “nhà đầu tư” không còn tiền để đầu tư, trong khi những người có nhu cầu thực sự để ở thì với không đến sản phẩm.
Và mua nhà giá thấp
Thu, một cán bộ ngân hàng, vừa mua lại căn hộ Nam Long ở quận 7 với giá 900 triệu đồng cho biết: “Tôi mất hơn sáu tháng tìm mua nhà, và thấy là nhà dưới một tỉ ít hàng và không hề giảm giá. Có lẽ do những căn nhà giá vừa túi tiền như vậy luôn có nhiều người có đủ khả năng mua. Không chỉ giá căn hộ, mà chi phí cho dịch vụ của những khu căn hộ này cũng thấp hơn các khu cao cấp”.
Theo VietRees, một thành viên hiệp hội bất động sản Tp.HCM, giới đầu tư đang có xu hướng chuyển sang mua bất động sản giá thấp, thay vì “cao cấp”. Sự chuyển hướng này là có cơ sở bởi nguồn cung bất động sản giá thấp khan hiếm và không hề giảm giá ngay cả khi thị trường trong giai đoạn khó khăn.
Cũng theo VietRees, với bất động sản giá rẻ trong hiện tại - khi thị trường đóng băng - thì khó có khả năng rẻ hơn nữa trong tương lai. Và việc đầu tư này bảo đảm tính thanh khoản, khi hiện tại, những người thực sự có nhu cầu ở, phải chạy đôn chạy đáo, mới tìm mua được những căn hộ có giá dưới một tỉ đồng.
Phân khúc nhà giá thấp phù hợp với nhu cầu người dùng đã không được chú trọng đầu tư, nên cung không đủ cầu. Bà Trần Thị Hải Đường, đại diện Công ty Cổ phần Phát triển căn hộ Nam Long, cho biết: “Những căn hộ có giá 500 - 600 triệu đồng bán rất chạy do phù hợp nhu cầu thật. Khu căn hộ giá rẻ mới nhất của chúng tôi tung ra từ tháng 12/2008 với 312 căn, nay chỉ còn bảy căn - là những căn trệt giá cao trên một tỉ đồng nên ít người có khả năng mua”.
Kim Văn (SGTT)
Đó là câu chuyện chúng tôi ghi được qua trao đổi với một nhóm người quan tâm đến nhà đất. Lan, một trong hai người trong câu chuyện kể trên nói: “Tôi đang nhắm một căn hộ ở khu vực Phan Xích Long, Phú Nhuận. Chủ nhà đòi 24 triệu đồng/m2”. Lan đang hy vọng sẽ mua được khi trả giá 22 triệu đồng/m2.
“Tôi là nhà đầu tư”
Sự xì hơi của thị trường địa ốc năm qua đã khiến nhiều người thay đổi cách suy nghĩ khi mua căn hộ. Kiến trúc sư Phan Y Linh, chủ doanh nghiệp tư nhân ACIG (một doanh nghiệp chuyên về thiết kế, thi công xây dựng, trang trí nội thất) đang tìm cách bán căn hộ Garden 3 Phú Mỹ Hưng mà ông đã lỡ mua để đầu tư.
Ông Linh nhận xét: “Ở phân khúc căn hộ cao cấp, mới ấm lên thôi. Ấm thể hiện ở chỗ trước đây không ai hỏi mua, hoặc đòi mua với giá bằng phân nửa nên không ai bán. Nay, đã có người hỏi mua thật. Căn hộ tôi mua của chính Phú Mỹ Hưng với giá 1,6 tỉ đồng. Nay người mua đòi tôi giảm 70 triệu đồng. Tôi đang muốn chỉ lỗ 50 triệu thôi, nên đôi bên còn cò kè trả giá”.
Ông Linh cho biết, ông buộc phải tìm cách bán căn hộ, vì từ đầu năm đến nay, ông không tìm được một hợp đồng xây dựng hay thiết kế nào. “Có thể do số căn hộ còn dư chưa bán hết, nên người ta không đặt làm thêm”, Linh nói.
Không có hợp đồng, không có thu nhập đã đẩy Linh vào tình trạng khó khăn. Căn hộ trên Linh phải trả trước 800 triệu, số còn lại sẽ góp trong 10 năm. Nhưng đến nay Linh mới trả được 500 triệu, và vừa nhận thông báo của bên bán phạt năm triệu đồng do chậm thanh toán.
Ông Linh tự rút ra bài học: “Xã hội nhiều người giống tôi, thu nhập khá và mê đồ xịn, nhà sang, nhưng thực sự không đủ tiền cho những nhu cầu đó. Họ đã đi vay, nhảy vào thị trường, làm thị trường sôi động một thời gian. Hiện nay, đối tượng này tạm thời không có tiền như trước nữa, nên họ buộc phải thay đổi suy nghĩ”.
Ông Linh kể chuyện trước đây khi đi xây nhà, chủ nhà (và cả bạn bè của chủ nhà), nhiều người rất khó trả lời câu hỏi “làm nghề gì” dù thấy họ có vẻ rất sang trọng và có tiền. “Họ là những “nhà đầu tư” nghĩa là những người có chút ít tiền, không làm gì khác ngoài việc đầu tư vào chứng khoán, nhà đất, vàng, đô la. Và những việc này từng kiếm ra rất nhiều tiền, nhiều người đổ xô vào vòng xoáy. Chính tôi cũng bị cuốn vào vòng xoáy này và bây giờ đang khó khăn”, Linh nói.
“Việc “đầu tư” như kể trên là cần thiết. Nhưng vấn đề là số người, số tiền “đầu tư” nhiều quá, vượt quá mức tăng trưởng thực của cải vật chất, thì có lúc thị trường phải sụp. Và tất cả các “nhà đầu tư” nào không rút ra kịp thời sẽ gặp khó khăn”, Linh triết lý.
Câu chuyện của ông Linh lý giải phần nào việc hàng loạt căn hộ cao cấp thời gian gần đây giảm giá mạnh, có khi mức giảm lên tới trên 40%. Những “nhà đầu tư” không còn tiền để đầu tư, trong khi những người có nhu cầu thực sự để ở thì với không đến sản phẩm.
Và mua nhà giá thấp
Thu, một cán bộ ngân hàng, vừa mua lại căn hộ Nam Long ở quận 7 với giá 900 triệu đồng cho biết: “Tôi mất hơn sáu tháng tìm mua nhà, và thấy là nhà dưới một tỉ ít hàng và không hề giảm giá. Có lẽ do những căn nhà giá vừa túi tiền như vậy luôn có nhiều người có đủ khả năng mua. Không chỉ giá căn hộ, mà chi phí cho dịch vụ của những khu căn hộ này cũng thấp hơn các khu cao cấp”.
Theo VietRees, một thành viên hiệp hội bất động sản Tp.HCM, giới đầu tư đang có xu hướng chuyển sang mua bất động sản giá thấp, thay vì “cao cấp”. Sự chuyển hướng này là có cơ sở bởi nguồn cung bất động sản giá thấp khan hiếm và không hề giảm giá ngay cả khi thị trường trong giai đoạn khó khăn.
Cũng theo VietRees, với bất động sản giá rẻ trong hiện tại - khi thị trường đóng băng - thì khó có khả năng rẻ hơn nữa trong tương lai. Và việc đầu tư này bảo đảm tính thanh khoản, khi hiện tại, những người thực sự có nhu cầu ở, phải chạy đôn chạy đáo, mới tìm mua được những căn hộ có giá dưới một tỉ đồng.
Phân khúc nhà giá thấp phù hợp với nhu cầu người dùng đã không được chú trọng đầu tư, nên cung không đủ cầu. Bà Trần Thị Hải Đường, đại diện Công ty Cổ phần Phát triển căn hộ Nam Long, cho biết: “Những căn hộ có giá 500 - 600 triệu đồng bán rất chạy do phù hợp nhu cầu thật. Khu căn hộ giá rẻ mới nhất của chúng tôi tung ra từ tháng 12/2008 với 312 căn, nay chỉ còn bảy căn - là những căn trệt giá cao trên một tỉ đồng nên ít người có khả năng mua”.
Kim Văn (SGTT)