Thị trường khởi sắc, hai “ông lớn” dầu mỏ lãi đậm
Lợi nhuận quý 1/2017 của Exxon và Chevrol, hai công ty năng lượng lớn nhất thế giới, cho thấy thị trường dầu mỏ khởi sắc sau hai năm thảm hại
Ngày 28/4, Chevron Corp và Exxon Mobil Corp, hai hãng năng lượng hàng đầu thế giới, công bố lợi nhuận quý 1/2017. Theo đó, lợi nhuận của Chevron đạt 2,7 tỷ USD, đảo ngược kết quả lỗ nặng năm 2016. Còn Exxon, dù sản lượng giảm 4%, lợi nhuận vẫn đạt 4 tỷ USD, tăng 122% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 2 năm kể từ cuối 2014, giá dầu tăng khiến kết quả kinh doanh của hai hãng này đi lên rõ rệt, vượt qua mọi dự báo của giới phân tích trước đó. Tính tới cuối tháng 4, giá dầu thô đã tăng gần gấp đôi kể từ khi lập đáy 26 USD/thùng hồi đầu năm 2016.
Những dấu hiệu khởi sắc của hai hãng dầu hàng đầu thế giới cho thấy sự phục hồi của ngành dầu mỏ sau hai năm "điêu đứng" vì giá thấp kỷ lục.
Trong quý đầu năm, cả Exxon và Chevron đều tiếp tục đầu tư vào khai thác dầu đá phiến tại Mỹ với kỳ vọng chi phí rẻ sẽ giúp đẩy giá lên cao. Theo Reuters, cả hai hãng đều có kế hoạch nâng sản lượng dầu đá phiến trong năm nay.
Ở thị trường châu Á, cả hai công ty đều mở rộng kinh doanh khí hóa lỏng. Trong khi Chevron tiếp tục phát triển dự án Gorgon LNG tại Australia thì Exxon chi 2,5 tỷ USD mua lại InterOil để mở rộng quy mô hoạt động tại Papua New Guinea.
Tuy vậy, tăng trưởng lợi nhuận không có nghĩa Exxon, hãng dầu lớn nhất thế giới, đang thực sự phục hồi. Thứ sáu tuần trước, Exxon phải chịu “gáo nước lạnh” khi chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu ở Bắc Cực với đối tác Nga. Dự án liên doanh giữa Exxon và hãng năng lượng Nga Rosneft đã phải hoãn lại bởi lệnh cấm vận từ năm 2014.
Dù tình hình đã khởi sắc, Exxon vẫn đang trong “tư thế phòng thủ” bởi trong quý vừa qua, đầu tư của hãng này giảm tới 19% so với năm ngoái. Dẫu vậy, khoan dầu là hoạt động vô cùng tốn kém và Exxon sẽ khó có thể cắt giảm đầu tư trong thời gian dài, tờ CNN nhận định.
Jeff Woodbury, giám đốc quan hệ nhà đầu tư của Exxon cho rằng, dù nhu cầu dầu mỏ trên thế giới vẫn rất mạnh, nhưng với dư cung hiện tại và các nguồn cung mới trên thị tường, các hãng dầu "cần phải rất cẩn trọng".
Theo Reuters, tương lai sắp tới của các hãng dầu dường như đặt cả vào việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng đã bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái hay không. Câu trả lời sẽ có sau cuộc họp diễn ra tại Vienne tháng tới.
Sau 2 năm kể từ cuối 2014, giá dầu tăng khiến kết quả kinh doanh của hai hãng này đi lên rõ rệt, vượt qua mọi dự báo của giới phân tích trước đó. Tính tới cuối tháng 4, giá dầu thô đã tăng gần gấp đôi kể từ khi lập đáy 26 USD/thùng hồi đầu năm 2016.
Những dấu hiệu khởi sắc của hai hãng dầu hàng đầu thế giới cho thấy sự phục hồi của ngành dầu mỏ sau hai năm "điêu đứng" vì giá thấp kỷ lục.
Trong quý đầu năm, cả Exxon và Chevron đều tiếp tục đầu tư vào khai thác dầu đá phiến tại Mỹ với kỳ vọng chi phí rẻ sẽ giúp đẩy giá lên cao. Theo Reuters, cả hai hãng đều có kế hoạch nâng sản lượng dầu đá phiến trong năm nay.
Ở thị trường châu Á, cả hai công ty đều mở rộng kinh doanh khí hóa lỏng. Trong khi Chevron tiếp tục phát triển dự án Gorgon LNG tại Australia thì Exxon chi 2,5 tỷ USD mua lại InterOil để mở rộng quy mô hoạt động tại Papua New Guinea.
Tuy vậy, tăng trưởng lợi nhuận không có nghĩa Exxon, hãng dầu lớn nhất thế giới, đang thực sự phục hồi. Thứ sáu tuần trước, Exxon phải chịu “gáo nước lạnh” khi chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu ở Bắc Cực với đối tác Nga. Dự án liên doanh giữa Exxon và hãng năng lượng Nga Rosneft đã phải hoãn lại bởi lệnh cấm vận từ năm 2014.
Dù tình hình đã khởi sắc, Exxon vẫn đang trong “tư thế phòng thủ” bởi trong quý vừa qua, đầu tư của hãng này giảm tới 19% so với năm ngoái. Dẫu vậy, khoan dầu là hoạt động vô cùng tốn kém và Exxon sẽ khó có thể cắt giảm đầu tư trong thời gian dài, tờ CNN nhận định.
Jeff Woodbury, giám đốc quan hệ nhà đầu tư của Exxon cho rằng, dù nhu cầu dầu mỏ trên thế giới vẫn rất mạnh, nhưng với dư cung hiện tại và các nguồn cung mới trên thị tường, các hãng dầu "cần phải rất cẩn trọng".
Theo Reuters, tương lai sắp tới của các hãng dầu dường như đặt cả vào việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng đã bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái hay không. Câu trả lời sẽ có sau cuộc họp diễn ra tại Vienne tháng tới.