Thị trường kinh doanh ERP Việt Nam: Thách thức và cơ hội
Ông Liher Urbizu Giám đốc hãng công nghệ SAP tại khu vực Đông Dương nói về cơ hội kinh doanh ERP của các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam
Kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp làm ERP xác lập vị thế tại mỗi quốc gia. Đó là nhận định của ông Liher Urbizu Giám đốc hãng công nghệ SAP tại khu vực Đông Dương khi nói về tiềm năng và cơ hội kinh doanh ERP (phần mềm phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp) của các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2007 với rất nhiều dự án quy mô lớn. Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường ERP Việt Nam trong những năm qua?
Từ khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy được sự phát triển rõ rệt trong quản lý của các doanh nghiệp địa phương. Việc tuân thủ các quy định về quản lý đang được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng coi trọng hơn, đặc biệt trong các công ty có số lượng nhân viên lớn.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã được cung cấp thông tin nhiều hơn và họ hiểu rằng với sự cạnh tranh ngày càng cao trong kinh doanh thì cần phải có những quyết định nhanh và quyết đoán theo cách đơn giản và rõ ràng nhất.
Hiện cơ hội triển khai ERP tại Việt Nam vẫn còn rất lớn bởi vẫn còn nhiều công ty chưa từng sử dụng hệ thống quản lý, hoặc có dùng thì đã lỗi thời, không phù hợp với tình hình hiện tại.
Không chỉ tìm cách phát triển thị trường trong nước, gần đây, nhiều công ty ERP Việt Nam dự định xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này? Theo ông, những quốc gia nào sẽ là thị trường tiềm năng nhất cho những công ty ERP Việt Nam?
Chúng tôi biết các doanh nghiệp ERP Việt Nam đang mở rộng hệ thống kinh doanh tại các quốc gia khác và đặt niềm tin rất lớn vào những khách hàng toàn cầu của họ.
Theo tôi, các doanh nghiệp ERP Việt Nam cần phải kiên định theo một chiến lược phù hợp cho mỗi thị trường thì mới có thể tối ưu hóa cơ hội. Với kinh nghiệm triển khai ERP thành công tại Việt Nam, họ có thể áp dụng sang những quốc gia có đặc thù tương tự, để thiết lập vị thế của mình tại quốc gia đó.
Có một số khách biệt chính giữa thị trường Việt Nam và các nước ASEAN như về mức độ phát triển, ngôn ngữ, các quy định riêng…
Tuy nhiên, tất cả những thách thức đều có thể vượt qua và có thể thành công nếu chúng ta đồng lòng hợp tác và có những con người giàu kinh nghiệm, được trải qua nhiều thử thách. Người bán hàng cần phải thể hiện được kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, và phải có mạng lưới hỗ trợ toàn cầu để xử lý khi có vấn đề phát sinh.
Hiện có một số thách thức chung trong việc thực hiện các dự án ERP, ví dụ như thay đổi quy trình quản lý, chậm trễ về thời gian thực hiện, vỡ ngân quỹ… khiến dự án không thể mang lại giá trị như đã cam kết cho khách hàng.
Tuy nhiên, để triển khai thành công một dự án ERP ở bất cứ đâu, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác thuộc ASEAN, người bán hàng cần phải hiểu rõ về nền công nghiệp của quốc gia đó trước, hiểu một cách chi tiết về nhu cầu của khách hàng để tìm ra được giải pháp tương ứng. Người bán hàng cũng cần phải hiểu biết rõ về sản phẩm và giải pháp để biết cái gì cần thiết cho khách hàng của mình.
Vậy trong cuộc chơi toàn cầu của các doanh nghiệp ERP Việt Nam, SAP sẽ có những hỗ trợ nào cho các đối tác của mình?
SAP có hơn 13.000 đối tác trên toàn cầu, mỗi đối tác đều có vai trò quan trọng và chiến lược ở từng phạm vi cụ thể, dù ở quy mô lớn hay nhỏ. Nếu không có họ, SAP không thể đạt được những thành công về kinh doanh như ngày hôm nay.
Chúng tôi cũng đã và đang tập trung tạo ra các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác địa phương cùng rất nhiều các doanh nghiệp khác.
Với những giải pháp đa dạng cho 25 ngành công nghiệp, SAP sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ERP Việt Nam giống như họ hỗ trợ khách hàng riêng của mình, nhằm đạt hiệu quả hơn, vượt xa hơn những yêu cầu của họ, theo cách đơn giản nhất có thể.
Hiện SAP đang bắt tay với một số công ty ERP lớn tại Việt Nam như FPT IS trong việc đưa giải pháp đến thị trường Myanmar và đã bước đầu có được những thành công nhất định. Hợp đồng ERP đầu tiên của FPT IS tại Myanmar với
Tập đoàn sơn UPG là một minh chứng rõ nét nhất cho việc hợp tác giữa hãng và đối tác ERP Việt Nam trong việc xuất khẩu dịch vụ này ra nước ngoài.
UPG đã tìm kiếm để thay thế hệ thống quản lý lỗi thời của họ bằng một công cụ hiệu quả hơn nhằm giám sát hoạt động hàng ngày của họ.
Ứng dụng SAP Business All-in-One được kỳ vọng sẽ hỗ trợ được UPG trong việc quản lý sản xuất, lưu trữ, hoạt động mua bán, kế toán, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả dòng tiền, cung cấp dữ liệu thời gian thực và báo cáo hệ thống cho những người quản lý của UPG.
* Theo nhận định của ông Liher Urbizu, tại thị trường Việt Nam, FPT IS đang là một trong những đối tác mạnh nhất của SAP.
Trên thực tế, mặc dù thị trường ERP Việt Nam trong thời gian qua vẫn khá trầm lắng, các dự án ERP cỡ vừa (khoảng 8 tỷ đồng) trở lên chỉ chiếm trên đầu ngón tay nhưng FPT IS vẫn triển khai được nhiều hợp đồng sử dụng giải pháp của SAP cho hầu hết các tổ chức - doanh nghiệp thuộc các ngành như xăng dầu (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex).
Quản lý nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế Việt Nam), ngành dược (Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định, Công ty Cổ phần Dược thú ý Cần Thơ Vemedim), ngành xây dựng - bất động sản (Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FECON, Công ty Cổ phần Licogi 16…), vật liệu xây dựng (Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long), thủy sản (Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú).
Đặc biệt là các dự án cho các tập đoàn lớn như Petrolimex, Trung Nguyên, Vingroup, FECON, Minh Phú... đều có giá trị lên tới hàng triệu USD. Dự kiến, trong năm 2015, doanh số ký từ dịch vụ ERP của FPT đạt khoảng 30 triệu USD.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2007 với rất nhiều dự án quy mô lớn. Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường ERP Việt Nam trong những năm qua?
Từ khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy được sự phát triển rõ rệt trong quản lý của các doanh nghiệp địa phương. Việc tuân thủ các quy định về quản lý đang được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng coi trọng hơn, đặc biệt trong các công ty có số lượng nhân viên lớn.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã được cung cấp thông tin nhiều hơn và họ hiểu rằng với sự cạnh tranh ngày càng cao trong kinh doanh thì cần phải có những quyết định nhanh và quyết đoán theo cách đơn giản và rõ ràng nhất.
Hiện cơ hội triển khai ERP tại Việt Nam vẫn còn rất lớn bởi vẫn còn nhiều công ty chưa từng sử dụng hệ thống quản lý, hoặc có dùng thì đã lỗi thời, không phù hợp với tình hình hiện tại.
Không chỉ tìm cách phát triển thị trường trong nước, gần đây, nhiều công ty ERP Việt Nam dự định xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này? Theo ông, những quốc gia nào sẽ là thị trường tiềm năng nhất cho những công ty ERP Việt Nam?
Chúng tôi biết các doanh nghiệp ERP Việt Nam đang mở rộng hệ thống kinh doanh tại các quốc gia khác và đặt niềm tin rất lớn vào những khách hàng toàn cầu của họ.
Theo tôi, các doanh nghiệp ERP Việt Nam cần phải kiên định theo một chiến lược phù hợp cho mỗi thị trường thì mới có thể tối ưu hóa cơ hội. Với kinh nghiệm triển khai ERP thành công tại Việt Nam, họ có thể áp dụng sang những quốc gia có đặc thù tương tự, để thiết lập vị thế của mình tại quốc gia đó.
Có một số khách biệt chính giữa thị trường Việt Nam và các nước ASEAN như về mức độ phát triển, ngôn ngữ, các quy định riêng…
Tuy nhiên, tất cả những thách thức đều có thể vượt qua và có thể thành công nếu chúng ta đồng lòng hợp tác và có những con người giàu kinh nghiệm, được trải qua nhiều thử thách. Người bán hàng cần phải thể hiện được kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, và phải có mạng lưới hỗ trợ toàn cầu để xử lý khi có vấn đề phát sinh.
Hiện có một số thách thức chung trong việc thực hiện các dự án ERP, ví dụ như thay đổi quy trình quản lý, chậm trễ về thời gian thực hiện, vỡ ngân quỹ… khiến dự án không thể mang lại giá trị như đã cam kết cho khách hàng.
Tuy nhiên, để triển khai thành công một dự án ERP ở bất cứ đâu, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác thuộc ASEAN, người bán hàng cần phải hiểu rõ về nền công nghiệp của quốc gia đó trước, hiểu một cách chi tiết về nhu cầu của khách hàng để tìm ra được giải pháp tương ứng. Người bán hàng cũng cần phải hiểu biết rõ về sản phẩm và giải pháp để biết cái gì cần thiết cho khách hàng của mình.
Vậy trong cuộc chơi toàn cầu của các doanh nghiệp ERP Việt Nam, SAP sẽ có những hỗ trợ nào cho các đối tác của mình?
SAP có hơn 13.000 đối tác trên toàn cầu, mỗi đối tác đều có vai trò quan trọng và chiến lược ở từng phạm vi cụ thể, dù ở quy mô lớn hay nhỏ. Nếu không có họ, SAP không thể đạt được những thành công về kinh doanh như ngày hôm nay.
Chúng tôi cũng đã và đang tập trung tạo ra các mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác địa phương cùng rất nhiều các doanh nghiệp khác.
Với những giải pháp đa dạng cho 25 ngành công nghiệp, SAP sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ERP Việt Nam giống như họ hỗ trợ khách hàng riêng của mình, nhằm đạt hiệu quả hơn, vượt xa hơn những yêu cầu của họ, theo cách đơn giản nhất có thể.
Hiện SAP đang bắt tay với một số công ty ERP lớn tại Việt Nam như FPT IS trong việc đưa giải pháp đến thị trường Myanmar và đã bước đầu có được những thành công nhất định. Hợp đồng ERP đầu tiên của FPT IS tại Myanmar với
Tập đoàn sơn UPG là một minh chứng rõ nét nhất cho việc hợp tác giữa hãng và đối tác ERP Việt Nam trong việc xuất khẩu dịch vụ này ra nước ngoài.
UPG đã tìm kiếm để thay thế hệ thống quản lý lỗi thời của họ bằng một công cụ hiệu quả hơn nhằm giám sát hoạt động hàng ngày của họ.
Ứng dụng SAP Business All-in-One được kỳ vọng sẽ hỗ trợ được UPG trong việc quản lý sản xuất, lưu trữ, hoạt động mua bán, kế toán, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả dòng tiền, cung cấp dữ liệu thời gian thực và báo cáo hệ thống cho những người quản lý của UPG.
* Theo nhận định của ông Liher Urbizu, tại thị trường Việt Nam, FPT IS đang là một trong những đối tác mạnh nhất của SAP.
Trên thực tế, mặc dù thị trường ERP Việt Nam trong thời gian qua vẫn khá trầm lắng, các dự án ERP cỡ vừa (khoảng 8 tỷ đồng) trở lên chỉ chiếm trên đầu ngón tay nhưng FPT IS vẫn triển khai được nhiều hợp đồng sử dụng giải pháp của SAP cho hầu hết các tổ chức - doanh nghiệp thuộc các ngành như xăng dầu (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex).
Quản lý nhà nước (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thuế Việt Nam), ngành dược (Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định, Công ty Cổ phần Dược thú ý Cần Thơ Vemedim), ngành xây dựng - bất động sản (Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FECON, Công ty Cổ phần Licogi 16…), vật liệu xây dựng (Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long), thủy sản (Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú).
Đặc biệt là các dự án cho các tập đoàn lớn như Petrolimex, Trung Nguyên, Vingroup, FECON, Minh Phú... đều có giá trị lên tới hàng triệu USD. Dự kiến, trong năm 2015, doanh số ký từ dịch vụ ERP của FPT đạt khoảng 30 triệu USD.