Thị trường lao động phục hồi mạnh
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ba tháng cuối năm báo hiệu một viễn cảnh sáng sủa hơn trên thị trường lao động
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ba tháng cuối năm báo hiệu một viễn cảnh sáng sủa hơn trên thị trường lao động.
Nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Báo cáo của các địa phương gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan từ thị trường lao động những tháng cuối năm, khi nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp thuộc nhiều tỉnh, thành đang tăng cao.
Cụ thể, tại Bình Dương, 3 tháng cuối năm đang cần khoảng 20.000 lao động; Long An báo cáo các doanh nghiệp trên đị bàn tỉnh cần 8.700 lao động; Vĩnh Long cần trên 7.000 lao động và Cà Mau khoảng trên 3.000 lao động.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã phục hồi trở lại, hút một lượng lao động không nhỏ vào những tháng cuối năm.
Thêm vào đó là nhiều doanh nghiệp được thành lập mới cũng cần tuyển lao động, việc làm thời vụ vào dịp cuối năm cũng giải quyết một số lượng việc làm rất lớn.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội, thông qua nhu cầu nhân lực tại các phiên giao dịch việc làm gần đây của Hà Nội, có thể thấy thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục mạnh.
Song bà Phương cũng lưu ý, sự phục hồi chủ yếu dừng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thấy có cuộc tuyển dụng nào lớn lên đến hàng trăm lao động như trước đây tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
Dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động còn thể hiện rõ qua bản báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý 3/2009 của VietnamWorks.com, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Báo cáo cho thấy, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến đang có xu hướng gia tăng.
Theo VietnamWorks.com , chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3/2009 tăng 11,4% so với quý 2/2009 và tăng 52,4% so với quý đầu năm 2009.
Nhận định về thị trường lao động cuối năm, ông Chris Harvey, Tổng giám đốc VietnamWorks.com cho rằng, thị trường đã bắt đầu hồi phục, các công ty đang chuyển dần sang trạng thái phát triển và thị trường lao động đang nóng dần lên cùng với nhiều hoạt động tuyển dụng.
“Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm thời gian nữa thị trường lao động mới có thể sôi động như cách đây khoảng 18 tháng”, ông Chris Harvey khẳng định.
Lao động mất việc giảm 68%
Dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động còn thể hiện rõ khi số lượng lao động mất việc làm giảm một cách đáng kể.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan này vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình mất, thiếu việc làm. Theo đó, trong quý 3/2009, số lao động mất việc làm trong cả nước là 11.198 người, giảm 68% so với quý 2 (34.723 người).
Theo thống kê của các tỉnh, thành phố lớn, trước đây tập trung số lao động mất việc làm cao, thì đến quý 3/2009 đã giảm đi dáng kể. Nếu như ở Tp.HCM quý 2 có 8.248 lao động mất việc thì quý 3 còn 415 người; tại Đồng Nai quý 3 này chỉ có 293 người mất việc trong khi đó quý 2 con số trên là 2.361 người; Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, đang có 695 người mất việc làm.
Đáng chú ý là Hà Nội và Hải Phòng trong quý 3 hầu như không có lao động mất việc làm, trong khi số lao động mất việc làm trong quý 2 lần lượt là 1.908 và 1.357 người.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy hiện còn nhiều địa phương có số lao động mất việc làm cao như: Đà Nẵng: 2.743 người, Hà Tĩnh: 1.435 người, Thanh Hoá: 1.297 người, Nam Định: 1.068 người...
Đại diện Bộ Lao động cho biết, số lao động mất việc làm này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh các ngành giày da, may mặc, chế biến hải sản, xây dựng... do không có đơn đặt hàng, không tiêu thụ được sản phẩm nên đã thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động dẫn đến cắt giảm lao động.
Nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Báo cáo của các địa phương gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan từ thị trường lao động những tháng cuối năm, khi nhu cầu tuyển dụng tại các doanh nghiệp thuộc nhiều tỉnh, thành đang tăng cao.
Cụ thể, tại Bình Dương, 3 tháng cuối năm đang cần khoảng 20.000 lao động; Long An báo cáo các doanh nghiệp trên đị bàn tỉnh cần 8.700 lao động; Vĩnh Long cần trên 7.000 lao động và Cà Mau khoảng trên 3.000 lao động.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã phục hồi trở lại, hút một lượng lao động không nhỏ vào những tháng cuối năm.
Thêm vào đó là nhiều doanh nghiệp được thành lập mới cũng cần tuyển lao động, việc làm thời vụ vào dịp cuối năm cũng giải quyết một số lượng việc làm rất lớn.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội Hà Nội, thông qua nhu cầu nhân lực tại các phiên giao dịch việc làm gần đây của Hà Nội, có thể thấy thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục mạnh.
Song bà Phương cũng lưu ý, sự phục hồi chủ yếu dừng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thấy có cuộc tuyển dụng nào lớn lên đến hàng trăm lao động như trước đây tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
Dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động còn thể hiện rõ qua bản báo cáo thông số nhân lực trực tuyến quý 3/2009 của VietnamWorks.com, nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Báo cáo cho thấy, chỉ số cầu nhân lực trực tuyến đang có xu hướng gia tăng.
Theo VietnamWorks.com , chỉ số cầu nhân lực trực tuyến trong quý 3/2009 tăng 11,4% so với quý 2/2009 và tăng 52,4% so với quý đầu năm 2009.
Nhận định về thị trường lao động cuối năm, ông Chris Harvey, Tổng giám đốc VietnamWorks.com cho rằng, thị trường đã bắt đầu hồi phục, các công ty đang chuyển dần sang trạng thái phát triển và thị trường lao động đang nóng dần lên cùng với nhiều hoạt động tuyển dụng.
“Tuy nhiên, sẽ phải mất thêm thời gian nữa thị trường lao động mới có thể sôi động như cách đây khoảng 18 tháng”, ông Chris Harvey khẳng định.
Lao động mất việc giảm 68%
Dấu hiệu phục hồi của thị trường lao động còn thể hiện rõ khi số lượng lao động mất việc làm giảm một cách đáng kể.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan này vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình mất, thiếu việc làm. Theo đó, trong quý 3/2009, số lao động mất việc làm trong cả nước là 11.198 người, giảm 68% so với quý 2 (34.723 người).
Theo thống kê của các tỉnh, thành phố lớn, trước đây tập trung số lao động mất việc làm cao, thì đến quý 3/2009 đã giảm đi dáng kể. Nếu như ở Tp.HCM quý 2 có 8.248 lao động mất việc thì quý 3 còn 415 người; tại Đồng Nai quý 3 này chỉ có 293 người mất việc trong khi đó quý 2 con số trên là 2.361 người; Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, đang có 695 người mất việc làm.
Đáng chú ý là Hà Nội và Hải Phòng trong quý 3 hầu như không có lao động mất việc làm, trong khi số lao động mất việc làm trong quý 2 lần lượt là 1.908 và 1.357 người.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy hiện còn nhiều địa phương có số lao động mất việc làm cao như: Đà Nẵng: 2.743 người, Hà Tĩnh: 1.435 người, Thanh Hoá: 1.297 người, Nam Định: 1.068 người...
Đại diện Bộ Lao động cho biết, số lao động mất việc làm này chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh các ngành giày da, may mặc, chế biến hải sản, xây dựng... do không có đơn đặt hàng, không tiêu thụ được sản phẩm nên đã thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động dẫn đến cắt giảm lao động.