Thị trường phân bón sẽ căng thẳng?
Giá phân bón tăng sẽ đẩy giá thành sản xuất lên, trong khi giá lúa trên thị trường nóng lạnh thất thường
Mấy ngày qua, giá phân bón trên thị trường khu vực đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng giá mạnh, từ mức 325.000 đồng/bao lên 339.000 đồng/bao.
Điều này khiến nông dân lo lắng, vì hiện nay hơn 300.000 ha lúa thu đông ở khu vực này đang rất cần phân bón và một số nơi đang chuẩn bị làm vụ đông xuân sớm. Giá phân bón tăng sẽ đẩy giá thành sản xuất lên, trong khi giá lúa trên thị trường nóng lạnh thất thường.
Cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc - nước cung cấp 1/4 lượng phân bón toàn thế giới - đột ngột tăng thuế suất từ 35% lên 135%, đẩy giá phân bón trong nước tăng thêm từ 25% - 30%. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư, một số loại phân bón hiện có thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% sẽ tăng lên 6,5%, đã góp phần đẩy giá phân trong nước tăng cao.
Bước vào sản xuất vụ đông xuân 2010-2011, nhu cầu về phân urê sẽ tăng lên khoảng 450.000 tấn, các loại phân bón khác cũng sẽ tăng theo. Trong khi năng lực sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu về urê. Do vậy tình trạng căng thẳng về phân bón sẽ còn kéo dài tới hết năm 2010.
Theo ông Lê Quốc Phong, Giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, có 3 nguyên nhân khiến cho giá phân bón trong nước tăng. Một là một số nước đang vào vụ, đặc biệt là Ấn Độ có nhu cầu phân bón rất lớn, trong khi đó lượng phân dự trữ ít nên tăng nhập khẩu, do vậy các nhà sản xuất phân bón trên thế giới đồng loạt lên giá. Hai là ảnh hưởng tỷ giá USD. Ba là đầu năm các nhà máy sản xuất phân bón trên thế giới bị lỗ nhiều, có một đã giảm công suất và sản lượng, nên khi các nước có nhu cầu lớn nên lượng phân bón không đủ đáp ứng nhu cầu.
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ sản xuất lúa thu đông, đã xuống giống được 318.622 ha, phổ biến giai đoạn mạ đến đẻ nhánh rất cần phân bón. Nhiều nông dân cho biết khá bất ngờ trước việc phân bón tăng giá đột ngột vì mùa này diện tích sản xuất chưa bằng 1/3 diện tích lúa đông xuân và hè thu nên nhu cầu phân bón thấp, có khi còn sụt.
Tại Việt Nam, hầu hết các loại phân bón đều phải nhập khẩu, vì lượng phân sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng một phần 1/3 nhu cầu. Phân bón thế giới tăng giá, kéo theo không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước đã “té nước theo mưa”.
Mỗi tấn urê sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ 110-120 USD/tấn, do không mất chi phí vận chuyển và những chi phí khác như bảo hiểm, hải quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn nâng giá bán gần với giá thế giới khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Không chỉ có vậy, giá tăng cũng đã làm xuất hiện tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang được lưu hành khá phổ biến trên thị trường đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo một số ý kiến chuyên gia, giá công bố chính thức của đạm Phú Mỹ xuất tại nhà máy vẫn rẻ hơn giá của thế giới, nhưng khi phân urê Phú Mỹ tới tay nông dân thì giá lại cao "ngất trời" là do các đại lý khi nhận về thấy giá phân thế giới tăng nên đẩy giá lên cao.
Ông Lê Quốc Phong cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhập hàng về để dự trữ cho vụ mùa, do đó luôn phụ thuộc vào giá phân bón của thế giới. Nếu Nhà nước có chính sách bình ổn sẽ giúp nông dân giảm áp lực về giá phân bón, khi sắp vào vụ mùa giá phân bón thế giới sẽ tăng thì cho nhập về dự trữ trước vụ như vậy sẽ có lợi cho nông dân.
Tuy nhiên, bình ổn phải được ưu đãi vì dự trữ là con dao 2 lưỡi. Lúc giá phân tăng doanh nghiệp giúp bình ổn cho nông dân, nhưng khi giá xuống doanh nghiệp phải bán theo giá thị trường, như vậy doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Muốn bình ổn được thị trường phân bón, Nhà nước nên giao trách nhiệm cho doanh nghiệp, nhưng phải có ưu đãi về lãi suất ngân hàng và kèm theo là những cơ chế dành cho họ. Nếu giá phân tăng thì phải bán như thế nào cho phù hợp, khi giá phân bón giảm thì doanh nghiệp phải được Nhà nước hỗ trợ, có như vậy doanh nghiệp mới tích cực tham gia bình ổn thị trường phân bón, ông Phong nói.
Điều này khiến nông dân lo lắng, vì hiện nay hơn 300.000 ha lúa thu đông ở khu vực này đang rất cần phân bón và một số nơi đang chuẩn bị làm vụ đông xuân sớm. Giá phân bón tăng sẽ đẩy giá thành sản xuất lên, trong khi giá lúa trên thị trường nóng lạnh thất thường.
Cuối tháng 4 vừa qua, Trung Quốc - nước cung cấp 1/4 lượng phân bón toàn thế giới - đột ngột tăng thuế suất từ 35% lên 135%, đẩy giá phân bón trong nước tăng thêm từ 25% - 30%. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư, một số loại phân bón hiện có thuế nhập khẩu ưu đãi là 5% sẽ tăng lên 6,5%, đã góp phần đẩy giá phân trong nước tăng cao.
Bước vào sản xuất vụ đông xuân 2010-2011, nhu cầu về phân urê sẽ tăng lên khoảng 450.000 tấn, các loại phân bón khác cũng sẽ tăng theo. Trong khi năng lực sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu về urê. Do vậy tình trạng căng thẳng về phân bón sẽ còn kéo dài tới hết năm 2010.
Theo ông Lê Quốc Phong, Giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, có 3 nguyên nhân khiến cho giá phân bón trong nước tăng. Một là một số nước đang vào vụ, đặc biệt là Ấn Độ có nhu cầu phân bón rất lớn, trong khi đó lượng phân dự trữ ít nên tăng nhập khẩu, do vậy các nhà sản xuất phân bón trên thế giới đồng loạt lên giá. Hai là ảnh hưởng tỷ giá USD. Ba là đầu năm các nhà máy sản xuất phân bón trên thế giới bị lỗ nhiều, có một đã giảm công suất và sản lượng, nên khi các nước có nhu cầu lớn nên lượng phân bón không đủ đáp ứng nhu cầu.
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ sản xuất lúa thu đông, đã xuống giống được 318.622 ha, phổ biến giai đoạn mạ đến đẻ nhánh rất cần phân bón. Nhiều nông dân cho biết khá bất ngờ trước việc phân bón tăng giá đột ngột vì mùa này diện tích sản xuất chưa bằng 1/3 diện tích lúa đông xuân và hè thu nên nhu cầu phân bón thấp, có khi còn sụt.
Tại Việt Nam, hầu hết các loại phân bón đều phải nhập khẩu, vì lượng phân sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng một phần 1/3 nhu cầu. Phân bón thế giới tăng giá, kéo theo không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước đã “té nước theo mưa”.
Mỗi tấn urê sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn so với hàng nhập khẩu từ 110-120 USD/tấn, do không mất chi phí vận chuyển và những chi phí khác như bảo hiểm, hải quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn nâng giá bán gần với giá thế giới khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Không chỉ có vậy, giá tăng cũng đã làm xuất hiện tình trạng phân bón giả, kém chất lượng đang được lưu hành khá phổ biến trên thị trường đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo một số ý kiến chuyên gia, giá công bố chính thức của đạm Phú Mỹ xuất tại nhà máy vẫn rẻ hơn giá của thế giới, nhưng khi phân urê Phú Mỹ tới tay nông dân thì giá lại cao "ngất trời" là do các đại lý khi nhận về thấy giá phân thế giới tăng nên đẩy giá lên cao.
Ông Lê Quốc Phong cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhập hàng về để dự trữ cho vụ mùa, do đó luôn phụ thuộc vào giá phân bón của thế giới. Nếu Nhà nước có chính sách bình ổn sẽ giúp nông dân giảm áp lực về giá phân bón, khi sắp vào vụ mùa giá phân bón thế giới sẽ tăng thì cho nhập về dự trữ trước vụ như vậy sẽ có lợi cho nông dân.
Tuy nhiên, bình ổn phải được ưu đãi vì dự trữ là con dao 2 lưỡi. Lúc giá phân tăng doanh nghiệp giúp bình ổn cho nông dân, nhưng khi giá xuống doanh nghiệp phải bán theo giá thị trường, như vậy doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
Muốn bình ổn được thị trường phân bón, Nhà nước nên giao trách nhiệm cho doanh nghiệp, nhưng phải có ưu đãi về lãi suất ngân hàng và kèm theo là những cơ chế dành cho họ. Nếu giá phân tăng thì phải bán như thế nào cho phù hợp, khi giá phân bón giảm thì doanh nghiệp phải được Nhà nước hỗ trợ, có như vậy doanh nghiệp mới tích cực tham gia bình ổn thị trường phân bón, ông Phong nói.