Thị trường toàn cầu chao đảo vì tình hình Syria
Tin tức về nguy cơ Mỹ và đồng minh phương Tây có hành động quân sự chống Syria đang mỗi lúc một dày đặc hơn
Chứng khoán sụt mạnh, giá vàng lên cao nhất 15 tuần, giới đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi trong khi giá dầu lên cao nhất 18 tháng, là những tác động thực tế từ nguy cơ Mỹ tấn công quân sự Syria.
Miệng hố chiến tranh
Trang Market Watch bình luận, mặc dù tình hình thị trường toàn cầu ngày 27/8 không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến "tương lai" ở Syria, những rõ ràng là, nguy cơ nước ngoài can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này, đang có những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới các thị trường hàng hóa, khi ngày càng có nhiều thông tin về khả năng Mỹ, phương Tây tấn công quân sự vào Syria.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin BBC hôm 27/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng hành động, tấn công Syria, nếu được Tổng thống Barack Obama ra lệnh. Mặc dù vậy, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa đưa ra quyết định ra lệnh tấn công quân sự nhằm vào Chính phủ Syria.
Cũng trong ngày 27/8, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói, Chính phủ Syria rõ ràng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học hồi tuần trước. "Không còn nghi ngờ gì nữa về ai chịu trách nhiệm cho hành động ghê tởm tấn công hóa học ở Syria, đó chính là chế độ Syria. Những ai dùng vũ khí hóa học chống lại những người không có khả năng tự vệ cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi của họ".
Từ nước Anh, một phát ngôn viên của Thủ tướng David Cameron nói, "bất cứ quyết định nào được đưa ra cũng sẽ phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học đều vô cùng ghê tởm, không thể chấp nhận được...và quốc tế cần phản ứng với vấn đề này". Vị này nói thêm, quân đội Anh đang lên kế hoạch khẩn cấp chuẩn bị cho hành động quân sự ở Syria.
Từ Pháp, Tổng thống Francois Hollande khẳng định Paris sẵn sàng trừng phạt những thủ phạm tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Damascus hồi tuần trước và sẽ tăng viện trợ quân sự cho phe đối lập Syria. "Pháp sẵn sàng trừng phạt những kẻ dùng khí độc nhằm vào những người vô tội... Tôi đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Liên minh Dân tộc Syria, ông Hollande nói.
Tuyên bố của ông Hollande vô hình trung đã khẳng định chính quyền của ông Assad là đối tượng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ahmet Davutoglu khẳng định nếu có một liên minh quốc tế được lập chống lại chính quyền Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia nhập liên minh cả khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không đồng thuận trong vấn đề này.
Trong khi đó, các nguồn tin tham dự cuộc họp ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các nước phương Tây đã tuyên bố với phe đối lập Syria rằng, hãy chờ đợi một cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng của ông Assad. Một thành viên cấp cao trong Liên minh đối lập của Syria có tên Ahmed Ramadan còn lên tiếng xác nhận rằng, việc mở cuộc tấn công quân sự chống Syria, chỉ còn tính bằng ngày.
Phe đối lập Syria đã thảo luận với "các nước đồng minh" một danh sách các mục tiêu tiềm năng của cuộc tấn công, trong đó bao gồm các sân bay quân sự, các sở chỉ huy và các kho chứa tên lửa. Ngoài ra, danh sách mục tiêu tiềm năng còn bao gồm cả những doanh trại quân đội được sử dụng để phóng tên lửa, cùng một số địa điểm đang được dùng để chứa vũ khí chi viện cho quân đội Syria.
Hãng tin NBC hôm 27/8 dẫn một số nguồn tin cấp cao của Mỹ cho biết, nước này có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Syria, sớm nhất là vào ngày mai (29/8, giờ địa phương). Các nguồn tin này cho biết thêm rằng, "ba ngày" tấn công vào Syria sẽ được giới hạn về phạm vi, và mục đích chính là nhằm gửi một thông điệp đến chế độ của Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad.
Những quan chức này cũng khẳng định với NBC rằng, mọi hành động quân sự sắp tới không nhằm sát hại ông Assad và diễn ra hạn chế, chủ yếu là để phản ứng lại việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Những mục tiêu trong hành động tấn công chớp nhoáng này, sẽ bao gồm những boongke chỉ huy và kiểm soát, sân bay cũng như những đơn vị pháo binh của Syria.
Trước đó, một số hãng tin quốc tế cũng dự đoán, Mỹ và phương Tây sẽ oanh tạc các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria bằng máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay và bằng tên lửa hành trình được phóng đi từ tàu khu trục mang tên lửa ở Địa Trung Hải. Hành động này nhiều khả năng dừng ở việc thiết lập vùng cấm bay, oanh tạc và không kích từ xa, chứ không trực tiếp đưa bộ binh vào Syria.
Không nhằm xác nhận những thông tin được NBC nêu trên, phát biểu trước báo giới cùng ngày (27/8), người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết rằng, "những lựa chọn mà chúng tôi đang cân nhắc không bao gồm việc thay đổi chế độ ở Syria hiện nay". "Các lựa chọn này là nhằm đáp trả lại sự vi phạm rõ ràng những tiêu chuẩn quốc tế về việc cấm sử dụng vũ khí hóa học", ông Carney nói.
Thị trường toàn cầu chao đảo
Những thông tin dày đặc trên về hành động quân sự của Mỹ và phương Tây nhằm vào Syria đang làm ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến trên các thị trường hàng hóa toàn cầu, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thị trường năng lượng và chứng khoán, giữa lúc các giao dịch này đang phải chịu tác động xấu từ nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua đã giảm hơn 1%, trong đó chỉ số S&P 500 lần đầu tiên rơi xuống dưới đường trung bình động trong vòng 100 ngày. Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Âu và châu Á cũng đỏ lửa, nhiều thị trường như Pháp, Đức còn sụt giảm trên 2%. Trên thị trường dầu thô, giá dầu hợp đồng giao sau tại sàn New York và sàn London cùng tăng hơn 3 USD.
Trong một bối cảnh như vậy, vàng một lần nữa trở thành kênh đầu tư an toàn. Giá vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex nhảy vọt 27,10 USD/oz (tương ứng 2%) lên 1.420,20 USD/oz, mức cao nhất kể từ giữa tháng 5. Có thời điểm trong phiên, giá vàng lên tới 1.424 USD/oz. Theo giới phân tích, hiện giá vàng giao sau trên sàn giao dịch quốc tế đang bước vào "thị trường giá lên".
Cũng trên thị trường kim loại quốc tế, giá bạc giao tháng 9 tiến 64 cent, tương ứng với mức tăng 2,7%, lên chốt ngày 27/8 ở giá 24,65 USD/oz, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4, theo số liệu thống kê của FactSet. Giá kim loại đồng giao tháng 9 tăng chưa tới 1 cent, lên 3.33 USD/lb. Giá paladium giao tháng 9 tăng mạnh tới 3,10 USD/oz, tương ứng với mức tăng 0,4%, lên chốt ở 749,15 USD/oz.
Mặc dù Syria chỉ là một quốc gia với lượng dầu sản xuất hạn chế và vai trò kinh tế của nước này cũng không có gì nổi bật. Song nhìn từ góc độ vị trí địa lý, thì một khi Mỹ phương Tây can thiệp quân sự vào đây, sức ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà còn có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác thuộc Trung Đông, nơi vốn được xem là "rốn dầu" của toàn thế giới.
Syria hiện có đường ranh giới khá dài với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon... Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng, cuộc chiến mà Mỹ phát động tại Syria sẽ kéo theo những hành động quân sự khác trên giới tuyến của quốc gia Trung Đông này với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ. Một khi cuộc chiến có tính chất khu vực bùng nổ, vì những ảnh hưởng của nó sẽ phủ bóng lên toàn bộ kinh tế thế giới, vốn dĩ cũng đang vật vờ.
Hiện tại, tin tức về nguy cơ Mỹ và đồng minh phương Tây có hành động quân sự chống Syria đang mỗi lúc một dày đặc hơn. Dường như Syria đã cận kề miệng hố chiến tranh. Một kịch bản Iraq, Kosovo có thể sẽ lặp lại ở quốc gia Trung Đông này. Tuy vậy, theo giới phân tích, các nhà làm luật tại Mỹ và đồng minh phương Tây cần cân nhắc kỹ tới những tác động từ cuộc chiến này.
Miệng hố chiến tranh
Trang Market Watch bình luận, mặc dù tình hình thị trường toàn cầu ngày 27/8 không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến "tương lai" ở Syria, những rõ ràng là, nguy cơ nước ngoài can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này, đang có những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới các thị trường hàng hóa, khi ngày càng có nhiều thông tin về khả năng Mỹ, phương Tây tấn công quân sự vào Syria.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin BBC hôm 27/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng hành động, tấn công Syria, nếu được Tổng thống Barack Obama ra lệnh. Mặc dù vậy, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa đưa ra quyết định ra lệnh tấn công quân sự nhằm vào Chính phủ Syria.
Cũng trong ngày 27/8, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói, Chính phủ Syria rõ ràng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học hồi tuần trước. "Không còn nghi ngờ gì nữa về ai chịu trách nhiệm cho hành động ghê tởm tấn công hóa học ở Syria, đó chính là chế độ Syria. Những ai dùng vũ khí hóa học chống lại những người không có khả năng tự vệ cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi của họ".
Từ nước Anh, một phát ngôn viên của Thủ tướng David Cameron nói, "bất cứ quyết định nào được đưa ra cũng sẽ phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học đều vô cùng ghê tởm, không thể chấp nhận được...và quốc tế cần phản ứng với vấn đề này". Vị này nói thêm, quân đội Anh đang lên kế hoạch khẩn cấp chuẩn bị cho hành động quân sự ở Syria.
Từ Pháp, Tổng thống Francois Hollande khẳng định Paris sẵn sàng trừng phạt những thủ phạm tiến hành cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Damascus hồi tuần trước và sẽ tăng viện trợ quân sự cho phe đối lập Syria. "Pháp sẵn sàng trừng phạt những kẻ dùng khí độc nhằm vào những người vô tội... Tôi đã quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Liên minh Dân tộc Syria, ông Hollande nói.
Tuyên bố của ông Hollande vô hình trung đã khẳng định chính quyền của ông Assad là đối tượng phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công hóa học. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ahmet Davutoglu khẳng định nếu có một liên minh quốc tế được lập chống lại chính quyền Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia nhập liên minh cả khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc không đồng thuận trong vấn đề này.
Trong khi đó, các nguồn tin tham dự cuộc họp ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các nước phương Tây đã tuyên bố với phe đối lập Syria rằng, hãy chờ đợi một cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng của ông Assad. Một thành viên cấp cao trong Liên minh đối lập của Syria có tên Ahmed Ramadan còn lên tiếng xác nhận rằng, việc mở cuộc tấn công quân sự chống Syria, chỉ còn tính bằng ngày.
Phe đối lập Syria đã thảo luận với "các nước đồng minh" một danh sách các mục tiêu tiềm năng của cuộc tấn công, trong đó bao gồm các sân bay quân sự, các sở chỉ huy và các kho chứa tên lửa. Ngoài ra, danh sách mục tiêu tiềm năng còn bao gồm cả những doanh trại quân đội được sử dụng để phóng tên lửa, cùng một số địa điểm đang được dùng để chứa vũ khí chi viện cho quân đội Syria.
Hãng tin NBC hôm 27/8 dẫn một số nguồn tin cấp cao của Mỹ cho biết, nước này có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào Syria, sớm nhất là vào ngày mai (29/8, giờ địa phương). Các nguồn tin này cho biết thêm rằng, "ba ngày" tấn công vào Syria sẽ được giới hạn về phạm vi, và mục đích chính là nhằm gửi một thông điệp đến chế độ của Tổng thống Syria, ông Bashar al-Assad.
Những quan chức này cũng khẳng định với NBC rằng, mọi hành động quân sự sắp tới không nhằm sát hại ông Assad và diễn ra hạn chế, chủ yếu là để phản ứng lại việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Những mục tiêu trong hành động tấn công chớp nhoáng này, sẽ bao gồm những boongke chỉ huy và kiểm soát, sân bay cũng như những đơn vị pháo binh của Syria.
Trước đó, một số hãng tin quốc tế cũng dự đoán, Mỹ và phương Tây sẽ oanh tạc các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria bằng máy bay chiến đấu xuất kích từ tàu sân bay và bằng tên lửa hành trình được phóng đi từ tàu khu trục mang tên lửa ở Địa Trung Hải. Hành động này nhiều khả năng dừng ở việc thiết lập vùng cấm bay, oanh tạc và không kích từ xa, chứ không trực tiếp đưa bộ binh vào Syria.
Không nhằm xác nhận những thông tin được NBC nêu trên, phát biểu trước báo giới cùng ngày (27/8), người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết rằng, "những lựa chọn mà chúng tôi đang cân nhắc không bao gồm việc thay đổi chế độ ở Syria hiện nay". "Các lựa chọn này là nhằm đáp trả lại sự vi phạm rõ ràng những tiêu chuẩn quốc tế về việc cấm sử dụng vũ khí hóa học", ông Carney nói.
Thị trường toàn cầu chao đảo
Những thông tin dày đặc trên về hành động quân sự của Mỹ và phương Tây nhằm vào Syria đang làm ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến trên các thị trường hàng hóa toàn cầu, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là thị trường năng lượng và chứng khoán, giữa lúc các giao dịch này đang phải chịu tác động xấu từ nguy cơ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ rút bỏ dần các biện pháp nới lỏng định lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên hôm qua đã giảm hơn 1%, trong đó chỉ số S&P 500 lần đầu tiên rơi xuống dưới đường trung bình động trong vòng 100 ngày. Đóng cửa trước đó, các sàn chứng khoán châu Âu và châu Á cũng đỏ lửa, nhiều thị trường như Pháp, Đức còn sụt giảm trên 2%. Trên thị trường dầu thô, giá dầu hợp đồng giao sau tại sàn New York và sàn London cùng tăng hơn 3 USD.
Trong một bối cảnh như vậy, vàng một lần nữa trở thành kênh đầu tư an toàn. Giá vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex nhảy vọt 27,10 USD/oz (tương ứng 2%) lên 1.420,20 USD/oz, mức cao nhất kể từ giữa tháng 5. Có thời điểm trong phiên, giá vàng lên tới 1.424 USD/oz. Theo giới phân tích, hiện giá vàng giao sau trên sàn giao dịch quốc tế đang bước vào "thị trường giá lên".
Cũng trên thị trường kim loại quốc tế, giá bạc giao tháng 9 tiến 64 cent, tương ứng với mức tăng 2,7%, lên chốt ngày 27/8 ở giá 24,65 USD/oz, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4, theo số liệu thống kê của FactSet. Giá kim loại đồng giao tháng 9 tăng chưa tới 1 cent, lên 3.33 USD/lb. Giá paladium giao tháng 9 tăng mạnh tới 3,10 USD/oz, tương ứng với mức tăng 0,4%, lên chốt ở 749,15 USD/oz.
Mặc dù Syria chỉ là một quốc gia với lượng dầu sản xuất hạn chế và vai trò kinh tế của nước này cũng không có gì nổi bật. Song nhìn từ góc độ vị trí địa lý, thì một khi Mỹ phương Tây can thiệp quân sự vào đây, sức ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà còn có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác thuộc Trung Đông, nơi vốn được xem là "rốn dầu" của toàn thế giới.
Syria hiện có đường ranh giới khá dài với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon... Nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng, cuộc chiến mà Mỹ phát động tại Syria sẽ kéo theo những hành động quân sự khác trên giới tuyến của quốc gia Trung Đông này với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ. Một khi cuộc chiến có tính chất khu vực bùng nổ, vì những ảnh hưởng của nó sẽ phủ bóng lên toàn bộ kinh tế thế giới, vốn dĩ cũng đang vật vờ.
Hiện tại, tin tức về nguy cơ Mỹ và đồng minh phương Tây có hành động quân sự chống Syria đang mỗi lúc một dày đặc hơn. Dường như Syria đã cận kề miệng hố chiến tranh. Một kịch bản Iraq, Kosovo có thể sẽ lặp lại ở quốc gia Trung Đông này. Tuy vậy, theo giới phân tích, các nhà làm luật tại Mỹ và đồng minh phương Tây cần cân nhắc kỹ tới những tác động từ cuộc chiến này.