Thị trường xuống, càng cần “khám bệnh” doanh nghiệp niêm yết
Nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến những thông tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng
Nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến những thông tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng.
TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng việc xếp hạng này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trao đổi với VnEconomy, ông Thông nói:
- Thị trường có lúc lên, khi xuống, nhưng quan trọng nhất vẫn là “sức khỏe” của các doanh nghiệp trên sàn giao dịch. Chính vì thế, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra những thông tin về các doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác thị trường và doanh nghiệp niêm yết.
Với các xếp hạng của chúng tôi, hy vọng thông tin công khai, minh bạch sẽ đến với các nhà đầu tư.
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ bao gồm những đánh giá nào, thưa ông?
Những công bố này bao gồm các thông tin tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu và chỉ số tài chính chủ yếu, xếp hạng tín dụng và so sánh với đánh giá xếp hạng của các năm về trước.
Thông tin tài chính sẽ cho biết tổng tài sản có, tài sản nợ, doanh thu… Chỉ số tài chính sẽ đánh giá các chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức…
Chính vì thế, thông tin về tăng trưởng, về chất lượng tín dụng, thay đổi xếp hạng… của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ.
Trong tình hình hiện nay, những nhóm doanh nghiệp nào nên được “khám sức khỏe”?
Liên quan đến tín dụng, những nhóm doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với hệ thống ngân hàng được chúng tôi đánh giá thường niên, bao gồm các doanh nghiệp dệt may, da giày. Thị trường chứng khoán rất cần thông tin minh bạch, chúng tôi cũng xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết.
Trong năm 2008, ngoài các nhóm doanh nghiệp xếp hạng kể trên, chúng tôi sẽ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngành thủy sản và doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC.
Các doanh nghiệp thuộc SCIC sẽ tiếp tục được cổ phần hóa và tham gia vào thị trường chứng khoán trong tương lai, nên chúng tôi xét thấy cũng cần thiết phải đánh giá các doanh nghiệp này để những tổ chức, cá nhân quan tâm có thông tin.
Ông có cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nhiều nhà đầu tư không còn quan tâm nhiều đến thông tin thị trường?
Tôi không cho là vậy. Những lúc thị trường như thế này thì càng cần phải “khám bệnh” cho doanh nghiệp niêm yết. Tôi cho là các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến các phân tích về tình hình tài chính doanh nghiệp mà mình đầu tư hoặc dự định đầu tư.
Thị trường đi xuống thì phải hiểu rõ đâu là nguyên nhân? Nếu doanh nghiệp “sức khỏe” kém thì là đúng quy luật thị trường. Và khi tìm được nguyên nhân, giải quyết được khúc mắc, thị trường có thể lại “khỏe” trở lại.
Ngoài ra, không chỉ nhà đầu tư chứng khoán mà nhiều tổ chức khác cũng có cơ sở để đánh giá doanh nghiệp thông qua các sản phẩm của chúng tôi. Họ có thể nắm được nhiều thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính để quyết định doanh nghiệp nào đủ điều kiện cổ phần, doanh nghiệp nào có thể tăng vốn thông qua phát hành chứng khoán, doanh nghiệp nào có đủ điều kiện lên sàn…
Các tổ chức tín dụng, thông qua phân tích chỉ số tín dụng của chúng tôi, có thể quyết định xem nên tiếp tục cho vay hay giãn vốn đối với doanh nghiệp và bản thân các doanh nghiệp cũng tự xếp hạng qua dịch vụ của CIC.
Ông có thể tiết lộ thông tin đánh giá bước đầu các doanh nghiệp niêm yết?
Khi chưa có kết quả cụ thể, chúng tôi không thể công bố. Theo kế hoạch dự kiến, trong đợt này chúng tôi sẽ đánh giá, xếp hạng 291 doanh nghiệp trên cả hai sàn, trong đó 154 tại HOSE và 137 tại HASTC. Với số liệu đầu vào, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá, phân tích các con số của năm 2007 và quý I/2008, có chốt số liệu đến 30/6.
Đối tác của chúng tôi lần này vẫn là Tổ chức Dun & Bradstreet, một cơ quan phân tích thông tin uy tín của Mỹ.
Xếp hạng doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ được công bố vào tháng 7 năm nay.
TS. Đào Quang Thông, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng việc xếp hạng này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trao đổi với VnEconomy, ông Thông nói:
- Thị trường có lúc lên, khi xuống, nhưng quan trọng nhất vẫn là “sức khỏe” của các doanh nghiệp trên sàn giao dịch. Chính vì thế, chúng tôi luôn cố gắng đưa ra những thông tin về các doanh nghiệp để nhà đầu tư có thể đánh giá chính xác thị trường và doanh nghiệp niêm yết.
Với các xếp hạng của chúng tôi, hy vọng thông tin công khai, minh bạch sẽ đến với các nhà đầu tư.
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ bao gồm những đánh giá nào, thưa ông?
Những công bố này bao gồm các thông tin tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu và chỉ số tài chính chủ yếu, xếp hạng tín dụng và so sánh với đánh giá xếp hạng của các năm về trước.
Thông tin tài chính sẽ cho biết tổng tài sản có, tài sản nợ, doanh thu… Chỉ số tài chính sẽ đánh giá các chỉ tiêu thanh khoản, hiệu quả hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức…
Chính vì thế, thông tin về tăng trưởng, về chất lượng tín dụng, thay đổi xếp hạng… của doanh nghiệp sẽ được thể hiện rõ.
Trong tình hình hiện nay, những nhóm doanh nghiệp nào nên được “khám sức khỏe”?
Liên quan đến tín dụng, những nhóm doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với hệ thống ngân hàng được chúng tôi đánh giá thường niên, bao gồm các doanh nghiệp dệt may, da giày. Thị trường chứng khoán rất cần thông tin minh bạch, chúng tôi cũng xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết.
Trong năm 2008, ngoài các nhóm doanh nghiệp xếp hạng kể trên, chúng tôi sẽ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngành thủy sản và doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC.
Các doanh nghiệp thuộc SCIC sẽ tiếp tục được cổ phần hóa và tham gia vào thị trường chứng khoán trong tương lai, nên chúng tôi xét thấy cũng cần thiết phải đánh giá các doanh nghiệp này để những tổ chức, cá nhân quan tâm có thông tin.
Ông có cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nhiều nhà đầu tư không còn quan tâm nhiều đến thông tin thị trường?
Tôi không cho là vậy. Những lúc thị trường như thế này thì càng cần phải “khám bệnh” cho doanh nghiệp niêm yết. Tôi cho là các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến các phân tích về tình hình tài chính doanh nghiệp mà mình đầu tư hoặc dự định đầu tư.
Thị trường đi xuống thì phải hiểu rõ đâu là nguyên nhân? Nếu doanh nghiệp “sức khỏe” kém thì là đúng quy luật thị trường. Và khi tìm được nguyên nhân, giải quyết được khúc mắc, thị trường có thể lại “khỏe” trở lại.
Ngoài ra, không chỉ nhà đầu tư chứng khoán mà nhiều tổ chức khác cũng có cơ sở để đánh giá doanh nghiệp thông qua các sản phẩm của chúng tôi. Họ có thể nắm được nhiều thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính để quyết định doanh nghiệp nào đủ điều kiện cổ phần, doanh nghiệp nào có thể tăng vốn thông qua phát hành chứng khoán, doanh nghiệp nào có đủ điều kiện lên sàn…
Các tổ chức tín dụng, thông qua phân tích chỉ số tín dụng của chúng tôi, có thể quyết định xem nên tiếp tục cho vay hay giãn vốn đối với doanh nghiệp và bản thân các doanh nghiệp cũng tự xếp hạng qua dịch vụ của CIC.
Ông có thể tiết lộ thông tin đánh giá bước đầu các doanh nghiệp niêm yết?
Khi chưa có kết quả cụ thể, chúng tôi không thể công bố. Theo kế hoạch dự kiến, trong đợt này chúng tôi sẽ đánh giá, xếp hạng 291 doanh nghiệp trên cả hai sàn, trong đó 154 tại HOSE và 137 tại HASTC. Với số liệu đầu vào, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá, phân tích các con số của năm 2007 và quý I/2008, có chốt số liệu đến 30/6.
Đối tác của chúng tôi lần này vẫn là Tổ chức Dun & Bradstreet, một cơ quan phân tích thông tin uy tín của Mỹ.
Xếp hạng doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ được công bố vào tháng 7 năm nay.