Thiếu điện không nghiêm trọng như dự báo
Cục Điều tiết điện lực khẳng định, cung ứng điện 6 tháng cuối năm sẽ được đảm bảo với nhiều yếu tố thuận lợi
Đầu năm 2011, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa ra dự báo về khả năng thiếu điện nghiêm trọng, nhất là vào các tháng mùa khô. Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm điều lo ngại trên đã không xảy ra.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng phụ tải của cả năm 2011 là 17,63%, đặc biệt nhu cầu đặc biệt nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3% nên sản lượng điện thiếu hụt so với nhu cầu trong năm 2011 sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2010 ước vào khoảng 3-4 tỷ kWh (năm 2010 cả nước thiếu 1 tỷ kWh).
Nguyên nhân là do tình hình khô cạn năm 2010 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tích nước các hồ thuỷ điện, mức nước tại hầu hết các hồ chứa thuỷ điện, nhất là các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đều thấp hơn nhiều so với yêu cầu, dẫn đến tổng lượng nước thiếu hụt vào khoảng 13 tỷ m3 tương đương với sản lượng điện thiếu hụt khoảng 3 tỷ kWh.
Đó là chưa tính đến các sự cố có thể xảy ra do một số nhà máy điện phải khai thác liên tục trong thời gian dài, thời hạn sửa chữa, bảo dưỡng đã vượt quá mức cho phép và việc một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động năm 2010 chưa vận hành ổn định thì sản lượng điện thiếu hụt chắc chắn sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm 2011, tình hình thiếu điện không nghiêm trọng như dự báo. Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống điện 6 tháng đầu năm đã được thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội và phát triển kinh tế năm 2011.
Trong 6 tháng qua, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 52,4 tỷ kWh, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm 2010.
Đạt được kết quả trên là do nhu cầu điện từ đầu năm đến nay có tăng nhưng đạt mức thấp hơn so với dự kiến đầu năm của EVN. Đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện; công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện đã được đẩy mạnh thực hiện trong phạm vi cả nước đã góp phần thay đổi ý thức tiết kiệm điện của người dân.
Cùng với đó, đã xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi so với dự kiến đầu năm, đó là: thủy văn các hồ thủy điện diễn biến khả quan hơn so với dự kiến đầu năm, tổng lượng nước về các hồ thuỷ điện trong 6 tháng đầu năm 2011 cao hơn dự kiến khoảng 12,86 tỷ m3; các nguồn điện mới vào vận hành đúng tiến độ như: tổ máy 1, 2 thủy điện Sơn La, nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, tổ máy 1, 2 tuabin khí Nhơn Trạch 2, tổ máy 2 thủy điện Đồng Nai, thủy điện An Khê-Kanak... đã bổ sung đáng kể nguồn cung cấp điện; các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc đã vận hành ổn định hơn.
Với các điều kiện thuận lợi đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục được duy trì, Cục Điều tiết điện lực khẳng định, cung ứng điện 6 tháng cuối năm sẽ được đảm bảo với nhiều yếu tố thuận lợi như: các hồ chứa thủy điện chuyển sang giai đoạn mùa lũ sẽ nâng cao khả năng phát điện của các nhà máy thủy điện. Các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc là Cẩm Phả, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn Động sau khi được khắc phục các khiếm khuyết kỹ thuật đã vận hành ổn định hơn. Các nguồn điện mới dự kiến vào vận hành đúng tiến độ với tổng công suất trên 2.000MW sẽ bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, nhập khẩu điện dự kiến vẫn duy trì ở mức cao.
Để đảm bảo cung ứng điện trong 6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương yêu cầu EVN bố trí kế hoạch hợp lý và rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc ngừng vận hành các tổ máy. Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí, kể cả các nguồn điện chạy dầu FO, DO (nếu cần) để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, Bộ cũng yêu cầu EVN và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chuyển đổi chạy dầu các tổ máy tua bin khí của cụm nhà máy Phú Mỹ-Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau trong trường hợp thiếu khí Nam Côn Sơn và PM3.
Mặt khác, EVN cần nhanh chóng triển khai thực hiện Quy trình vận hành liên hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ năm 2011 theo Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, xây dựng phương án vận hành tối ưu các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam, đảm bảo nguyên tắc vừa chống lũ an toàn, vừa nâng cao hiệu ích phát điện trong năm 2011 và chuẩn bị cho mùa khô năm 2012.
Bộ Công Thương cũng đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các tổng công ty điện lực, công ty điện lực tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả theo Chỉ thị số 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, để phòng ngừa các diễn biến quá bất thường xảy ra phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện do vận hành liên tục trong những năm vừa qua. Cùng với đó, thúc đẩy việc triển khai xây dựng các dự án, đẩy nhanh việc đưa vào khai thác và vận hành ổn định các nguồn điện mới theo đúng kế hoạch.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng phụ tải của cả năm 2011 là 17,63%, đặc biệt nhu cầu đặc biệt nhu cầu điện trong mùa khô dự kiến tăng 18,3% nên sản lượng điện thiếu hụt so với nhu cầu trong năm 2011 sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2010 ước vào khoảng 3-4 tỷ kWh (năm 2010 cả nước thiếu 1 tỷ kWh).
Nguyên nhân là do tình hình khô cạn năm 2010 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tích nước các hồ thuỷ điện, mức nước tại hầu hết các hồ chứa thuỷ điện, nhất là các hồ thủy điện lớn ở miền Bắc đều thấp hơn nhiều so với yêu cầu, dẫn đến tổng lượng nước thiếu hụt vào khoảng 13 tỷ m3 tương đương với sản lượng điện thiếu hụt khoảng 3 tỷ kWh.
Đó là chưa tính đến các sự cố có thể xảy ra do một số nhà máy điện phải khai thác liên tục trong thời gian dài, thời hạn sửa chữa, bảo dưỡng đã vượt quá mức cho phép và việc một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào hoạt động năm 2010 chưa vận hành ổn định thì sản lượng điện thiếu hụt chắc chắn sẽ lớn hơn.
Tuy nhiên, qua 6 tháng đầu năm 2011, tình hình thiếu điện không nghiêm trọng như dự báo. Theo đánh giá của Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tình hình sản xuất và cung ứng điện toàn hệ thống điện 6 tháng đầu năm đã được thực hiện tốt, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về an sinh xã hội và phát triển kinh tế năm 2011.
Trong 6 tháng qua, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 52,4 tỷ kWh, tăng 10,42% so với cùng kỳ năm 2010.
Đạt được kết quả trên là do nhu cầu điện từ đầu năm đến nay có tăng nhưng đạt mức thấp hơn so với dự kiến đầu năm của EVN. Đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện; công tác tuyên truyền và thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện đã được đẩy mạnh thực hiện trong phạm vi cả nước đã góp phần thay đổi ý thức tiết kiệm điện của người dân.
Cùng với đó, đã xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi so với dự kiến đầu năm, đó là: thủy văn các hồ thủy điện diễn biến khả quan hơn so với dự kiến đầu năm, tổng lượng nước về các hồ thuỷ điện trong 6 tháng đầu năm 2011 cao hơn dự kiến khoảng 12,86 tỷ m3; các nguồn điện mới vào vận hành đúng tiến độ như: tổ máy 1, 2 thủy điện Sơn La, nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2, tổ máy 1, 2 tuabin khí Nhơn Trạch 2, tổ máy 2 thủy điện Đồng Nai, thủy điện An Khê-Kanak... đã bổ sung đáng kể nguồn cung cấp điện; các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc đã vận hành ổn định hơn.
Với các điều kiện thuận lợi đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm vẫn tiếp tục được duy trì, Cục Điều tiết điện lực khẳng định, cung ứng điện 6 tháng cuối năm sẽ được đảm bảo với nhiều yếu tố thuận lợi như: các hồ chứa thủy điện chuyển sang giai đoạn mùa lũ sẽ nâng cao khả năng phát điện của các nhà máy thủy điện. Các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc là Cẩm Phả, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn Động sau khi được khắc phục các khiếm khuyết kỹ thuật đã vận hành ổn định hơn. Các nguồn điện mới dự kiến vào vận hành đúng tiến độ với tổng công suất trên 2.000MW sẽ bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện quốc gia. Đồng thời, nhập khẩu điện dự kiến vẫn duy trì ở mức cao.
Để đảm bảo cung ứng điện trong 6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương yêu cầu EVN bố trí kế hoạch hợp lý và rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc ngừng vận hành các tổ máy. Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn nhiệt điện than, nhiệt điện khí, kể cả các nguồn điện chạy dầu FO, DO (nếu cần) để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, Bộ cũng yêu cầu EVN và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chuyển đổi chạy dầu các tổ máy tua bin khí của cụm nhà máy Phú Mỹ-Bà Rịa, Nhơn Trạch, Cà Mau trong trường hợp thiếu khí Nam Côn Sơn và PM3.
Mặt khác, EVN cần nhanh chóng triển khai thực hiện Quy trình vận hành liên hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ năm 2011 theo Quyết định số 859/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, xây dựng phương án vận hành tối ưu các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam, đảm bảo nguyên tắc vừa chống lũ an toàn, vừa nâng cao hiệu ích phát điện trong năm 2011 và chuẩn bị cho mùa khô năm 2012.
Bộ Công Thương cũng đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp với các tổng công ty điện lực, công ty điện lực tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả theo Chỉ thị số 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, để phòng ngừa các diễn biến quá bất thường xảy ra phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy nhiệt điện do vận hành liên tục trong những năm vừa qua. Cùng với đó, thúc đẩy việc triển khai xây dựng các dự án, đẩy nhanh việc đưa vào khai thác và vận hành ổn định các nguồn điện mới theo đúng kế hoạch.