“Thỏa thuận giảm sản lượng OPEC không giúp ích giá dầu”
Một số ngân hàng lớn giữ nguyên dự báo giá dầu sau khi OPEC đạt thỏa thuận về cắt giảm sản lượng
Thỏa thuận của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) về cắt giảm sản lượng có thể hỗ trợ cho giá dầu trong ngắn hạn, nhưng thỏa thuận này không đủ sức để tạo ra sự thay đổi đáng kể trong triển vọng nguồn cung dầu toàn cầu.
Theo hãng tin CNBC, đây là nhận định mà ngân hàng Goldman Sachs đưa ra sau khi OPEC đạt thỏa thuận vào ngày 28/9.
Báo cáo của ngân hàng này giữ nguyên dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) ở mức 43 USD/thùng vào cuối năm nay và 53 USD/thùng vào cuối năm 2017. Cách đây ít hôm, Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ vào cuối năm nay từ mức 50 USD/thùng về 43 USD/thùng.
“Nếu việc cắt giảm sản lượng như nêu trong thỏa thuận được thực thi nghiêm ngặt và có tác dụng hỗ trợ cho giá dầu, thì chúng tôi cho rằng sự hỗ trợ đó sẽ mất đi trong trung hạn bởi hoạt động khoan tìm dầu sẽ gia tăng trên khắp thế giới”, Goldman Sachs nhận định.
Trong cuộc họp ở Algeria ngày 28/9, các nước thành viên OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008. Theo đó, các thành viên OPEC sẽ hạn chế sản lượng chung toàn khối trong khoảng 32,5-33 triệu thùng/ngày, giảm từ mức 33,2 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Ngoài ra, hầu như không có chi tiết nào khác của thỏa thuận được công bố.
Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 5% sau khi thông tin về thỏa thuận được công bố, với giá dầu ngọt nhẹ lên gần 47 USD/thùng. Giới phân tích cho rằng nếu OPEC không đạt thỏa thuận, giá dầu ngọt nhẹ có thể đã sụt về 40 USD/thùng hoặc thấp hơn.
Theo ước tính của Goldman Sachs, thỏa thuận của OPEC sẽ khiến sản lượng trung bình của khối này thấp hơn trung bình từ 480.000-980.000 thùng/ngày so với dự báo mà ngân hàng này đưa ra về sản lượng của OPEC trong năm 2017.
“Nếu được thực thi nghiêm túc trong nửa đầu năm 2017, thì mức hạn ngạch vừa công bố có thể giúp giá dầu tăng từ 7-10 USD/thùng”, Goldman Sachs dự báo.
Nhưng các nhà phân tích của Goldman Sachs cũng nói thêm rằng OPEC có một “lịch sử tồi” về tuân thủ hạn ngạch sản lượng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu không yếu.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng rủi ro “nghiêng về tăng sản lượng” dầu sẽ nằm ở các quốc gia không chịu tác động của thỏa thuận hạn ngạch. Chẳng hạn Libya và Iraq hiện đã sản xuất nhiều hơn 180.000 thùng dầu/ngày so với dự báo của Goldman Sachs.
Cũng với quan điểm tương tự như Goldman Sachs, ngân hàng Societe Generale không cho rằng thỏa thuận của OPEC sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng giá dầu. Ngân hàng này giữ nguyên dự báo giá dầu Brent ở mức 50 USD/thùng vào quý 4 năm nay và 60 USD/thùng vào quý 4/2017, còn giá dầu ngọt nhẹ thấp hơn khoảng 1,5 USD/thùng so với giá dầu Brent.
Theo hãng tin CNBC, đây là nhận định mà ngân hàng Goldman Sachs đưa ra sau khi OPEC đạt thỏa thuận vào ngày 28/9.
Báo cáo của ngân hàng này giữ nguyên dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) ở mức 43 USD/thùng vào cuối năm nay và 53 USD/thùng vào cuối năm 2017. Cách đây ít hôm, Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ vào cuối năm nay từ mức 50 USD/thùng về 43 USD/thùng.
“Nếu việc cắt giảm sản lượng như nêu trong thỏa thuận được thực thi nghiêm ngặt và có tác dụng hỗ trợ cho giá dầu, thì chúng tôi cho rằng sự hỗ trợ đó sẽ mất đi trong trung hạn bởi hoạt động khoan tìm dầu sẽ gia tăng trên khắp thế giới”, Goldman Sachs nhận định.
Trong cuộc họp ở Algeria ngày 28/9, các nước thành viên OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ năm 2008. Theo đó, các thành viên OPEC sẽ hạn chế sản lượng chung toàn khối trong khoảng 32,5-33 triệu thùng/ngày, giảm từ mức 33,2 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Ngoài ra, hầu như không có chi tiết nào khác của thỏa thuận được công bố.
Giá dầu thế giới đã tăng khoảng 5% sau khi thông tin về thỏa thuận được công bố, với giá dầu ngọt nhẹ lên gần 47 USD/thùng. Giới phân tích cho rằng nếu OPEC không đạt thỏa thuận, giá dầu ngọt nhẹ có thể đã sụt về 40 USD/thùng hoặc thấp hơn.
Theo ước tính của Goldman Sachs, thỏa thuận của OPEC sẽ khiến sản lượng trung bình của khối này thấp hơn trung bình từ 480.000-980.000 thùng/ngày so với dự báo mà ngân hàng này đưa ra về sản lượng của OPEC trong năm 2017.
“Nếu được thực thi nghiêm túc trong nửa đầu năm 2017, thì mức hạn ngạch vừa công bố có thể giúp giá dầu tăng từ 7-10 USD/thùng”, Goldman Sachs dự báo.
Nhưng các nhà phân tích của Goldman Sachs cũng nói thêm rằng OPEC có một “lịch sử tồi” về tuân thủ hạn ngạch sản lượng, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu không yếu.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng rủi ro “nghiêng về tăng sản lượng” dầu sẽ nằm ở các quốc gia không chịu tác động của thỏa thuận hạn ngạch. Chẳng hạn Libya và Iraq hiện đã sản xuất nhiều hơn 180.000 thùng dầu/ngày so với dự báo của Goldman Sachs.
Cũng với quan điểm tương tự như Goldman Sachs, ngân hàng Societe Generale không cho rằng thỏa thuận của OPEC sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến triển vọng giá dầu. Ngân hàng này giữ nguyên dự báo giá dầu Brent ở mức 50 USD/thùng vào quý 4 năm nay và 60 USD/thùng vào quý 4/2017, còn giá dầu ngọt nhẹ thấp hơn khoảng 1,5 USD/thùng so với giá dầu Brent.