Thống đốc “vi hành” 33 tỉnh thành trong 10 tháng
Liên tục đi địa phương, song Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vẫn nhận được khuyến nghị nên “vi hành”
Hai tuần sau khi có các ý kiến từ đại biểu Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt có văn bản trả lời cụ thể.
Văn bản trả lời Ngân hàng Nhà nước vừa công bố có nêu ý kiến của đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội): “Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sắp xếp thời gian đi vi hành ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh, kể cả vùng núi, đến các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ… để nắm bắt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp”.
Trước đề nghị này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, đặc biệt là hai năm trở lại đây, nền kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Quốc hội, Chính phủ đánh giá là điểm sáng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Và để đưa ra được các giải pháp chính sách phù hợp với thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều đoàn công tác do Thống đốc và các lãnh đạo khác làm trưởng đoàn, trực tiếp đến làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành phố, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan của địa phương, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản phẩm tồn kho của các lĩnh vực (nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ), xử lý, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Riêng trong 10 tháng đầu năm 2013, Thống đốc và ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã đến 33 tỉnh, thành phố; trong đó ưu tiên lựa chọn các tỉnh kinh tế khó khăn, miền núi, miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và những tỉnh, thành phố có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri để đến làm việc.
“Trong các đợt công tác địa phương, bên cạnh việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xuyên chịu nhiều thiên tai và đặc biệt quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn” văn bản trả lời của Ngân hàng Nhà nước nói thêm.
Cụ thể, trên cơ sở khảo sát thực tế, đến từng địa bàn để nắm tình hình, tính riêng năm 2013, toàn ngành ngân hàng đã cam kết tài trợ an sinh xã hội cho 63 tỉnh, thành phố với tổng số tiền lên tới 1.282 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà cho người nghèo, người có công với cách mạng, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai...
Ngoài ra, với mạng lưới 63 chi nhánh đặt tại 63 tỉnh, thành phố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giám đốc các chi nhánh, với tư cách là đại diện của Thống đốc ở địa phương, cùng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành chủ trì, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, định kỳ giao ban với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn.
Cũng theo văn bản trả lời trên, thời gian vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo toàn hệ thống tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với đoàn đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, qua đó góp phần quan trọng triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tham gia trực tiếp tất cả các đợt tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, chủ động giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Trong hai kỳ họp của năm 2013 (kỳ 5 và kỳ 6) Quốc hội khóa 13, Ngân hàng Nhà nước đã tổng hợp được 92 kiến nghị cử tri. Và Ngân hàng Nhà nước khẳng định là một trong những bộ, ngành trả lời sớm nhất, kịp thời nhất; những giải đáp của ngành ngân hàng được đánh giá là xác đáng, cụ thể, đáp ứng yêu cầu của cử tri và đại biểu Quốc hội.
Văn bản trả lời Ngân hàng Nhà nước vừa công bố có nêu ý kiến của đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội): “Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sắp xếp thời gian đi vi hành ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hẻo lánh, kể cả vùng núi, đến các làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ… để nắm bắt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp”.
Trước đề nghị này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian qua, đặc biệt là hai năm trở lại đây, nền kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được Quốc hội, Chính phủ đánh giá là điểm sáng trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Và để đưa ra được các giải pháp chính sách phù hợp với thực tiễn, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức nhiều đoàn công tác do Thống đốc và các lãnh đạo khác làm trưởng đoàn, trực tiếp đến làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành phố, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan của địa phương, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản phẩm tồn kho của các lĩnh vực (nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ), xử lý, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn ngân hàng.
Riêng trong 10 tháng đầu năm 2013, Thống đốc và ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã đến 33 tỉnh, thành phố; trong đó ưu tiên lựa chọn các tỉnh kinh tế khó khăn, miền núi, miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và những tỉnh, thành phố có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri để đến làm việc.
“Trong các đợt công tác địa phương, bên cạnh việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng rất chú trọng đến công tác an sinh xã hội, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xuyên chịu nhiều thiên tai và đặc biệt quan tâm đến người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn” văn bản trả lời của Ngân hàng Nhà nước nói thêm.
Cụ thể, trên cơ sở khảo sát thực tế, đến từng địa bàn để nắm tình hình, tính riêng năm 2013, toàn ngành ngân hàng đã cam kết tài trợ an sinh xã hội cho 63 tỉnh, thành phố với tổng số tiền lên tới 1.282 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà cho người nghèo, người có công với cách mạng, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai...
Ngoài ra, với mạng lưới 63 chi nhánh đặt tại 63 tỉnh, thành phố, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo giám đốc các chi nhánh, với tư cách là đại diện của Thống đốc ở địa phương, cùng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành chủ trì, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, định kỳ giao ban với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề để giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn.
Cũng theo văn bản trả lời trên, thời gian vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo toàn hệ thống tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với đoàn đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, qua đó góp phần quan trọng triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố tham gia trực tiếp tất cả các đợt tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, chủ động giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Trong hai kỳ họp của năm 2013 (kỳ 5 và kỳ 6) Quốc hội khóa 13, Ngân hàng Nhà nước đã tổng hợp được 92 kiến nghị cử tri. Và Ngân hàng Nhà nước khẳng định là một trong những bộ, ngành trả lời sớm nhất, kịp thời nhất; những giải đáp của ngành ngân hàng được đánh giá là xác đáng, cụ thể, đáp ứng yêu cầu của cử tri và đại biểu Quốc hội.