Thủ hiến Scotland tuyên bố sẽ từ chức
Việc Scotland tiếp tục ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh đã nhận được sự hoan nghênh của nhiều quốc gia trên thế giới
Theo hãng tin AFP, nhà lãnh đạo ủng hộ Scotland độc lập, ông Alex Salmond, hôm 19/9 tuyên bố sẽ từ chức, sau thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về việc tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh.
Bất chấp những nỗ lực tới phút cuối cùng của nhóm chủ trương một đất nước Scotland độc lập, các cử tri nói "không" với kế hoạch chia tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh vẫn giành được 55,30% số phiếu, vượt xa con số 44,7% số phiếu của các cử tri ủng hộ. Theo đó, Scotland tiếp tục ở lại trong khối Liên hiệp Anh.
Thủ hiến Scotland Alex Salmond đã thừa nhận thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý và nói sẽ rời bỏ chức vụ hiện nay, cũng như vị trí lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland (SNP), tại hội nghị của đảng này vào tháng 11 tới.
Theo AFP, ông Alex Salmond nhậm chức lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland vào năm 1990 và tại vị trong suốt 10 năm, trước khi rời vị trí sau thất bại đầu tiên của đảng này trong cuộc bầu cử đầu tiên ở nghị viện Scotland. Ông Salmond trở lại 4 năm sau đó và tiếp tục lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland thêm một thập niên.
"Giờ đây đối với tôi, đó là quyết định ai sẽ là người thay thế tốt nhất để tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Tôi cho rằng trong tình huống hiện nay, lãnh đạo mới sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho đảng Dân tộc Scotland, Nghị viện và đất nước", ông Salmond tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Edinburgh, thủ phủ của Scotland.
Tuy nhiên, ông Salmond cũng nói rằng, chiến dịch vận động Scotland độc lập sẽ tiếp tục. Ông Salmond hoan nghênh cử tri Scotland đã thể hiện trách nhiệm của mình qua tỉ lệ đi bỏ phiếu đạt tới 86% số cử tri đăng ký.
Cũng trong ngày 19/9, Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi cải cách sâu rộng hiến pháp của Liên hiệp Anh, trong đó cam kết dành nhiều quyền hơn cho các nghị sỹ xứ England trong các vấn đề của xứ này.
Thủ tướng Anh tuyên bố rằng, "nguyện vọng đã được quyết định của người Scotland" là ở lại Liên hiệp Anh và ông sẽ tôn trọng đầy đủ cam kết dành quyền lực mới về thuế và phúc lợi xã hội cho nghị viện Scotland.
Tuy nhiên, ông nói rằng quyền lực mới cho Scotland sẽ phải đi kèm với cải cách sâu rộng bộ máy hiến pháp trên toàn lãnh thổ, bao gồm thỏa thuận trao thêm quyền cho các nghị sỹ England trong những vấn đề riêng của xứ này. Ngoài ra, Westminster cũng sẽ phân bổ quyền lực và tài chính nhiều hơn cho các thành phố lớn.
Việc đa số cử tri Scotland quyết định tiếp tục ở lại Liên hiệp Anh cũng được chào đón ở nhiều thể chế và thành viên Liên minh châu Âu. Phát biểu trên một đài phát thanh của Đức hôm 19/9, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết ông cảm thấy nhẹ nhõm về kết quả trưng cầu ý dân về độc lập của Scotland.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso thì lên tiếng đánh giá cao lựa chọn "đúng đắn" của cử tri Scotland trong việc duy trì tính thống nhất cho Vương quốc Anh Ông nhấn mạnh rằng kết quả trưng cầu này đặc biệt có ý nghĩa và giúp thúc đẩy một Liên minh châu Âu (EU) đoàn kết, cởi mở và phát triển mạnh mẽ hơn.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng hoan nghênh tuyên bố của Thủ tướng Anh David Cameron về việc Vương quốc Anh vẫn là một quốc gia thống nhất sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/9 ở Scotland.
Trong khi, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, "chúng tôi luôn tôn trọng tổ chức trưng cầu tại Scotland và giờ đây là tôn trọng kết quả. Tôi đã không có bất cứ can thiệp nào, kể cả đưa ra lời khuyên với cử tri trước bỏ phiếu. Lúc này tôi chỉ có thể nói tôi tôn trọng kết quả trưng cầu và tôi nói điều này với một nụ cười".
Bất chấp những nỗ lực tới phút cuối cùng của nhóm chủ trương một đất nước Scotland độc lập, các cử tri nói "không" với kế hoạch chia tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh vẫn giành được 55,30% số phiếu, vượt xa con số 44,7% số phiếu của các cử tri ủng hộ. Theo đó, Scotland tiếp tục ở lại trong khối Liên hiệp Anh.
Thủ hiến Scotland Alex Salmond đã thừa nhận thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý và nói sẽ rời bỏ chức vụ hiện nay, cũng như vị trí lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland (SNP), tại hội nghị của đảng này vào tháng 11 tới.
Theo AFP, ông Alex Salmond nhậm chức lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland vào năm 1990 và tại vị trong suốt 10 năm, trước khi rời vị trí sau thất bại đầu tiên của đảng này trong cuộc bầu cử đầu tiên ở nghị viện Scotland. Ông Salmond trở lại 4 năm sau đó và tiếp tục lãnh đạo đảng Dân tộc Scotland thêm một thập niên.
"Giờ đây đối với tôi, đó là quyết định ai sẽ là người thay thế tốt nhất để tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. Tôi cho rằng trong tình huống hiện nay, lãnh đạo mới sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho đảng Dân tộc Scotland, Nghị viện và đất nước", ông Salmond tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Edinburgh, thủ phủ của Scotland.
Tuy nhiên, ông Salmond cũng nói rằng, chiến dịch vận động Scotland độc lập sẽ tiếp tục. Ông Salmond hoan nghênh cử tri Scotland đã thể hiện trách nhiệm của mình qua tỉ lệ đi bỏ phiếu đạt tới 86% số cử tri đăng ký.
Cũng trong ngày 19/9, Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi cải cách sâu rộng hiến pháp của Liên hiệp Anh, trong đó cam kết dành nhiều quyền hơn cho các nghị sỹ xứ England trong các vấn đề của xứ này.
Thủ tướng Anh tuyên bố rằng, "nguyện vọng đã được quyết định của người Scotland" là ở lại Liên hiệp Anh và ông sẽ tôn trọng đầy đủ cam kết dành quyền lực mới về thuế và phúc lợi xã hội cho nghị viện Scotland.
Tuy nhiên, ông nói rằng quyền lực mới cho Scotland sẽ phải đi kèm với cải cách sâu rộng bộ máy hiến pháp trên toàn lãnh thổ, bao gồm thỏa thuận trao thêm quyền cho các nghị sỹ England trong những vấn đề riêng của xứ này. Ngoài ra, Westminster cũng sẽ phân bổ quyền lực và tài chính nhiều hơn cho các thành phố lớn.
Việc đa số cử tri Scotland quyết định tiếp tục ở lại Liên hiệp Anh cũng được chào đón ở nhiều thể chế và thành viên Liên minh châu Âu. Phát biểu trên một đài phát thanh của Đức hôm 19/9, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho biết ông cảm thấy nhẹ nhõm về kết quả trưng cầu ý dân về độc lập của Scotland.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso thì lên tiếng đánh giá cao lựa chọn "đúng đắn" của cử tri Scotland trong việc duy trì tính thống nhất cho Vương quốc Anh Ông nhấn mạnh rằng kết quả trưng cầu này đặc biệt có ý nghĩa và giúp thúc đẩy một Liên minh châu Âu (EU) đoàn kết, cởi mở và phát triển mạnh mẽ hơn.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cũng hoan nghênh tuyên bố của Thủ tướng Anh David Cameron về việc Vương quốc Anh vẫn là một quốc gia thống nhất sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 18/9 ở Scotland.
Trong khi, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, "chúng tôi luôn tôn trọng tổ chức trưng cầu tại Scotland và giờ đây là tôn trọng kết quả. Tôi đã không có bất cứ can thiệp nào, kể cả đưa ra lời khuyên với cử tri trước bỏ phiếu. Lúc này tôi chỉ có thể nói tôi tôn trọng kết quả trưng cầu và tôi nói điều này với một nụ cười".