Thu hồi hàng loạt dự án FDI
Động thái của các tỉnh, thành gần đây đã cho thấy thái độ ứng xử mới với dòng vốn FDI
Chủ trương thanh lọc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã cấp phép nhưng không triển khai đang được các tỉnh thành tiến hành một cách khá dứt khoát, theo báo cáo chính thức các tỉnh, thành gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian gần đây.
Tại Lạng Sơn, sau khi tiến hành rà soát và kiểm tra, trong năm 2011, tỉnh này đã đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 5 doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư và vi phạm Luật Doanh nghiệp.
Ở Bắc Ninh, số dự án bị thu hồi là 16, với tổng vốn đầu tư 47,64 triệu USD. Từ nhiều năm nay, Bắc Ninh là tỉnh tỏ ra “nghiêm khắc” nhất với các nhà đầu tư không chịu triển khai dự án.
Tương tự, hàng xóm của Bắc Ninh là Bắc Giang cũng đã xử lý vi phạm hành chính 2 nhà đầu tư nước ngoài với số tiền là 102,5 triệu đồng; thu hồi 12 dự án do vi phạm các quy định của pháp luật với diện tích thu hồi là 313,1 ha ngay trong năm 2011.
Một địa phương khác cũng được coi là địa chỉ đỏ của FDI tại khu vực phía Bắc là Vĩnh Phúc cũng khá quyết liệt trong vấn đề này. Tính đến hết quý 1/2012 đã thực hiện thu hồi 12 dự án FDI không triển khai với tổng diện tích đất 17,2 ha.
Ở vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương là hai địa phương có thế mạnh về thu hút FDI trong nhiều năm nay. Nhưng theo báo cáo mới nhất, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã xem xét chấm dứt hoạt động trước thời hạn và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011 và quý 1/2012.
Trong khi đó, tại tỉnh Bình Dương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã thu hồi 12 giấy chứng nhận đầu tư của 12 dự án với tổng vốn đầu tư 35,5 triệu USD.
Với khu vực miền Trung, Bình Định cho biết trong năm 2011, tỉnh này đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 4 dự án FDI vì lý do chậm triển khai. Trong khi đó, theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, trong năm 2011, Quảng Nam đã kiểm tra rà soát và thu hồi 8 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 104,7 triệu USD, gồm có 3 dự án du lịch ven biển và các dự án dịch vụ không triển khai thực hiện theo đúng tiến độ cam kết.
Khác với trước đây khi nhiều tỉnh thành đều quyết tâm thu hút FDI bằng mọi giá và thường “nhân nhượng” với các dự án được cấp phép mà không chịu triển khai, động thái của các tỉnh thành gần đây đã cho thấy thái độ ứng xử mới với dòng vốn FDI.
Tại Lạng Sơn, sau khi tiến hành rà soát và kiểm tra, trong năm 2011, tỉnh này đã đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 5 doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư và vi phạm Luật Doanh nghiệp.
Ở Bắc Ninh, số dự án bị thu hồi là 16, với tổng vốn đầu tư 47,64 triệu USD. Từ nhiều năm nay, Bắc Ninh là tỉnh tỏ ra “nghiêm khắc” nhất với các nhà đầu tư không chịu triển khai dự án.
Tương tự, hàng xóm của Bắc Ninh là Bắc Giang cũng đã xử lý vi phạm hành chính 2 nhà đầu tư nước ngoài với số tiền là 102,5 triệu đồng; thu hồi 12 dự án do vi phạm các quy định của pháp luật với diện tích thu hồi là 313,1 ha ngay trong năm 2011.
Một địa phương khác cũng được coi là địa chỉ đỏ của FDI tại khu vực phía Bắc là Vĩnh Phúc cũng khá quyết liệt trong vấn đề này. Tính đến hết quý 1/2012 đã thực hiện thu hồi 12 dự án FDI không triển khai với tổng diện tích đất 17,2 ha.
Ở vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương là hai địa phương có thế mạnh về thu hút FDI trong nhiều năm nay. Nhưng theo báo cáo mới nhất, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã xem xét chấm dứt hoạt động trước thời hạn và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011 và quý 1/2012.
Trong khi đó, tại tỉnh Bình Dương, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã thu hồi 12 giấy chứng nhận đầu tư của 12 dự án với tổng vốn đầu tư 35,5 triệu USD.
Với khu vực miền Trung, Bình Định cho biết trong năm 2011, tỉnh này đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 4 dự án FDI vì lý do chậm triển khai. Trong khi đó, theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, trong năm 2011, Quảng Nam đã kiểm tra rà soát và thu hồi 8 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 104,7 triệu USD, gồm có 3 dự án du lịch ven biển và các dự án dịch vụ không triển khai thực hiện theo đúng tiến độ cam kết.
Khác với trước đây khi nhiều tỉnh thành đều quyết tâm thu hút FDI bằng mọi giá và thường “nhân nhượng” với các dự án được cấp phép mà không chịu triển khai, động thái của các tỉnh thành gần đây đã cho thấy thái độ ứng xử mới với dòng vốn FDI.