Thu hút FDI vẫn chưa thể khởi sắc
Số liệu thống kê về thu hút FDI của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2012 cho thấy dòng vốn này vẫn tiếp tục “ì ạch”
Số liệu thống kê về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2012 cho thấy dòng vốn này vẫn tiếp tục “ì ạch”, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại một hội nghị giao ban sáng nay tại Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam mới chỉ thu hút được 5,33 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bằng 68,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, có 283 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,12 tỷ USD, bằng 58% về số dự án và 74,7% về vốn so với cùng kỳ. Phần còn lại thuộc về 82 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong khi vốn đăng ký giảm mạnh, vốn thực hiện đã duy trì được mức 4,5 tỷ USD, tương đương 99,8% so với cùng kỳ.
Vẫn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm, về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 3,3 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là kinh doanh bất động sản với 1,576 tỷ USD vốn đăng ký.
Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục là hình thức được ưu tiên khi chiếm tới 313/365 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư gần 3,7 tỷ USD; trong khi hình thức liên doanh có 48 dự án với tổng số vốn hơn 1,5 tỷ USD.
Trong dòng vốn FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm, Nhật Bản dẫn đầu với 104 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3,7 tỷ USD, xếp tiếp theo trong Top 5 nhà đầu tư lớn nhất là British Virgin Islands, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Trong khi đó, về phía tiếp nhận đầu tư, Bình Dương đứng đầu với 33 dự án mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ USD, tiếp theo là Hải Phòng, Đồng Nai, Tp.HCM và Quảng Ninh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại một hội nghị giao ban sáng nay tại Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam mới chỉ thu hút được 5,33 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký mới, bằng 68,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số này, có 283 dự án được cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,12 tỷ USD, bằng 58% về số dự án và 74,7% về vốn so với cùng kỳ. Phần còn lại thuộc về 82 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư tăng thêm là 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong khi vốn đăng ký giảm mạnh, vốn thực hiện đã duy trì được mức 4,5 tỷ USD, tương đương 99,8% so với cùng kỳ.
Vẫn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm, về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 3,3 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là kinh doanh bất động sản với 1,576 tỷ USD vốn đăng ký.
Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tiếp tục là hình thức được ưu tiên khi chiếm tới 313/365 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư gần 3,7 tỷ USD; trong khi hình thức liên doanh có 48 dự án với tổng số vốn hơn 1,5 tỷ USD.
Trong dòng vốn FDI vào Việt Nam 5 tháng đầu năm, Nhật Bản dẫn đầu với 104 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3,7 tỷ USD, xếp tiếp theo trong Top 5 nhà đầu tư lớn nhất là British Virgin Islands, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Trong khi đó, về phía tiếp nhận đầu tư, Bình Dương đứng đầu với 33 dự án mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 1,6 tỷ USD, tiếp theo là Hải Phòng, Đồng Nai, Tp.HCM và Quảng Ninh.