Thử tìm kịch bản mở “room” doanh nghiệp niêm yết
Nhiều tín hiệu cho thấy “room” sắp được mở nhưng sẽ mở bao nhiêu % và thị trường sẽ phản ứng thế nào sau đó?
Nhiều tín hiệu cho thấy “room” sắp được mở nhưng sẽ mở bao nhiêu % và thị trường sẽ phản ứng thế nào?
Trong Quyết định 745 của Bộ Tài chính về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008, Cục Tài chính doanh nghiệp và Ủy ban Chứng khoán được giao nhiệm vụ tham gia sửa đổi, bổ sung Quyết định 238/2005/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và phải báo cáo ngay trong tháng 5.
Quyết định 238 được ban hành ngày 29/9/2005 quy định tỷ lệ sở hữu số cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room) đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán không vượt quá 49%.
Như vậy, kế hoạch tăng hoặc giảm “room” trong doanh nghiệp niêm yết hiện đang được xem xét.
Nên mở “room”
Mở “room” được cho là phương án khả thi trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong giai đoạn thị trường đi xuống gần đây, chính nhà đầu trong nước mới thực sự là đối tượng liên tục bán ra, trong khi khối ngoại tiếp tục tái cấu trúc danh mục đầu tư và tiếp tục mua vào những cổ phiếu họ cho là có tiềm năng…
Sự lo ngại khối ngoại rút khỏi thị trường khi có sự bất ổn sẽ có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường chứng khoán như nhiều người nghĩ có lẽ nên được xem xét lại.
Vì nếu có bất ổn, thì bất kể nhà đầu tư mang quốc tịch nào cũng mong thoát khỏi thị trường. Và khi đó, 49%, 50% hay hơn 50% cổ phần của công ty XYZ được bán ra cũng đều đủ để tạo ra một cơn khủng hoảng.
Do đó, nếu muốn hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành được cho là “nhạy cảm” thì có thể ra một quyết định riêng, giống như quy định “room” của ngân hàng không được vượt quá 30%.
Thực tế, có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài mong muốn được sở hữu trên 50% cổ phần của một công ty ABC để đứng ra hoạch định chiến lược vì mục tiêu lâu dài và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này không xấu, vì đối với một công ty trên sàn chứng khoán, điều quan trọng nhất là hiệu quả kinh doanh, cổ đông mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài không quá quan trọng.
Hơn nữa, nếu nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm quyền chi phối một doanh nghiệp niêm yết với mong muốn đầu tư công ghệ, nâng cao hiệu lực quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó thì luồng vốn gián tiếp lại được coi là đầu tư trực tiếp và điều này tốt cho nền kinh tế.
Đối với quản trị doanh nghiệp, nếu cổ đông nắm quyền chi phối không có biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì việc mất quyền chi phối, điều hành doanh nghiệp đó không có gì đáng báo động.
Quy định “room” không được vượt quá 49% khiến cổ đông nắm quyền chi phối trong doanh nghiệp niêm yết được “che chở” dù kết quả kinh doanh tồi hơn so với tiềm năng vốn có của doanh nghiệp.
Nhưng khi “room” được nâng lên, nếu các cổ đông lớn trong nước muốn giữ vị thế của mình trước nhà đầu tư ngoại thì cần phải tìm biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Do vậy, việc mở “room” không những không có “hại” mà còn có thể tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn cho thị trường và là việc nên làm trong lúc thị trường đang cần có những biện pháp hỗ trợ, nhất là các biện pháp cho dài hạn.
Thử tìm những kịch bản mở “room”
Việc mở “room” có thể chia thành ba kịch bản, nhưng các kịch bản đều có mối liên kết với nhau:
Trường hợp 1: “Room” sẽ được nâng từ 49% lên 50%, nếu khả năng này xảy ra thì tác động của phương án gần như không có tín hiệu tích cực trong ngắn hạn, thậm chí có thể còn gây thất vọng với giới đầu tư do họ mong một con số lớn hơn.
Bởi tính đến ngày 26/4 “room” của 13 công ty đã đầy, trong khi đó 12/13 công ty nằm ngoài Top 10 cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường cao nhất (trừ STB) vốn chiếm tới gần 40% vốn hóa sàn Tp.HCM.
Nên nếu “room” tăng thêm 1% và khối ngoại mua hết số tăng thêm đó cũng không thể kéo Vn-Index đi lên trong ngắn hạn, trừ khi có tiếp sức của nhà đầu tư trong nước.
Nhưng trong dài hạn sẽ có những tác động tích cực vì phương án này sẽ chính thức xóa bỏ “cơ chế” 51% - 49%, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tiến đến vị thế ngang bằng trong các quyết định của doanh nghiệp, không còn bị đối xử như cổ đông “49%” nữa.
Trường hợp 2: “Room” sẽ được nâng lên 50% kèm theo đó là lộ trình mở “room” trong thời gian tiếp theo. Nếu khả năng này xảy ra, ngoài những tác động tích cực từ trường hợp 1 còn có thêm những ảnh hưởng tích cực trong dài hạn khác. Đó là cho nhà đầu tư nước ngoài biết lộ trình cụ thể để họ chủ động xây dựng chiến lược trong việc huy động vốn, chuẩn bị nguồn nhân lực, thậm chí chuẩn bị cho nguồn lực nhằm quản trị một công ty họ đã, đang và sẽ có ý định thâu tóm.
Trường hợp 3: Mở “room” trên 50%, nếu khả năng này xảy ra, thị trường sẽ có những phản ứng tích cực trong dài hạn giống trường hợp 2 và trong ngắn hạn, tâm lý của giới đầu tư cả trong và ngoài nước có thể sẽ phấn trấn hơn.
Với giới đầu tư trong nước, hy vọng mở “room” là hy vọng sức cầu ngoại sẽ tăng lên và nhà đầu tư trong nước cũng hòa vào đó để thúc đẩy thị trường đi lên. Còn nhớ, thời kỳ cuối năm 2005 khi “room” được nâng lên 49% (trừ STB, ACB), thị trường đã khởi sắc sau đó, trong đó khối ngoại đã đóng vai trò tương đối quan trọng.
Nhưng một thực tế cần phải đánh giá khách quan, nếu “room” tăng từ 49% lên trên 50% (giả dụ là 60%) mà thị trường chỉ trông chờ khối ngoại mua vào, thì 13 công ty “room” đã đầy có thể sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của khối này. Nhưng sức ảnh hưởng đối với Vn-Index nằm ở 10 công ty có vốn hóa lớn nhất như VNM, DPM, PVD… chứ không phải TYA, TMS, IFS… nên không thể hy vọng thị trường sẽ tăng mạnh nếu dựa vào sức cầu của khối ngoại.
Do đó, mở “room” nên được hiểu là giải pháp kiện toàn thị trường, định hướng sự bền vững trong dài hạn và tạo ra “sân chơi” công bằng hơn trên thị trường chứng khoán.
13 mã chứng khoán đã hết "room" trên sàn Tp.HCM
10 mã chứng khoán có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn Tp.HCM
Trong Quyết định 745 của Bộ Tài chính về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008, Cục Tài chính doanh nghiệp và Ủy ban Chứng khoán được giao nhiệm vụ tham gia sửa đổi, bổ sung Quyết định 238/2005/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam và phải báo cáo ngay trong tháng 5.
Quyết định 238 được ban hành ngày 29/9/2005 quy định tỷ lệ sở hữu số cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room) đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán không vượt quá 49%.
Như vậy, kế hoạch tăng hoặc giảm “room” trong doanh nghiệp niêm yết hiện đang được xem xét.
Nên mở “room”
Mở “room” được cho là phương án khả thi trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong giai đoạn thị trường đi xuống gần đây, chính nhà đầu trong nước mới thực sự là đối tượng liên tục bán ra, trong khi khối ngoại tiếp tục tái cấu trúc danh mục đầu tư và tiếp tục mua vào những cổ phiếu họ cho là có tiềm năng…
Sự lo ngại khối ngoại rút khỏi thị trường khi có sự bất ổn sẽ có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường chứng khoán như nhiều người nghĩ có lẽ nên được xem xét lại.
Vì nếu có bất ổn, thì bất kể nhà đầu tư mang quốc tịch nào cũng mong thoát khỏi thị trường. Và khi đó, 49%, 50% hay hơn 50% cổ phần của công ty XYZ được bán ra cũng đều đủ để tạo ra một cơn khủng hoảng.
Do đó, nếu muốn hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành được cho là “nhạy cảm” thì có thể ra một quyết định riêng, giống như quy định “room” của ngân hàng không được vượt quá 30%.
Thực tế, có nhiều quỹ đầu tư nước ngoài mong muốn được sở hữu trên 50% cổ phần của một công ty ABC để đứng ra hoạch định chiến lược vì mục tiêu lâu dài và tối đa hóa lợi nhuận. Điều này không xấu, vì đối với một công ty trên sàn chứng khoán, điều quan trọng nhất là hiệu quả kinh doanh, cổ đông mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài không quá quan trọng.
Hơn nữa, nếu nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm quyền chi phối một doanh nghiệp niêm yết với mong muốn đầu tư công ghệ, nâng cao hiệu lực quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó thì luồng vốn gián tiếp lại được coi là đầu tư trực tiếp và điều này tốt cho nền kinh tế.
Đối với quản trị doanh nghiệp, nếu cổ đông nắm quyền chi phối không có biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp thì việc mất quyền chi phối, điều hành doanh nghiệp đó không có gì đáng báo động.
Quy định “room” không được vượt quá 49% khiến cổ đông nắm quyền chi phối trong doanh nghiệp niêm yết được “che chở” dù kết quả kinh doanh tồi hơn so với tiềm năng vốn có của doanh nghiệp.
Nhưng khi “room” được nâng lên, nếu các cổ đông lớn trong nước muốn giữ vị thế của mình trước nhà đầu tư ngoại thì cần phải tìm biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
Do vậy, việc mở “room” không những không có “hại” mà còn có thể tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn cho thị trường và là việc nên làm trong lúc thị trường đang cần có những biện pháp hỗ trợ, nhất là các biện pháp cho dài hạn.
Thử tìm những kịch bản mở “room”
Việc mở “room” có thể chia thành ba kịch bản, nhưng các kịch bản đều có mối liên kết với nhau:
Trường hợp 1: “Room” sẽ được nâng từ 49% lên 50%, nếu khả năng này xảy ra thì tác động của phương án gần như không có tín hiệu tích cực trong ngắn hạn, thậm chí có thể còn gây thất vọng với giới đầu tư do họ mong một con số lớn hơn.
Bởi tính đến ngày 26/4 “room” của 13 công ty đã đầy, trong khi đó 12/13 công ty nằm ngoài Top 10 cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường cao nhất (trừ STB) vốn chiếm tới gần 40% vốn hóa sàn Tp.HCM.
Nên nếu “room” tăng thêm 1% và khối ngoại mua hết số tăng thêm đó cũng không thể kéo Vn-Index đi lên trong ngắn hạn, trừ khi có tiếp sức của nhà đầu tư trong nước.
Nhưng trong dài hạn sẽ có những tác động tích cực vì phương án này sẽ chính thức xóa bỏ “cơ chế” 51% - 49%, giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tiến đến vị thế ngang bằng trong các quyết định của doanh nghiệp, không còn bị đối xử như cổ đông “49%” nữa.
Trường hợp 2: “Room” sẽ được nâng lên 50% kèm theo đó là lộ trình mở “room” trong thời gian tiếp theo. Nếu khả năng này xảy ra, ngoài những tác động tích cực từ trường hợp 1 còn có thêm những ảnh hưởng tích cực trong dài hạn khác. Đó là cho nhà đầu tư nước ngoài biết lộ trình cụ thể để họ chủ động xây dựng chiến lược trong việc huy động vốn, chuẩn bị nguồn nhân lực, thậm chí chuẩn bị cho nguồn lực nhằm quản trị một công ty họ đã, đang và sẽ có ý định thâu tóm.
Trường hợp 3: Mở “room” trên 50%, nếu khả năng này xảy ra, thị trường sẽ có những phản ứng tích cực trong dài hạn giống trường hợp 2 và trong ngắn hạn, tâm lý của giới đầu tư cả trong và ngoài nước có thể sẽ phấn trấn hơn.
Với giới đầu tư trong nước, hy vọng mở “room” là hy vọng sức cầu ngoại sẽ tăng lên và nhà đầu tư trong nước cũng hòa vào đó để thúc đẩy thị trường đi lên. Còn nhớ, thời kỳ cuối năm 2005 khi “room” được nâng lên 49% (trừ STB, ACB), thị trường đã khởi sắc sau đó, trong đó khối ngoại đã đóng vai trò tương đối quan trọng.
Nhưng một thực tế cần phải đánh giá khách quan, nếu “room” tăng từ 49% lên trên 50% (giả dụ là 60%) mà thị trường chỉ trông chờ khối ngoại mua vào, thì 13 công ty “room” đã đầy có thể sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của khối này. Nhưng sức ảnh hưởng đối với Vn-Index nằm ở 10 công ty có vốn hóa lớn nhất như VNM, DPM, PVD… chứ không phải TYA, TMS, IFS… nên không thể hy vọng thị trường sẽ tăng mạnh nếu dựa vào sức cầu của khối ngoại.
Do đó, mở “room” nên được hiểu là giải pháp kiện toàn thị trường, định hướng sự bền vững trong dài hạn và tạo ra “sân chơi” công bằng hơn trên thị trường chứng khoán.
13 mã chứng khoán đã hết "room" trên sàn Tp.HCM
Mã chứng khoán | Khối lượng được phép sở hữu (triệu cổ phiếu - chứng chỉ quỹ) | % sở hữu nước ngoài |
AGF | 6,30 | 49,00 |
BMP | 6,83 | 49,00 |
CII | 19,60 | 49,00 |
GMD | 22,29 | 49,00 |
IFS | 3,37 | 49,00 |
REE | 28,05 | 49,00 |
RIC | 4,88 | 49,00 |
ST8 | 4,01 | 48,82 |
STB | 133,46 | 30,00 |
TDH | 11,27 | 48,99 |
TMS | 3,11 | 49,00 |
TYA | 2,60 | 48,90 |
VF1 | 49,00 | 49,00 |
Ghi chú: + Số liệu được sàn Tp.HCM công bố ngày 26/4/08 + % sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đối với STB tối đa là 30% |
10 mã chứng khoán có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn Tp.HCM
Mã chứng khoán | Vốn hóa thị trường(nghìn tỷ đồng) | Tỷ trong vốn hóa thị trường (%) | Khối lượng còn được phép mua (triệu cổ phiếu) | % sở hữu nước ngoài |
VNM | 22,79 | 7,51 | 1,63 | 45,07 |
DPM | 19,58 | 6,45 | 138,07 | 12,66 |
STB * | 15,44 | 5,09 | 0,00 | 30,00 |
PVD | 12,45 | 4,10 | 25,22 | 26,10 |
PPC | 12,06 | 3,98 | 110,17 | 15,23 |
VPL | 11,30 | 3,72 | 28,93 | 20,06 |
VIC | 10,86 | 3,58 | 35,22 | 4,97 |
HPG | 8,05 | 2,65 | 45,33 | 14,65 |
ITA | 8,05 | 2,65 | 13,45 | 37,30 |
FPT | 7,72 | 2,54 | 23,70 | 23,21 |
Ghi chú: + 10 mã chứng khoán có số vốn hóa thị trường lớn nhất trên sàn Tp.HCM tính đến ngày 25/4/08 + Vốn hóa thị trường = Giá cổ phiếu * Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành + Tỷ trọng vốn hóa thị trường = Vốn hóa cổ phiếu/tổng vốn hóa sàn Tp.HCM + Các số liệu còn lại được sàn Tp.HCM công bố ngày 26/4/08 + Các số liệu được làm tròn số |