Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở tinh gọn hơn
Với kết quả cải cách thủ tục hành chính, thời gian thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở đã giảm đáng kể
Với kết quả cải cách thủ tục hành chính, thời gian thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở đã giảm đáng kể so với trước đây.
Tiếp tục hoạt động giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, chiều 17/8, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Tổ chuyên trách về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Xây dựng về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, xây dựng nhà ở.
Vấn đề được nhiều thành viên đoàn giám sát quan tâm là việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị.
Ngành Xây dựng hiện có 101 thủ tục hành chính, trong đó 16 thủ tục thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Xây dựng .
Theo Bộ Xây dựng, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở thời gian qua đã khắc phục được nhiều tồn tại. Cụ thể, về việc phê duyệt thiết kế, thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật đã giảm nhiều so với trước đây. Đơn cử, thời gian thẩm định kỹ thuật dự án nhóm A là 20 ngày (trước đây 45 ngày), dự án nhóm B là 15 ngày (trước đây 30 ngày), dự án nhóm C là 10 ngày (thay vì 20 ngày như trước đây).
Từ chỗ Nhà nước thẩm định thiết kế kỹ thuật chuyển sang thẩm định thiết kế cơ sở đã tạo sự chủ động cho tổ chức cá nhân trong việc thẩm định phê duyệt dự án.
Điểm đáng chú ý trong cấp phép xây dựng đã phân cấp mạnh cho chính quyền quận, huyện, thị xã, thành phố. Số lượng giấy phép xây dựng kể cả số giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn đã tăng hàng năm.
Tuy nhiên, một số ý kiến của đoàn giám sát bày tỏ lo ngại về vấn đề quy hoạch đô thị, một cửa liên thông trong cấp phép xây dựng tại cấp huyện, tỉnh tại một số nơi còn nhiều bất cập.
Thừa nhận vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, thủ tục cấp giấy phép xây dựng hiện có 3 loại giấy tờ. Nhưng thực tế việc cấp phép xây dựng hiện nay nhiều nơi phát sinh thêm nhiều loại giấy tờ không đúng với quy định. Điều này đã gây ra “chuyện này chuyện kia” . Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ sẽ thắt chặt quản lý vấn đề này, đồng thời đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện thủ tục.
Thay mặt đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ghi nhận kết quả cải cách thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng, theo đó, đã tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Bộ Xây dựng có số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phê duyệt ít, tuy nhiên Bộ cần tăng cường quản lý, giám sát trong việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại các cấp.
Đoàn công tác đề nghị Bộ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến công tác cấp phép xây dựng tập trung vào việc quy định cụ thể hồ sơ, trình tự thủ tục quy trình, thời gian, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn chi tiết hơn các điều kiện được miễn giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án khu đô thị mới.
Theo Tổ phó Tổ chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ Ngô Hải Phan, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng mỗi năm tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp 2.000 tỷ đồng.
Linh Đan (Chinhphu.vn)
Tiếp tục hoạt động giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, chiều 17/8, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Tổ chuyên trách về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Xây dựng về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở, xây dựng nhà ở.
Vấn đề được nhiều thành viên đoàn giám sát quan tâm là việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị.
Ngành Xây dựng hiện có 101 thủ tục hành chính, trong đó 16 thủ tục thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Xây dựng .
Theo Bộ Xây dựng, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở thời gian qua đã khắc phục được nhiều tồn tại. Cụ thể, về việc phê duyệt thiết kế, thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật đã giảm nhiều so với trước đây. Đơn cử, thời gian thẩm định kỹ thuật dự án nhóm A là 20 ngày (trước đây 45 ngày), dự án nhóm B là 15 ngày (trước đây 30 ngày), dự án nhóm C là 10 ngày (thay vì 20 ngày như trước đây).
Từ chỗ Nhà nước thẩm định thiết kế kỹ thuật chuyển sang thẩm định thiết kế cơ sở đã tạo sự chủ động cho tổ chức cá nhân trong việc thẩm định phê duyệt dự án.
Điểm đáng chú ý trong cấp phép xây dựng đã phân cấp mạnh cho chính quyền quận, huyện, thị xã, thành phố. Số lượng giấy phép xây dựng kể cả số giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn đã tăng hàng năm.
Tuy nhiên, một số ý kiến của đoàn giám sát bày tỏ lo ngại về vấn đề quy hoạch đô thị, một cửa liên thông trong cấp phép xây dựng tại cấp huyện, tỉnh tại một số nơi còn nhiều bất cập.
Thừa nhận vấn đề này, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, thủ tục cấp giấy phép xây dựng hiện có 3 loại giấy tờ. Nhưng thực tế việc cấp phép xây dựng hiện nay nhiều nơi phát sinh thêm nhiều loại giấy tờ không đúng với quy định. Điều này đã gây ra “chuyện này chuyện kia” . Bộ trưởng cho biết, tới đây Bộ sẽ thắt chặt quản lý vấn đề này, đồng thời đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện thủ tục.
Thay mặt đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu ghi nhận kết quả cải cách thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng, theo đó, đã tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Bộ Xây dựng có số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền phê duyệt ít, tuy nhiên Bộ cần tăng cường quản lý, giám sát trong việc cấp giấy phép xây dựng nhà ở tại các cấp.
Đoàn công tác đề nghị Bộ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến công tác cấp phép xây dựng tập trung vào việc quy định cụ thể hồ sơ, trình tự thủ tục quy trình, thời gian, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, hướng dẫn chi tiết hơn các điều kiện được miễn giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc dự án khu đô thị mới.
Theo Tổ phó Tổ chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ Ngô Hải Phan, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng mỗi năm tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp 2.000 tỷ đồng.
Linh Đan (Chinhphu.vn)