Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân cá chết ở hồ Tây
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiêm cấm sử dụng cá chết tại hồ Tây làm thực phẩm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo đối với vụ việc cá chết bất thường trong mấy ngày qua tại hồ Tây, Hà Nội.
Trong văn bản phát đi ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ cho biết, trong mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về vụ việc cá chết bất thường, xảy ra trên diện rộng ở hồ Tây, Hà Nội. Dư luận và người dân Thủ đô cũng đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân của tình trạng trên.
Về vụ việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung xử lý vụ việc, nhất là xử lý ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương kiểm tra làm rõ nguyên nhân, sớm thông tin cho nhân dân.
Theo Công ty TNHH Một thành viên Tây Hồ - đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh tầng mặt nước của hồ Tây, hiện tượng cá nổi bắt đầu từ hôm 30/9, sau đó chết hàng loạt trên diện rộng. Đến sáng 2/10, sự việc xảy ra phổ biến trên toàn bộ mặt hồ Tây rộng khoảng 500 ha. Đây cũng được xem là vụ việc bất thường nhưng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Còn theo Ban quản lý hồ Tây, mỗi ngày khoảng 4.000 m3 nước thải chưa qua xử lý từ các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống xung quanh đổ xuống hồ. Kết quả phân tích mẫu nước gần đây cho thấy, hàm lượng amoniac cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết là cá chết.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, tính đến cuối ngày 3/10, các đơn vị chức năng đã vớt được khoảng 60 tấn cá chết tại hồ Tây và đang tiến hành thu gom để đưa đi tiêu huỷ. Trong ngày 3/10, hiện tượng cá chết có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn chưa dừng hẳn.
Theo Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội, nguyên nhân ban đầu được cho là do thiếu oxy trong hồ, một số mẫu đưa đi xét nghiệm cho kết quả oxy bằng 0. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra mất oxy trong nước thì toàn bộ lực lượng, đơn vị chức năng của thành phố từ cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường, nông nghiệp, nhà khoa học… đang vào cuộc để làm rõ.
Hiện lực lượng chức năng đã cố gắng làm sớm và trước mắt không loại trừ bất cứ một nguyên nhân nào. Trước mắt, cùng với các biện pháp ngăn ngừa nguồn ô nhiễm xả thải xuống hồ, thành phố đã cho lắp 40 máy tạo oxy trên mặt hồ để bơm sục khí, ngăn ngừa tình trạng cá chết tiếp diễn.
Trong văn bản phát đi ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ cho biết, trong mấy ngày qua, báo chí liên tục đưa tin về vụ việc cá chết bất thường, xảy ra trên diện rộng ở hồ Tây, Hà Nội. Dư luận và người dân Thủ đô cũng đặt nhiều câu hỏi về nguyên nhân của tình trạng trên.
Về vụ việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tập trung xử lý vụ việc, nhất là xử lý ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội phải nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương kiểm tra làm rõ nguyên nhân, sớm thông tin cho nhân dân.
Theo Công ty TNHH Một thành viên Tây Hồ - đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh tầng mặt nước của hồ Tây, hiện tượng cá nổi bắt đầu từ hôm 30/9, sau đó chết hàng loạt trên diện rộng. Đến sáng 2/10, sự việc xảy ra phổ biến trên toàn bộ mặt hồ Tây rộng khoảng 500 ha. Đây cũng được xem là vụ việc bất thường nhưng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Còn theo Ban quản lý hồ Tây, mỗi ngày khoảng 4.000 m3 nước thải chưa qua xử lý từ các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống xung quanh đổ xuống hồ. Kết quả phân tích mẫu nước gần đây cho thấy, hàm lượng amoniac cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết là cá chết.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, tính đến cuối ngày 3/10, các đơn vị chức năng đã vớt được khoảng 60 tấn cá chết tại hồ Tây và đang tiến hành thu gom để đưa đi tiêu huỷ. Trong ngày 3/10, hiện tượng cá chết có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn chưa dừng hẳn.
Theo Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội, nguyên nhân ban đầu được cho là do thiếu oxy trong hồ, một số mẫu đưa đi xét nghiệm cho kết quả oxy bằng 0. Tuy nhiên, nguyên nhân nào gây ra mất oxy trong nước thì toàn bộ lực lượng, đơn vị chức năng của thành phố từ cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường, nông nghiệp, nhà khoa học… đang vào cuộc để làm rõ.
Hiện lực lượng chức năng đã cố gắng làm sớm và trước mắt không loại trừ bất cứ một nguyên nhân nào. Trước mắt, cùng với các biện pháp ngăn ngừa nguồn ô nhiễm xả thải xuống hồ, thành phố đã cho lắp 40 máy tạo oxy trên mặt hồ để bơm sục khí, ngăn ngừa tình trạng cá chết tiếp diễn.