Thủ tướng: “Cứ xách cặp ra Hà Nội xin là không được”
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá tình hình năm 2015 và giao nhiệm vụ 2016 cho các bộ ngành, địa phương
“Chúng ta đang phải giải quyết mâu thuẫn đó là nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, an ninh quốc phòng rất lớn trong khi nguồn lực lại có hạn, chưa huy động được các nguồn khác trong xã hội. Các đồng chí xem phải tìm hướng khác chứ các địa phương cứ thiếu vốn lại xách cặp ra Hà Nội xin thì không đủ được đâu”.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra khi kết luận phiên họp trực tuyến tổng kết 2015 với các địa phương ngày 29/12.
Trong phần đánh giá năm 2015 của mình, Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua chúng ta vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn thách thức trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế của thế giới vô cùng phức tạp, biến động khó lường.
Tuy vậy, Thủ tướng thừa nhận chúng ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong quản lý điều hành của các cấp, từ Trung ương tới địa phương.
Phản hồi lại đề xuất của một số địa phương về việc “xin Trung ương hỗ trợ hoặc có cơ chế đặc thù”, Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các bộ ngành, địa phương phải cùng nỗ lực vào cuộc, thực hiện 3 đột phát chiến lược: về cải cách hành chính, nguồn nhân lực và đặc biệt là kết cấu hạ tầng. Trong đó, phải biết huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
“Các đồng chí phải tạo ra nhiều nguồn vốn khác nhau, nếu cứ thiếu vốn mà xách cặp ra Hà Nội xin thì không đủ được đâu. Phải nhìn vào nguồn lực xã hội cả trong và ngoài nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ của năm 2016, Thủ tướng lưu ý, chúng ta phải thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hoá, không còn cách nào khác là phải tiếp tục hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Do đó, chúng ta phải nỗ lực ở mức cao nhất, trong đó tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi: phải có nhân lực chất lượng cao, có cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và một hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Trước đó, trong phần phát biểu của mình, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhìn nhận việc điều hành vĩ mô năm 2016 sẽ “khó khăn hơn rất nhiều”, vì là năm đầu của kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), lại diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn được cho là biến động khó lường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, mặc dù thu ngân sách trong năm 2015 khá khả quan, vượt kế hoạch hơn 36.000 tỷ đồng. Do đó, nhiều khả năng năm nay ngân sách không phải sử dụng tới 10.000 tỷ đồng từ bán vốn nhà nước, cổ phần hoá.
Tuy nhiên, do dự toán ngân sách năm 2016 ở mức khá cao so với năm 2015, nên Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương thực hiện thu chi theo kế hoạch ngay từ đầu năm, trong đó đề cao tiết kiệm, trong đó phải dành một phần đáng kể để tăng lương.
Đặc biệt, trước diễn biến không thuận lợi của giá dầu, trong khi dự toán ngân sách 2016, giá dầu được dự đoán ở mức 60 USD một thùng, nhưng đến nay, đã giảm xuống 35-36 USD/thùng. Vì vậy, nhiều khả năng Bộ Tài chính sẽ phải lập thêm dự toán thu ngân sách với kịch bản giá dầu xuống còn 30 USD/thùng nhằm tạo chủ động hơn trong cân đối thu - chi ngân sách.
Về khoản 10.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hoá có thể “không dùng đến” nói trên, Thủ tướng sau đó đã có chỉ đạo “có thể dùng để xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Trong kết luận của mình, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, các bộ ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa cải cách thủ tục hành chính bởi dù có chuyển biến nhưng vẫn còn khá nhiều thủ tục, nhiều đơn vị phiền hà, nhũng nhiễu trong các lĩnh vực như thuế, hải quan, đất đai.
“Thủ tục, quy định nằm chính trong các văn bản luật, dưới luật do đó với chức năng và trách nhiệm của mình các bộ chủ quản phải tự rà soát lại, phải đơn giản hoá để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp”, Thủ tướng chỉ đạo.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra khi kết luận phiên họp trực tuyến tổng kết 2015 với các địa phương ngày 29/12.
Trong phần đánh giá năm 2015 của mình, Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua chúng ta vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn thách thức trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế của thế giới vô cùng phức tạp, biến động khó lường.
Tuy vậy, Thủ tướng thừa nhận chúng ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém, đặc biệt là trong quản lý điều hành của các cấp, từ Trung ương tới địa phương.
Phản hồi lại đề xuất của một số địa phương về việc “xin Trung ương hỗ trợ hoặc có cơ chế đặc thù”, Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả các bộ ngành, địa phương phải cùng nỗ lực vào cuộc, thực hiện 3 đột phát chiến lược: về cải cách hành chính, nguồn nhân lực và đặc biệt là kết cấu hạ tầng. Trong đó, phải biết huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
“Các đồng chí phải tạo ra nhiều nguồn vốn khác nhau, nếu cứ thiếu vốn mà xách cặp ra Hà Nội xin thì không đủ được đâu. Phải nhìn vào nguồn lực xã hội cả trong và ngoài nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ của năm 2016, Thủ tướng lưu ý, chúng ta phải thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hoá, không còn cách nào khác là phải tiếp tục hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Do đó, chúng ta phải nỗ lực ở mức cao nhất, trong đó tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi: phải có nhân lực chất lượng cao, có cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và một hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Trước đó, trong phần phát biểu của mình, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nhìn nhận việc điều hành vĩ mô năm 2016 sẽ “khó khăn hơn rất nhiều”, vì là năm đầu của kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), lại diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn được cho là biến động khó lường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, mặc dù thu ngân sách trong năm 2015 khá khả quan, vượt kế hoạch hơn 36.000 tỷ đồng. Do đó, nhiều khả năng năm nay ngân sách không phải sử dụng tới 10.000 tỷ đồng từ bán vốn nhà nước, cổ phần hoá.
Tuy nhiên, do dự toán ngân sách năm 2016 ở mức khá cao so với năm 2015, nên Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương thực hiện thu chi theo kế hoạch ngay từ đầu năm, trong đó đề cao tiết kiệm, trong đó phải dành một phần đáng kể để tăng lương.
Đặc biệt, trước diễn biến không thuận lợi của giá dầu, trong khi dự toán ngân sách 2016, giá dầu được dự đoán ở mức 60 USD một thùng, nhưng đến nay, đã giảm xuống 35-36 USD/thùng. Vì vậy, nhiều khả năng Bộ Tài chính sẽ phải lập thêm dự toán thu ngân sách với kịch bản giá dầu xuống còn 30 USD/thùng nhằm tạo chủ động hơn trong cân đối thu - chi ngân sách.
Về khoản 10.000 tỷ đồng thu từ cổ phần hoá có thể “không dùng đến” nói trên, Thủ tướng sau đó đã có chỉ đạo “có thể dùng để xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Trong kết luận của mình, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, các bộ ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa cải cách thủ tục hành chính bởi dù có chuyển biến nhưng vẫn còn khá nhiều thủ tục, nhiều đơn vị phiền hà, nhũng nhiễu trong các lĩnh vực như thuế, hải quan, đất đai.
“Thủ tục, quy định nằm chính trong các văn bản luật, dưới luật do đó với chức năng và trách nhiệm của mình các bộ chủ quản phải tự rà soát lại, phải đơn giản hoá để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp”, Thủ tướng chỉ đạo.