Thủ tướng: “Đà Nẵng cân nhắc kỹ việc làm hầm vượt sông Hàn”
Thủ tướng lưu ý Đà Nẵng hiện cần nhiều công trình hạ tầng, xã hội khác hơn là đầu tư xây dựng hầm vượt sông dự kiến hàng ngàn tỷ đồng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu thành phố Đà Nẵng nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về việc đầu tư công trình hầm qua sông Hàn và phải tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, trước đó Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp bàn về dự án hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương phát triển nhanh, khá toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; trong tương lai phấn đấu trở thành thành phố thông minh, cạnh tranh được với các thành phố lớn của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, Đà Nẵng hiện phải làm rất nhiều việc như đầu tư phát triển khu vực phía Tây thành phố, giải quyết các công việc cấp thiết như xây dựng bãi đỗ xe, xử lý rác thải, nước thải, bảo đảm an sinh xã hội... hơn là đầu tư xây dựng công trình hầm dự kiến hàng ngàn tỷ đồng, trong khi ùn tắc giao thông có thể được giải quyết bằng nhiều giải pháp khác và nguồn lực của thành phố còn hạn chế.
Đồng thời, thành phố cần tham khảo kinh nghiệm từ bài học của dự án xây dựng hầm Thủ Thiêm ở Tp.HCM. Do đó, Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về việc đầu tư công trình hầm qua sông Hàn và phải tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện dự án hầm qua sông Hàn chưa có trong Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng ký hồi 2013.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng làm việc, thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng.
Trường hợp cần thiết phải đầu tư thì nghiên cứu đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.
“Việc triển khai các thủ tục đầu tư dự án chỉ thực hiện sau khi Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh”, Thủ tướng chỉ đạo.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2016, Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất và báo cáo Chính phủ phương án triển khai dự án hầm vượt sông Hàn với tổng kinh phí đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay, quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Tại thời điểm đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng xác nhận, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, trước đó Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp bàn về dự án hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương phát triển nhanh, khá toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội; trong tương lai phấn đấu trở thành thành phố thông minh, cạnh tranh được với các thành phố lớn của khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, Đà Nẵng hiện phải làm rất nhiều việc như đầu tư phát triển khu vực phía Tây thành phố, giải quyết các công việc cấp thiết như xây dựng bãi đỗ xe, xử lý rác thải, nước thải, bảo đảm an sinh xã hội... hơn là đầu tư xây dựng công trình hầm dự kiến hàng ngàn tỷ đồng, trong khi ùn tắc giao thông có thể được giải quyết bằng nhiều giải pháp khác và nguồn lực của thành phố còn hạn chế.
Đồng thời, thành phố cần tham khảo kinh nghiệm từ bài học của dự án xây dựng hầm Thủ Thiêm ở Tp.HCM. Do đó, Đà Nẵng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về việc đầu tư công trình hầm qua sông Hàn và phải tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hiện dự án hầm qua sông Hàn chưa có trong Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng ký hồi 2013.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng làm việc, thống nhất với Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan làm rõ sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng công trình hầm qua sông Hàn tại Đà Nẵng.
Trường hợp cần thiết phải đầu tư thì nghiên cứu đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.
“Việc triển khai các thủ tục đầu tư dự án chỉ thực hiện sau khi Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh”, Thủ tướng chỉ đạo.
Trước đó, vào cuối tháng 12/2016, Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất và báo cáo Chính phủ phương án triển khai dự án hầm vượt sông Hàn với tổng kinh phí đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Lê Văn Trung cho hay, quyết định xây hầm vượt sông Hàn được đưa ra sau khi thành phố Đà Nẵng đã cân nhắc rất nhiều yếu tố như muốn giữ lại mặt sông rộng 2,5 km; giao thông qua hầm trong mùa mưa gió thuận lợi hơn cầu… Dự kiến năm 2018 sẽ khởi công và hoàn thành trong khoảng 36 tháng.
Theo thiết kế, hầm vượt sông Hàn sẽ có tổng chiều dài hơn 1,3 km, trong đó đoạn hầm chìm dài 900 m, quy mô 6 làn xe cơ giới. Hầm nối tại điểm giao đường Đống Đa, Trần Phú, bờ Tây sông Hàn chạy theo hình chữ Z qua kết nối với đường Vân Đồn, Sơn Trà.
Tại thời điểm đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng xác nhận, chủ trương làm hầm của Đà Nẵng đã nhận được những dư luận trái chiều. Tuy nhiên, công trình hầm chui qua sông Hàn rất cần thiết, là tầm nhìn phát triển thành phố trong 10-20 năm tới chứ không chỉ trong tương lai gần.