Thủ tướng đồng ý với đề xuất hỗ trợ dệt may vượt khó
Trong buổi làm việc mới đây, Thủ tướng cơ bản đã đồng ý với các biện pháp hỗ trợ mà ngành dệt may đề xuất
Trong buổi làm việc mới đây, Thủ tướng cơ bản đã đồng ý với các biện pháp hỗ trợ mà ngành dệt may đề xuất.
Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. Tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt mức 550 triệu USD, giảm tới 33% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 24% so với tháng 12 /2008.
Trước những khó khăn về thị trường tiêu thụ, việc giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho 2 triệu lao động trong ngành dệt may đang trở thành một vấn đề bức thiết.
Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo ngành này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cơ bản đồng ý với các đề xuất mà ngành đưa ra như hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ mua 15 triệu tấn bông dự trữ, hỗ trợ xuất khẩu, dành quỹ đất trồng nguyên liệu sản xuất…
Ngoài ra, tuy đánh giá cao đóng góp tới 15% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian qua và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhưng Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế của ngành như: chưa tạo được bước đột phá về thị trường tiêu thụ, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao...
Về kế hoạch phát triển trong năm 2009, Thủ tướng đề nghị ngành mà nòng cốt là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cần triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 10 -10,5 tỷ USD. Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, lao động, tài chính và thuế cho ngành.
Ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. Tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt mức 550 triệu USD, giảm tới 33% so với cùng kỳ năm 2008 và giảm 24% so với tháng 12 /2008.
Trước những khó khăn về thị trường tiêu thụ, việc giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho 2 triệu lao động trong ngành dệt may đang trở thành một vấn đề bức thiết.
Trong buổi làm việc mới đây với lãnh đạo ngành này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cơ bản đồng ý với các đề xuất mà ngành đưa ra như hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ mua 15 triệu tấn bông dự trữ, hỗ trợ xuất khẩu, dành quỹ đất trồng nguyên liệu sản xuất…
Ngoài ra, tuy đánh giá cao đóng góp tới 15% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may trong thời gian qua và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhưng Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế của ngành như: chưa tạo được bước đột phá về thị trường tiêu thụ, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao...
Về kế hoạch phát triển trong năm 2009, Thủ tướng đề nghị ngành mà nòng cốt là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cần triển khai quyết liệt các giải pháp, phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 10 -10,5 tỷ USD. Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa về chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, lao động, tài chính và thuế cho ngành.