Thủ tướng: Không mua xe mới, không nhận hoa mừng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những đánh giá, chỉ đạo được xem là “cực kỳ quyết liệt”
Ngày 1/8, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 7 và là phiên họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ngoài những chỉ đạo mang tính tổng quát tương tự như tại các cuộc họp trước đó về kinh tế - xã hội, tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những đánh giá, chỉ đạo được xem là “cực kỳ quyết liệt”, nhằm hiện thực quan điểm, tư tưởng của một chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ.
“Bắn chỉ thiên quá nhiều”
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng nói, tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, các thành viên Chính phủ cần nhận diện để xác định nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ.
Ông Phúc nhìn nhận, tuy thời gian qua, nhiều bộ ngành đã có những dấu ấn trong xử lý các vấn đề xã hội bức xúc, nhưng một số bộ, ngành còn để ngành mình có những tồn tại hạn chế, tạo uy tín không tốt.
Theo Thủ tướng, vẫn còn nhiều bất cập mà dư luận và xã hội đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành phải có trách nhiệm hơn nữa, nhìn nhận và xử lý tốt hơn.
“Có những bộ có hàng chục cục, vụ, viện, nhiều trường đại học, hàng trăm giáo sư - tiến sỹ, nhưng tác dụng và sản phẩm nổi bật cống hiến cho xã hội chưa rõ”, Thủ tướng nói. Bên cạnh đó, có những bộ phản ứng chính sách chậm, thiếu nhạy bén và sáng tạo, nên khi dư luận phản ứng mới có sự chỉ đạo. Vẫn còn tình trạng cán bộ còn trì trệ, tiêu cực, nhũng nhiễu nhân dân.
“Một chính phủ không hướng về nhân dân, thì người dân không ủng hộ”, Thủ tướng nói.
Ông yêu cầu sắp tới các bộ trưởng phải chủ động, quán xuyến công việc, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm cá nhân, tuyệt đối không cá nhân chủ nghĩa, không nhũng nhiễu tiêu cực, vì nhiệm vụ chung và lợi ích của nhân dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành nói phải đi đôi với làm, giải quyết các vụ việc thuộc ngành mình quản lý đúng người, đúng việc và quy rõ trách nhiệm cụ thể.
“Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các phó thủ tướng thực hiện đến đâu. Vấn đề an toàn thực phẩm, chặt phá rừng giải quyết đến đâu, xử lý đối tượng nào chưa? Hay tòa nhà 8B Lê Trực Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa Thủ đô như vậy, hai nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được”, Thủ tướng thể hiện sự cương quyết.
“Tìm người tài, chứ không phải người nhà”
Chỉ đạo về nội dung xây dựng một bộ máy cán bộ, công chức liêm khiết, trong sạch, có năng lực làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ ngành phải phân công đúng người, đúng việc, quy rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cá nhân. Phải đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh ở các khâu, kể cả khâu tuyển chọn, bổ nhiệm.
“Chúng ta thi tuyển là để tìm người tài, chứ không phải tìm người nhà”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra với cả bộ máy là phải triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó Chính phủ và từng thành viên Chính phủ phải đi đầu trong công tác tiết kiệm, chống lãng phí. Các bộ ngành, đơn vị sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, tài sản, nhất là xe công, trụ sở, hội họp, đi công tác.
Thủ tướng nói rằng, ông sẽ làm gương, không mua xe mới, yêu cầu các thành viên Chính phủ không nhận hoa chúc mừng.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương rà soát việc quản lý tài sản công, xây dựng trụ sở của các bộ ngành.
“Tôi mong các thành viên Chính phủ đoàn kết, nhất trí, chung tay xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chúng ta phải hành động ngay và nhất là phải cùng hứa với Đảng, với nhân dân, sẽ không để xảy ra bê bối, làm mất niềm tin”, Thủ tướng nói.
Ông lưu ý các thành viên Chính phủ, chỉ còn ba tháng rưỡi nữa phải trả lời chất vấn trước Quốc hội, và trước đó, Chính phủ phải báo cáo Trung ương về những vấn đề đặt ra của năm 2016 và nhiệm vụ 2017, thời gian không còn nhiều, nên nếu không khẩn trương, chủ động sẽ không xử lý kịp các nhiệm vụ công việc.
Thủ tướng cũng yêu cầu đề cao trách nhiệm cá nhân của từng bộ trưởng, trưởng ngành. Các “tư lệnh ngành” là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng về kết quả công tác của ngành. Phải toàn tâm, toàn ý cho công việc, làm việc thực chất và giảm tối đa việc “đánh bóng cá nhân”.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng phải sâu sát, thường xuyên nắm bắt thông tin, không được để tình trạng có những vụ việc bộ trưởng không biết, trong khi dư luận đã bất bình.
Ngoài những chỉ đạo mang tính tổng quát tương tự như tại các cuộc họp trước đó về kinh tế - xã hội, tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có những đánh giá, chỉ đạo được xem là “cực kỳ quyết liệt”, nhằm hiện thực quan điểm, tư tưởng của một chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ.
“Bắn chỉ thiên quá nhiều”
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng nói, tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, các thành viên Chính phủ cần nhận diện để xác định nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ.
Ông Phúc nhìn nhận, tuy thời gian qua, nhiều bộ ngành đã có những dấu ấn trong xử lý các vấn đề xã hội bức xúc, nhưng một số bộ, ngành còn để ngành mình có những tồn tại hạn chế, tạo uy tín không tốt.
Theo Thủ tướng, vẫn còn nhiều bất cập mà dư luận và xã hội đòi hỏi Chính phủ và các bộ ngành phải có trách nhiệm hơn nữa, nhìn nhận và xử lý tốt hơn.
“Có những bộ có hàng chục cục, vụ, viện, nhiều trường đại học, hàng trăm giáo sư - tiến sỹ, nhưng tác dụng và sản phẩm nổi bật cống hiến cho xã hội chưa rõ”, Thủ tướng nói. Bên cạnh đó, có những bộ phản ứng chính sách chậm, thiếu nhạy bén và sáng tạo, nên khi dư luận phản ứng mới có sự chỉ đạo. Vẫn còn tình trạng cán bộ còn trì trệ, tiêu cực, nhũng nhiễu nhân dân.
“Một chính phủ không hướng về nhân dân, thì người dân không ủng hộ”, Thủ tướng nói.
Ông yêu cầu sắp tới các bộ trưởng phải chủ động, quán xuyến công việc, đổi mới phương pháp làm việc, đề cao trách nhiệm cá nhân, tuyệt đối không cá nhân chủ nghĩa, không nhũng nhiễu tiêu cực, vì nhiệm vụ chung và lợi ích của nhân dân.
Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo bộ, ngành nói phải đi đôi với làm, giải quyết các vụ việc thuộc ngành mình quản lý đúng người, đúng việc và quy rõ trách nhiệm cụ thể.
“Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc. Ngay ngày hôm nay phải thành lập tổ công tác theo dõi kết luận của Thủ tướng và các phó thủ tướng thực hiện đến đâu. Vấn đề an toàn thực phẩm, chặt phá rừng giải quyết đến đâu, xử lý đối tượng nào chưa? Hay tòa nhà 8B Lê Trực Hà Nội xử lý đến đâu, tại sao? Không lẽ giữa Thủ đô như vậy, hai nhiệm kỳ Chính phủ xử lý không được”, Thủ tướng thể hiện sự cương quyết.
“Tìm người tài, chứ không phải người nhà”
Chỉ đạo về nội dung xây dựng một bộ máy cán bộ, công chức liêm khiết, trong sạch, có năng lực làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ ngành phải phân công đúng người, đúng việc, quy rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cá nhân. Phải đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh ở các khâu, kể cả khâu tuyển chọn, bổ nhiệm.
“Chúng ta thi tuyển là để tìm người tài, chứ không phải tìm người nhà”, Thủ tướng nói.
Yêu cầu được người đứng đầu Chính phủ đưa ra với cả bộ máy là phải triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó Chính phủ và từng thành viên Chính phủ phải đi đầu trong công tác tiết kiệm, chống lãng phí. Các bộ ngành, đơn vị sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, tài sản, nhất là xe công, trụ sở, hội họp, đi công tác.
Thủ tướng nói rằng, ông sẽ làm gương, không mua xe mới, yêu cầu các thành viên Chính phủ không nhận hoa chúc mừng.
Cũng tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương rà soát việc quản lý tài sản công, xây dựng trụ sở của các bộ ngành.
“Tôi mong các thành viên Chính phủ đoàn kết, nhất trí, chung tay xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Chúng ta phải hành động ngay và nhất là phải cùng hứa với Đảng, với nhân dân, sẽ không để xảy ra bê bối, làm mất niềm tin”, Thủ tướng nói.
Ông lưu ý các thành viên Chính phủ, chỉ còn ba tháng rưỡi nữa phải trả lời chất vấn trước Quốc hội, và trước đó, Chính phủ phải báo cáo Trung ương về những vấn đề đặt ra của năm 2016 và nhiệm vụ 2017, thời gian không còn nhiều, nên nếu không khẩn trương, chủ động sẽ không xử lý kịp các nhiệm vụ công việc.
Thủ tướng cũng yêu cầu đề cao trách nhiệm cá nhân của từng bộ trưởng, trưởng ngành. Các “tư lệnh ngành” là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng về kết quả công tác của ngành. Phải toàn tâm, toàn ý cho công việc, làm việc thực chất và giảm tối đa việc “đánh bóng cá nhân”.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng phải sâu sát, thường xuyên nắm bắt thông tin, không được để tình trạng có những vụ việc bộ trưởng không biết, trong khi dư luận đã bất bình.