Thủ tướng: “Ngành công thương vấp nhưng chưa ngã”
Đánh giá ngành công thương năm 2016, Thủ tướng nhấn mạnh, cần có hàng rào thương mại để bảo vệ thị trường nội địa
“Ngành công thương tuy vấp nhưng chưa ngã. Chưa năm nào mà chúng ta gặp khó khăn như năm nay, từ nhân tai, thiên tai đến tiền tệ, sản xuất, kinh doanh... Mình nhiều rào cản quá các đồng chí ạ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 ngành công thương, hôm 6/1.
“Không ném tiền vào các dự án thua lỗ”
Thủ tướng đánh giá, ngành công thương năm qua trải qua nhiều biến cố, có các dự án thua lỗ ngàn tỷ, nhưng ngành đã tự vươn lên với sự nỗ lực của cả ngành, các tập đoàn, tổng công ty...
Ngành khai khoáng giảm mạnh tác động tiêu cực đến GDP, khiến tăng trưởng năm 2016 chỉ còn 6,21%, không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Một số dự án điện xây dựng chậm tiến độ, tình trạng lừa đảo trong bán hàng đa cấp còn tràn lan. Việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm - chưa hiệu quả. Một số đơn vị lớn vẫn chưa tập trung cổ phần hoá.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ cho biết việc nhiều cán bộ của ngành công thương đi nước ngoài đã tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ quản lý còn nhiều tồn tại, nhiều bất cập, nay mới phải gánh hậu quả.
“Quốc hội đã nhiều lần hỏi thăm sức khoẻ của các dự án thua lỗ đắp chiếu. Để giải quyết thực trạng ngổn ngang tại các dự án nghìn tỷ trên, Chính phủ đã cho thành lập ban chỉ đạo xử lý các dự án thua lỗ”, Thủ tướng nói.
Ông cho rằng, đã đến lúc cần giảm phụ thuộc vào tài nguyên dầu mỏ, than đá…, dần chuyển sang lấy công nghệ, sáng tạo làm động lực phát triển lâu dài của công nghiệp Việt Nam, nhưng trước mắt sẽ dựa vào cả tài nguyên và sáng tạo, công nghệ.
Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển công nghiệp không thể thiếu việc tạo ra một môi trường cho người dân làm ăn tử tế, sòng phẳng, không bị chèn ép, có sự cạnh tranh công bằng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ kiến tạo, trong đó Bộ Công Thương là thành viên. Kiến tạo ở đây là thể chế, con người, luật pháp và quy luật phát triển đúng, sát thị trường.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, cái gì cản trở cho thể chế của Chính phủ sẽ phải loại bỏ, xây dựng một “Chính phủ lắng nghe”, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thương mại hàng hoá, bao gồm hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Đặc biệt, ông cho rằng phải loại bỏ quan liêu, bao cấp, tham nhũng trong phát triển bằng thể chế, chính sách, chỉ đạo của con người. Trước mắt là thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Đặc biệt, Thủ tướng đôn đốc việc giải quyết những tồn đọng, như các dự án thua lỗ trong ngành công thương. “Lãnh đạo bộ ngành cần tập trung vào cổ phần hoá, đảm bảo đúng lộ trình, tránh thất thoát. Nhà nước không có khả năng và cũng không nên ném tiền vào các dự án thua lỗ. Dự án nào cần thì cho phá sản, nhưng phải có chính sách cụ thể”.
Bảo vệ thị trường trong nước
Theo Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có sự vươn lên, dù nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Ông đánh giá cao việc cải cách hành chính, giảm số cục, vụ theo đề án đã được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký ban hành, mở dịch vụ công trực tuyến, công tác chống buôn lậu...
“Tái cơ cấu bộ máy công thương là một cuộc cách mạng. Có quá nhiều đơn vị, vụ, cục, tập đoàn cũng thế, bộ máy quá đồ sộ, người đông, không hiệu quả, phải tính lại”, Thủ tướng nói và ghi nhận việc bãi bỏ hàng loạt các thủ tục, điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp vừa qua của Bộ Công Thương.
Đặc biệt, việc bãi bỏ quy định siết doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và hơn 30% thủ tục hành chính khác được Thủ tướng đánh giá tích cực và góp phần xây dựng “Chính phủ kiến tạo”.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, những nỗ lực đó cần tiếp tục, song phải đảm yếu tố thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Ông yêu cầu ngành công thương tính toán, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Các lãnh đạo cấp cao, đại sứ đến tham tán, công chức đều phải quảng bá sản phẩm ra nước ngoài.
Thủ tướng khẳng định, phải hỗ trợ người nông dân bằng cách ứng dụng thương mại điện tử vào khâu tiêu thụ.
Với quốc gia 100 triệu dân, Thủ tướng cho rằng phải phát triển và bảo vệ thị trường nội địa bằng cách khuyến khích người Việt tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao, giá thành phù hợp, mẫu mã đẹp. Đặc biệt, theo Thủ tướng, hàng hoá phải khơi dậy được tình yêu nước của người Việt, không thể để tất cả thị trường rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
“Cần có chính sách phát triển hàng hoá, ngành công nghiệp trong nước như điện tử, ôtô, cơ khí. Ôtô không phải chỉ là một ngành công nghiệp mà còn là bộ mặt quốc gia, nên không thể mở cửa ồ ạt để đất nước để trở thành thị trường tiêu thụ. Cần có hàng rào thương mại để bảo vệ thị trường nội địa. Tôi không phân biệt doanh nghiệp FDI, song cần có không gian phát triển cho doanh nghiệp tư nhân trong nước mà không vi phạm các cam kết hội nhập”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết Việt Nam bao năm qua xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp đủ các cản trở, rào cản kỹ thuật, mất bao năm để bán được các loại trái cây tốt cho các nước.
Vì vậy, ông yêu cầu bảo vệ thị trường trong nước và không có lợi ích nhóm nào trong việc này. Bộ Công Thương phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu, phát triển công nghiệp như đã được giao.
“Không ném tiền vào các dự án thua lỗ”
Thủ tướng đánh giá, ngành công thương năm qua trải qua nhiều biến cố, có các dự án thua lỗ ngàn tỷ, nhưng ngành đã tự vươn lên với sự nỗ lực của cả ngành, các tập đoàn, tổng công ty...
Ngành khai khoáng giảm mạnh tác động tiêu cực đến GDP, khiến tăng trưởng năm 2016 chỉ còn 6,21%, không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Một số dự án điện xây dựng chậm tiến độ, tình trạng lừa đảo trong bán hàng đa cấp còn tràn lan. Việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm - chưa hiệu quả. Một số đơn vị lớn vẫn chưa tập trung cổ phần hoá.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ cho biết việc nhiều cán bộ của ngành công thương đi nước ngoài đã tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ quản lý còn nhiều tồn tại, nhiều bất cập, nay mới phải gánh hậu quả.
“Quốc hội đã nhiều lần hỏi thăm sức khoẻ của các dự án thua lỗ đắp chiếu. Để giải quyết thực trạng ngổn ngang tại các dự án nghìn tỷ trên, Chính phủ đã cho thành lập ban chỉ đạo xử lý các dự án thua lỗ”, Thủ tướng nói.
Ông cho rằng, đã đến lúc cần giảm phụ thuộc vào tài nguyên dầu mỏ, than đá…, dần chuyển sang lấy công nghệ, sáng tạo làm động lực phát triển lâu dài của công nghiệp Việt Nam, nhưng trước mắt sẽ dựa vào cả tài nguyên và sáng tạo, công nghệ.
Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển công nghiệp không thể thiếu việc tạo ra một môi trường cho người dân làm ăn tử tế, sòng phẳng, không bị chèn ép, có sự cạnh tranh công bằng. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ kiến tạo, trong đó Bộ Công Thương là thành viên. Kiến tạo ở đây là thể chế, con người, luật pháp và quy luật phát triển đúng, sát thị trường.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, cái gì cản trở cho thể chế của Chính phủ sẽ phải loại bỏ, xây dựng một “Chính phủ lắng nghe”, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thương mại hàng hoá, bao gồm hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Đặc biệt, ông cho rằng phải loại bỏ quan liêu, bao cấp, tham nhũng trong phát triển bằng thể chế, chính sách, chỉ đạo của con người. Trước mắt là thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Đặc biệt, Thủ tướng đôn đốc việc giải quyết những tồn đọng, như các dự án thua lỗ trong ngành công thương. “Lãnh đạo bộ ngành cần tập trung vào cổ phần hoá, đảm bảo đúng lộ trình, tránh thất thoát. Nhà nước không có khả năng và cũng không nên ném tiền vào các dự án thua lỗ. Dự án nào cần thì cho phá sản, nhưng phải có chính sách cụ thể”.
Bảo vệ thị trường trong nước
Theo Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có sự vươn lên, dù nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Ông đánh giá cao việc cải cách hành chính, giảm số cục, vụ theo đề án đã được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký ban hành, mở dịch vụ công trực tuyến, công tác chống buôn lậu...
“Tái cơ cấu bộ máy công thương là một cuộc cách mạng. Có quá nhiều đơn vị, vụ, cục, tập đoàn cũng thế, bộ máy quá đồ sộ, người đông, không hiệu quả, phải tính lại”, Thủ tướng nói và ghi nhận việc bãi bỏ hàng loạt các thủ tục, điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp vừa qua của Bộ Công Thương.
Đặc biệt, việc bãi bỏ quy định siết doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và hơn 30% thủ tục hành chính khác được Thủ tướng đánh giá tích cực và góp phần xây dựng “Chính phủ kiến tạo”.
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, những nỗ lực đó cần tiếp tục, song phải đảm yếu tố thị trường trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Ông yêu cầu ngành công thương tính toán, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Các lãnh đạo cấp cao, đại sứ đến tham tán, công chức đều phải quảng bá sản phẩm ra nước ngoài.
Thủ tướng khẳng định, phải hỗ trợ người nông dân bằng cách ứng dụng thương mại điện tử vào khâu tiêu thụ.
Với quốc gia 100 triệu dân, Thủ tướng cho rằng phải phát triển và bảo vệ thị trường nội địa bằng cách khuyến khích người Việt tiêu thụ hàng Việt Nam chất lượng cao, giá thành phù hợp, mẫu mã đẹp. Đặc biệt, theo Thủ tướng, hàng hoá phải khơi dậy được tình yêu nước của người Việt, không thể để tất cả thị trường rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài.
“Cần có chính sách phát triển hàng hoá, ngành công nghiệp trong nước như điện tử, ôtô, cơ khí. Ôtô không phải chỉ là một ngành công nghiệp mà còn là bộ mặt quốc gia, nên không thể mở cửa ồ ạt để đất nước để trở thành thị trường tiêu thụ. Cần có hàng rào thương mại để bảo vệ thị trường nội địa. Tôi không phân biệt doanh nghiệp FDI, song cần có không gian phát triển cho doanh nghiệp tư nhân trong nước mà không vi phạm các cam kết hội nhập”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết Việt Nam bao năm qua xuất khẩu tôm vào Mỹ gặp đủ các cản trở, rào cản kỹ thuật, mất bao năm để bán được các loại trái cây tốt cho các nước.
Vì vậy, ông yêu cầu bảo vệ thị trường trong nước và không có lợi ích nhóm nào trong việc này. Bộ Công Thương phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu, phát triển công nghiệp như đã được giao.