Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Mỹ
Nhà lãnh đạo đầu tiên tại Đông Nam Á thăm Mỹ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống
Đêm 28/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức nước Mỹ từ ngày 29-31/5, theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.
Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, và sẽ là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa một lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Tổng thống Mỹ Donald Trump, kể từ khi cả hai nước có ban lãnh đạo mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên tại Đông Nam Á thăm Mỹ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống.
Tham gia đoàn có Phó thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thứ trưởng các bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hiệp quốc Nguyễn Phương Nga, đại diện Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ lần này nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam - đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt - Mỹ.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng trích lời ông Lương Văn Tự, cựu Thứ trưởng Thương mại Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam: “Tính cách con người Việt Nam và người Mỹ có điểm giống nhau là cởi mở và rất thực tế. Lịch sử cũng rất lạ. Ít quốc gia nào trên thế giới mà tuyên ngôn độc lập lại trích một đoạn của tuyên ngôn độc lập của Mỹ như Việt Nam. Mỹ cũng là quốc gia có số lượng Việt kiều đông nhất thế giới. Tôi đi dự nhiều hội nghị quốc tế, đoàn Việt Nam luôn ngồi cạnh đoàn Mỹ. Mặc dù lúc đó quan hệ chưa như bây giờ. Đoàn Việt Nam và đoàn Mỹ nhiều lúc chỉ chào và bắt tay xã giao rồi thôi. Dù muốn hay không muốn thì theo vần ABC, chúng ta cũng ngồi bên nhau”.
Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Tp.HCM và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.
Kể từ khi Việt - Mỹ xác lập quan hệ đối tác toàn diện (tháng 7/2013) trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị và con đường phát triển của nhau, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Phía Việt Nam thăm Mỹ có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2015); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (tháng 9/2015); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc (tháng 9/2015); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ (tháng 2/2016)… Phía Mỹ cử nhiều đoàn thăm Việt Nam: Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016); Ngoại trưởng John Kerry (tháng 1/2017); Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (tháng 6/2015)…
Mỹ hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức 20%/năm những năm gần đây. Mỹ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77%/năm (gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ), xuất siêu về dịch vụ. Mỹ xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 815 dự án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD.
Việt Nam đang có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Mỹ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ 6 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Mỹ. Hai bên đang tích cực triển khai dự án Đại học Fulbright tại Việt Nam; bước đầu triển khai Chương trình Hòa bình, cho phép các tình nguyện viên Mỹ vào dạy tiếng Anh tại Hà Nội và Tp.HCM. Lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam năm 2016 đạt 552.700 lượt, tăng 12,8% so với năm 2015.
Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, và sẽ là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa một lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Tổng thống Mỹ Donald Trump, kể từ khi cả hai nước có ban lãnh đạo mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên tại Đông Nam Á thăm Mỹ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống.
Tham gia đoàn có Phó thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thứ trưởng các bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hiệp quốc Nguyễn Phương Nga, đại diện Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ lần này nhằm tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam - đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt - Mỹ.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng trích lời ông Lương Văn Tự, cựu Thứ trưởng Thương mại Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam: “Tính cách con người Việt Nam và người Mỹ có điểm giống nhau là cởi mở và rất thực tế. Lịch sử cũng rất lạ. Ít quốc gia nào trên thế giới mà tuyên ngôn độc lập lại trích một đoạn của tuyên ngôn độc lập của Mỹ như Việt Nam. Mỹ cũng là quốc gia có số lượng Việt kiều đông nhất thế giới. Tôi đi dự nhiều hội nghị quốc tế, đoàn Việt Nam luôn ngồi cạnh đoàn Mỹ. Mặc dù lúc đó quan hệ chưa như bây giờ. Đoàn Việt Nam và đoàn Mỹ nhiều lúc chỉ chào và bắt tay xã giao rồi thôi. Dù muốn hay không muốn thì theo vần ABC, chúng ta cũng ngồi bên nhau”.
Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Tp.HCM và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.
Kể từ khi Việt - Mỹ xác lập quan hệ đối tác toàn diện (tháng 7/2013) trên cơ sở tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị và con đường phát triển của nhau, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Phía Việt Nam thăm Mỹ có: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2015); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (tháng 9/2015); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự phiên họp Đại hội đồng Liên hiệp quốc (tháng 9/2015); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ (tháng 2/2016)… Phía Mỹ cử nhiều đoàn thăm Việt Nam: Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016); Ngoại trưởng John Kerry (tháng 1/2017); Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter (tháng 6/2015)…
Mỹ hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng liên tục ở mức 20%/năm những năm gần đây. Mỹ tuy nhập siêu song tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam tăng nhanh ở mức 77%/năm (gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ), xuất siêu về dịch vụ. Mỹ xếp thứ 8/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với 815 dự án, tổng vốn đăng ký 10,07 tỷ USD.
Việt Nam đang có hơn 31.000 sinh viên, thực tập sinh đang theo học tại Mỹ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á, đứng thứ 6 trong số các nước có nhiều du học sinh tại Mỹ. Hai bên đang tích cực triển khai dự án Đại học Fulbright tại Việt Nam; bước đầu triển khai Chương trình Hòa bình, cho phép các tình nguyện viên Mỹ vào dạy tiếng Anh tại Hà Nội và Tp.HCM. Lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam năm 2016 đạt 552.700 lượt, tăng 12,8% so với năm 2015.