Thủ tướng Nhật từ chối tới Trung Quốc dự duyệt binh
Động thái của ông Abe có phần liên quan tới sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không tham dự các sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc thế chiến tranh thứ hai, tổ chức tại Trung Quốc vào đầu tháng tới, trong đó có một lễ duyệt binh hoành tráng.
Động thái này của ông Abe có lẽ một phần xuất phát từ mối quan ngại liên quan tới sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.
Theo kênh truyền hình quốc gia của Nhật NHK, lý do chính thức mà Tokyo đưa ra để giải thích cho việc nhà lãnh đạo Nhật không tới Trung Quốc tham dự sự kiện này là tập trung vào dự luật phòng thủ tập thể đang được thảo luận trong Quốc hội Nhật.
“Thủ tướng đã quyết định không tham dự vì chương trình làm việc của ông ấy ở Quốc hội”, Chánh thư ký nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu trước báo giới. “Ông ấy cũng sẽ không tới Trung Quốc trước hoặc sau ngày 3/9. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách để hai nước liên lạc với nhau”.
Ông Suga cũng nói rằng phía Trung Quốc đã được báo tin về việc ông Abe không tới tham dự lễ kỷ niệm kết thúc thế chiến thứ hai ở Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Tuy nhiên, theo tờ báo Sankei của Nhật, ông Abe cũng muốn thể hiện quan điểm đứng về phía các quốc gia phương Tây không dự lễ kỷ niệm nói trên tại Trung Quốc. Các quốc gia này có chung mối quan ngại về hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Giới chức Mỹ và châu Âu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại cho rằng cuộc duyệt binh của Trung Quốc có thể bị xem như một cuộc phô trương lực lượng, gửi đi tín hiệu sai trong lúc tình hình ở khu vực vốn dĩ đã căng thẳng - theo tờ South China Morning Post.
Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9 để kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi sự kết thúc của cuộc chiến tranh này là “chiến thắng trong cuộc chiến tranh của nhân dân Trung Quốc chống lại sự hung hăng của Nhật Bản”.
Trong sự kiện này, khoảng 12.000 binh sỹ, chủ yếu là binh sỹ Trung Quốc cùng lực lượng từ Nga, Mông Cổ và một số quốc gia khác, sẽ diễu binh ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Nhiều xe tăng và chiến đấu cơ đã xuất hiện trong cuộc tổng duyệt diễu binh diễn ra ở Bắc Kinh vào cuối tuần vừa rồi.
Mối quan hệ Trung-Nhật từ lâu đã chịu ảnh hưởng từ việc mà Trung Quốc cho là Nhật Bản không chịu chuộc lỗi về việc nước này chiếm đóng nhiều phần của Trung Quốc trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai. Theo ước tính của các nhà sử học Trung Quốc và phương Tây, hàng triệu dân thường Trung Quốc đã thiệt mạng trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc.
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Abe đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy vậy, tiến trình này diễn ra rất chậm chạp, một phần do vấn đề lịch sử, một phần do vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Quan hệ giữa hai nước mới chỉ tan băng nhẹ kể từ khi ông Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp bên lề hai sự kiện đa phương diễn ra hồi tháng 4 năm nay và tháng 11 năm ngoái. Tuy vậy, mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á vẫn chưa thể được coi là thân thiện.
Hôm 15/8 vừa qua, ngày kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông Abe đã không tới thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni thờ các nhà lãnh đạo nước Nhật thời chiến tranh - những người bị liệt vào nhóm tội phạm chiến tranh hạng A. Trung Quốc và Hàn Quốc cùng xem ngôi đền này là biểu tượng của quá khứ quân phiệt Nhật.
Cách đây khoảng một tuần, tờ báo Maichi của Nhật đưa tin ông Abe sẽ hội kiến ông Tập Cận Bình vào ngày 3/9 tại Bắc Kinh. Tờ báo này dẫn nguồn tin ngoại giao nói Thủ tướng Nhật sẽ tham dự lễ diễu binh vào buổi sáng, sau đó gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc vào buổi chiều.
Tờ báo Asahi của Nhật Bản ngày 24/8 nói ông Abe đã có lúc cân nhắc tới Trung Quốc trước hoặc sau sự kiện 3/9 vì lo ngại việc tham dự lễ diễu binh sẽ dẫn tới sự phản đối của những người ủng hộ ông.
Trung Quốc đã mời khoảng 50 nhà lãnh đạo thế giới tới tham dự lễ kỷ niệm này, mở ra cho Thủ tướng Abe một cơ hội gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc cũng như nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Ông Putin đã tuyên bố tới tham dự sự kiện.
Động thái này của ông Abe có lẽ một phần xuất phát từ mối quan ngại liên quan tới sự bành trướng quân sự của Trung Quốc.
Theo kênh truyền hình quốc gia của Nhật NHK, lý do chính thức mà Tokyo đưa ra để giải thích cho việc nhà lãnh đạo Nhật không tới Trung Quốc tham dự sự kiện này là tập trung vào dự luật phòng thủ tập thể đang được thảo luận trong Quốc hội Nhật.
“Thủ tướng đã quyết định không tham dự vì chương trình làm việc của ông ấy ở Quốc hội”, Chánh thư ký nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu trước báo giới. “Ông ấy cũng sẽ không tới Trung Quốc trước hoặc sau ngày 3/9. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách để hai nước liên lạc với nhau”.
Ông Suga cũng nói rằng phía Trung Quốc đã được báo tin về việc ông Abe không tới tham dự lễ kỷ niệm kết thúc thế chiến thứ hai ở Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận gì về vấn đề này.
Tuy nhiên, theo tờ báo Sankei của Nhật, ông Abe cũng muốn thể hiện quan điểm đứng về phía các quốc gia phương Tây không dự lễ kỷ niệm nói trên tại Trung Quốc. Các quốc gia này có chung mối quan ngại về hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Giới chức Mỹ và châu Âu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại cho rằng cuộc duyệt binh của Trung Quốc có thể bị xem như một cuộc phô trương lực lượng, gửi đi tín hiệu sai trong lúc tình hình ở khu vực vốn dĩ đã căng thẳng - theo tờ South China Morning Post.
Trung Quốc dự kiến sẽ tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9 để kỷ niệm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi sự kết thúc của cuộc chiến tranh này là “chiến thắng trong cuộc chiến tranh của nhân dân Trung Quốc chống lại sự hung hăng của Nhật Bản”.
Trong sự kiện này, khoảng 12.000 binh sỹ, chủ yếu là binh sỹ Trung Quốc cùng lực lượng từ Nga, Mông Cổ và một số quốc gia khác, sẽ diễu binh ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Nhiều xe tăng và chiến đấu cơ đã xuất hiện trong cuộc tổng duyệt diễu binh diễn ra ở Bắc Kinh vào cuối tuần vừa rồi.
Mối quan hệ Trung-Nhật từ lâu đã chịu ảnh hưởng từ việc mà Trung Quốc cho là Nhật Bản không chịu chuộc lỗi về việc nước này chiếm đóng nhiều phần của Trung Quốc trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai. Theo ước tính của các nhà sử học Trung Quốc và phương Tây, hàng triệu dân thường Trung Quốc đã thiệt mạng trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng ở Trung Quốc.
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Abe đã nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy vậy, tiến trình này diễn ra rất chậm chạp, một phần do vấn đề lịch sử, một phần do vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Quan hệ giữa hai nước mới chỉ tan băng nhẹ kể từ khi ông Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp bên lề hai sự kiện đa phương diễn ra hồi tháng 4 năm nay và tháng 11 năm ngoái. Tuy vậy, mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á vẫn chưa thể được coi là thân thiện.
Hôm 15/8 vừa qua, ngày kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai, ông Abe đã không tới thăm ngôi đền gây tranh cãi Yasukuni thờ các nhà lãnh đạo nước Nhật thời chiến tranh - những người bị liệt vào nhóm tội phạm chiến tranh hạng A. Trung Quốc và Hàn Quốc cùng xem ngôi đền này là biểu tượng của quá khứ quân phiệt Nhật.
Cách đây khoảng một tuần, tờ báo Maichi của Nhật đưa tin ông Abe sẽ hội kiến ông Tập Cận Bình vào ngày 3/9 tại Bắc Kinh. Tờ báo này dẫn nguồn tin ngoại giao nói Thủ tướng Nhật sẽ tham dự lễ diễu binh vào buổi sáng, sau đó gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc vào buổi chiều.
Tờ báo Asahi của Nhật Bản ngày 24/8 nói ông Abe đã có lúc cân nhắc tới Trung Quốc trước hoặc sau sự kiện 3/9 vì lo ngại việc tham dự lễ diễu binh sẽ dẫn tới sự phản đối của những người ủng hộ ông.
Trung Quốc đã mời khoảng 50 nhà lãnh đạo thế giới tới tham dự lễ kỷ niệm này, mở ra cho Thủ tướng Abe một cơ hội gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc cũng như nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Ông Putin đã tuyên bố tới tham dự sự kiện.