Thủ tướng sẽ gặp cộng đồng doanh nghiệp vào cuối tháng 3 tới
Cuộc gặp lần thứ nhất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cộng đồng doanh nghiệp diễn ra vào 30/4/2016
Sáng 9/2, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp để chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 2 của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 3 tới tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo sơ bộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 - Nghị quyết ra đời sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ nhất vào dịp 30/4/2016 tại Tp.HCM.
Theo đánh giá chung của hai cơ quan trên, Nghị quyết số 35 của Chính phủ đã đạt được kết quả quan trọng, nhất là tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào cam kết về Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Chính vì vậy 2016 là năm kỷ lục của nước ta về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký khi có hơn 110.100 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Bình quân 1 doanh nghiệp thành lập mới có vốn đăng ký 10 tỷ đồng, tăng 40,9%.
Về đầu tư nước ngoài, số dự án mới tăng 23,3%, tổng vốn đăng ký 26,89 tỷ USD, tăng 11,5%, vốn giải ngân đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% là mức giải ngân vốn cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, hai cơ quan trên cũng chỉ ra vấn đề khi thực hiện Nghị quyết 35 là một số bộ, ngành, địa phương thực hiện không tích cực.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tinh thần hừng hực trong Chính phủ, một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì một số nơi làm chưa tốt và nhiều nơi còn “lạnh lẽo”.
Tinh thần cải cách chưa chuyển được xuống cấp cơ sở, các cán bộ công chức làm việc hằng ngày với người dân và doanh nghiệp. Tình trạng Nghị quyết 35 đang là “nóng trên lạnh dưới”.
Với tư cách người đứng đầu cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá Bộ Tài chính là cơ quan tiên phong trong thực hiện Nghị quyết 35 với những cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Thứ hai là Bộ Công an về chính sách visa điện tử - sáng kiến kỹ thuật quan trọng thúc đẩy du lịch- đầu tư.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ ngành thảo luận, đánh giá kỹ hơn về sự phát triển về số lượng, đặc biệt là chất lượng sản xuất, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp nói chung.
“Phải đánh giá kỹ hơn bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động và đăng ký mã số thuế; bao nhiêu doanh nghiệp phát sinh thuế, làm ăn có lãi so với năm 2016?”, Phó thủ tướng nêu rõ và yêu cầu các bộ, ngành cũng cần đánh giá rõ về lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra hàng năm cùng với tiền lương, thu nhập của người lao động để nhận diện rõ được sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Phó thủ tướng, nền kinh tế bao gồm 5 loại thị trường là vốn, hàng hóa- dịch vụ, bất động sản, khoa học công nghệ, lao động và việc Chính phủ khơi thông 5 loại thị trường là rất quan trọng. Nếu không khơi thông được thì doanh nghiệp có ra đời cũng khó phát triển. Nên cần phải xem các nút thắt thị trường ở đâu để gỡ bỏ ngay.
Phó thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành thảo luận về trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động trong việc nâng cao chất lượng, năng suất lao động để tăng thu nhập của người lao động.
Cũng tại cuộc họp, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải có báo cáo đánh giá về hỗ trợ doanh nghiệp của từng địa phương, bộ ngành. Thực trạng bức tranh “sức khỏe” cụ thể của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…
Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo sơ bộ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 - Nghị quyết ra đời sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ nhất vào dịp 30/4/2016 tại Tp.HCM.
Theo đánh giá chung của hai cơ quan trên, Nghị quyết số 35 của Chính phủ đã đạt được kết quả quan trọng, nhất là tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào cam kết về Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Chính vì vậy 2016 là năm kỷ lục của nước ta về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký khi có hơn 110.100 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Bình quân 1 doanh nghiệp thành lập mới có vốn đăng ký 10 tỷ đồng, tăng 40,9%.
Về đầu tư nước ngoài, số dự án mới tăng 23,3%, tổng vốn đăng ký 26,89 tỷ USD, tăng 11,5%, vốn giải ngân đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% là mức giải ngân vốn cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, hai cơ quan trên cũng chỉ ra vấn đề khi thực hiện Nghị quyết 35 là một số bộ, ngành, địa phương thực hiện không tích cực.
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, tinh thần hừng hực trong Chính phủ, một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì một số nơi làm chưa tốt và nhiều nơi còn “lạnh lẽo”.
Tinh thần cải cách chưa chuyển được xuống cấp cơ sở, các cán bộ công chức làm việc hằng ngày với người dân và doanh nghiệp. Tình trạng Nghị quyết 35 đang là “nóng trên lạnh dưới”.
Với tư cách người đứng đầu cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá Bộ Tài chính là cơ quan tiên phong trong thực hiện Nghị quyết 35 với những cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Thứ hai là Bộ Công an về chính sách visa điện tử - sáng kiến kỹ thuật quan trọng thúc đẩy du lịch- đầu tư.
Phát biểu chỉ đạo, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ ngành thảo luận, đánh giá kỹ hơn về sự phát triển về số lượng, đặc biệt là chất lượng sản xuất, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp nói chung.
“Phải đánh giá kỹ hơn bao nhiêu doanh nghiệp đang hoạt động và đăng ký mã số thuế; bao nhiêu doanh nghiệp phát sinh thuế, làm ăn có lãi so với năm 2016?”, Phó thủ tướng nêu rõ và yêu cầu các bộ, ngành cũng cần đánh giá rõ về lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra hàng năm cùng với tiền lương, thu nhập của người lao động để nhận diện rõ được sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp.
Theo Phó thủ tướng, nền kinh tế bao gồm 5 loại thị trường là vốn, hàng hóa- dịch vụ, bất động sản, khoa học công nghệ, lao động và việc Chính phủ khơi thông 5 loại thị trường là rất quan trọng. Nếu không khơi thông được thì doanh nghiệp có ra đời cũng khó phát triển. Nên cần phải xem các nút thắt thị trường ở đâu để gỡ bỏ ngay.
Phó thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành thảo luận về trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động trong việc nâng cao chất lượng, năng suất lao động để tăng thu nhập của người lao động.
Cũng tại cuộc họp, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải có báo cáo đánh giá về hỗ trợ doanh nghiệp của từng địa phương, bộ ngành. Thực trạng bức tranh “sức khỏe” cụ thể của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…