Thủ tướng: Việt Nam còn quá ít luật sư
Số lượng luật sư Việt Nam phát triển rất nhanh nhưng nhìn lại thì thấy vẫn còn quá ít với các nước trong khu vực
Số lượng luật sư Việt Nam phát triển rất nhanh nhưng nhìn lại thì thấy vẫn còn quá ít với các nước trong khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại với gần hơn 300 luật sự thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam sáng 8/12.
Với chủ đề “Vai trò của luật sư trong cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”, buổi tọa đàm đã trở thành một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa người đứng đầu Chính phủ với giới luật sư trong nước.
Tính đến nay, với hơn 5.800 luật sư đang hành nghề và hơn 2.200 đang thực tập trên cả nước, đội ngũ luật sư đã và đang được đánh giá là có số lượng phát triển vượt bậc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển đạt 250%.
Thế nhưng, nếu so với quy mô dân số và các nước trên thế giới, tỷ lệ luật sư của Việt Nam vẫn còn quá ít, tính trung bình mới đạt 1/16.000 dân. Trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 1/250, Nhật Bản là 1/400, Singapore là 1/1.000, Thái Lan là 1/1.526...
Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khi mà nhu cầu về bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân, nhu cầu về tư vấn, xây dựng pháp luật đang ngày một tăng lên, việc chú trọng đến vai trò, vị trí cũng như tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư cần được Chính phủ cũng như các cấp, ngành và chính giới luật sư đặc biệt quan tâm.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, chủ trương của Việt Nam là luôn mong muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng con đường hòa bình, lịch sử và pháp luật. Muốn như vậy phải có đội ngũ luật sư có kiến thức, kinh nghiệm, vai trò của luật sư, những người am hiểu pháp luật phải luôn là những người đi tiên phong, phải cùng góp sức để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, ở góc độ những người trong cuộc, luật sư Trương Xuân Tám (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, luật sư vốn vẫn được xem là những người am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong cọ sát thực tế. Thế nhưng, thực tế thì vai trò của luật sư trong việc xây dựng pháp luật hiện nay lại đang bị xem nhẹ.
Không những thế, khi hoạt động tranh tụng trong các vụ án hình sự, luật sư thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là luôn bị từ chối cung cấp thông tin, cấp giấy chứng nhận bào chữa hay gặp bị cáo...
Thừa nhận những hạn chế đó, Thủ tướng cho rằng, về lý thuyết thì tất cả những vấn đề đó đã được quy định trong luật pháp. Tuy nhiên, để xảy ra những tình trạng trên là do chúng ta đang thiếu cơ chế để phát huy vai trò của luật sư.
Thủ tướng cũng khẳng định, quản lý nhà nước nhất quán phải bằng pháp luật, nhưng pháp luật đó phải được xây dựng từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và phải có luật pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực. Làm thế nào để không xảy ra tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa, hoặc ban hành ra thì trái với các luật khác hiện hành.
“Muốn như vậy, không ai khác mà chính luật sư là lực lượng có điều kiện để góp phần xây dựng luật pháp tốt hơn, hoàn thiện hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặt vấn đề: chủ đề của cuộc đối thoại có phần vị trí của luật sư trong hội nhập quốc tế. Vậy, Chính phủ đã có giải pháp gì cho mục tiêu này bởi thực tế chương trình đưa luật sư đi học nước ngoài nhưng lại bắt tự bỏ tiền nên rốt cuộc là không ai đi.
Với chủ đề “Vai trò của luật sư trong cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”, buổi tọa đàm đã trở thành một cuộc đối thoại thẳng thắn giữa người đứng đầu Chính phủ với giới luật sư trong nước.
Tính đến nay, với hơn 5.800 luật sư đang hành nghề và hơn 2.200 đang thực tập trên cả nước, đội ngũ luật sư đã và đang được đánh giá là có số lượng phát triển vượt bậc chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây, với tốc độ phát triển đạt 250%.
Thế nhưng, nếu so với quy mô dân số và các nước trên thế giới, tỷ lệ luật sư của Việt Nam vẫn còn quá ít, tính trung bình mới đạt 1/16.000 dân. Trong khi ở Mỹ, tỷ lệ này là 1/250, Nhật Bản là 1/400, Singapore là 1/1.000, Thái Lan là 1/1.526...
Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, khi mà nhu cầu về bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người dân, nhu cầu về tư vấn, xây dựng pháp luật đang ngày một tăng lên, việc chú trọng đến vai trò, vị trí cũng như tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ luật sư cần được Chính phủ cũng như các cấp, ngành và chính giới luật sư đặc biệt quan tâm.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, chủ trương của Việt Nam là luôn mong muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng con đường hòa bình, lịch sử và pháp luật. Muốn như vậy phải có đội ngũ luật sư có kiến thức, kinh nghiệm, vai trò của luật sư, những người am hiểu pháp luật phải luôn là những người đi tiên phong, phải cùng góp sức để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, ở góc độ những người trong cuộc, luật sư Trương Xuân Tám (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, luật sư vốn vẫn được xem là những người am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong cọ sát thực tế. Thế nhưng, thực tế thì vai trò của luật sư trong việc xây dựng pháp luật hiện nay lại đang bị xem nhẹ.
Không những thế, khi hoạt động tranh tụng trong các vụ án hình sự, luật sư thường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là luôn bị từ chối cung cấp thông tin, cấp giấy chứng nhận bào chữa hay gặp bị cáo...
Thừa nhận những hạn chế đó, Thủ tướng cho rằng, về lý thuyết thì tất cả những vấn đề đó đã được quy định trong luật pháp. Tuy nhiên, để xảy ra những tình trạng trên là do chúng ta đang thiếu cơ chế để phát huy vai trò của luật sư.
Thủ tướng cũng khẳng định, quản lý nhà nước nhất quán phải bằng pháp luật, nhưng pháp luật đó phải được xây dựng từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn và phải có luật pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực. Làm thế nào để không xảy ra tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa, hoặc ban hành ra thì trái với các luật khác hiện hành.
“Muốn như vậy, không ai khác mà chính luật sư là lực lượng có điều kiện để góp phần xây dựng luật pháp tốt hơn, hoàn thiện hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Luật sư Nguyễn Văn Thảo, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặt vấn đề: chủ đề của cuộc đối thoại có phần vị trí của luật sư trong hội nhập quốc tế. Vậy, Chính phủ đã có giải pháp gì cho mục tiêu này bởi thực tế chương trình đưa luật sư đi học nước ngoài nhưng lại bắt tự bỏ tiền nên rốt cuộc là không ai đi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, câu chuyện của luật sư không còn giới hạn trong việc tác nghiệp trong nước. Giới luật sư cần phải nỗ lực hết mình với sự hỗ trợ từ Chính phủ để đảm bảo chúng ta có thể “cãi” ngang ngửa với luật sư của các nước cũng như tiết kiệm được chi phí khi phải đi thuê luật sư nước ngoài.
Thủ tướng cho biết, trước mắt, Chính phủ sẽ lựa chọn khoảng 50 luật sư trong nước đi đào tạo nước ngoài theo kinh phí của Nhà nước. Chính phủ cũng sẽ yêu cầu tất cả các bộ ngành phải có vụ pháp chế, doanh nghiệp Nhà nước phải có cán bộ pháp lý.
Thủ tướng cho biết, trước mắt, Chính phủ sẽ lựa chọn khoảng 50 luật sư trong nước đi đào tạo nước ngoài theo kinh phí của Nhà nước. Chính phủ cũng sẽ yêu cầu tất cả các bộ ngành phải có vụ pháp chế, doanh nghiệp Nhà nước phải có cán bộ pháp lý.