Thuế biên giới của Trump có thể tác động Việt Nam
Việt Nam cùng những nước có kim ngạch thương mại lớn với Mỹ có khả năng chịu thiệt hại không nhỏ
Thuế biên giới (border tax) mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và Quốc hội nước này đang xem xét áp dụng có thể có ảnh hưởng lớn đối với thương mại toàn cầu. Trong đó, Việt Nam cùng những nước có kim ngạch thương mại lớn với Mỹ như Mexico, Canada, Malaysia... có khả năng chịu thiệt hại không nhỏ.
Theo hãng tin Bloomberg, một báo cáo do hai chuyên gia Robin Winkler và George Saravelos của ngân hàng Deutsche Bank thực hiện đã ước tính mức thiệt hại về kim ngạch thương mại ròng với Mỹ mà các quốc gia có thể phải hứng chịu, nếu bị áp thuế biên giới 20%.
Không có gì ngạc nhiên khi Mexico, quốc gia láng giềng phía Nam của Mỹ, được dự báo là quốc gia sẽ gánh thiệt hại nặng nề nhất nếu chính quyền Trump đánh thuế biên giới. Bản báo cáo ước tính một khi Mỹ áp dụng thuế biên giới, mức thiệt hại mà Mexico hứng chịu trong kim ngạch thương mại ròng với Mỹ sẽ lên tới gần 7% GDP.
Mức thiệt hại rơi vào Việt Nam được báo cáo nói trên dự báo lên gần 5% GDP, khiến Việt Nam trở thành quốc gia thiệt hại nhiều thứ hai, chỉ sau Mexico, nếu Washington đánh thuế biên giới. Canada được dự báo sẽ là quốc gia thiệt hại nhiều thứ ba, với mức thiệt hại kim ngạch thương mại ròng giữa nước này với Mỹ có thể vượt 4% GDP.
Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á khác cũng được dự báo sẽ chịu thiệt hại lớn vì thuế biên giới của Mỹ, như Malaysia, Thái Lan, Singapore...
“Theo quan điểm của chúng tôi, mức độ thiệt hại đối với thế giới sẽ là lớn”, Winkler và Saravelos viết trong bản báo cáo công bố ngày 1/2. “Chúng tôi vẫn coi thuế biên giới là một trong những nhân tố chính có thể khiến đồng USD tăng giá trong một năm tới”.
Thuế biên giới được đánh vào hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại và giúp cho hàng hóa xuất khẩu của các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh tốt hơn. Mức độ ảnh hưởng của thuế biên giới đối với thương mại của một quốc gia với Mỹ sẽ một phần được quyết định bởi mức độ “co giãn” nhu cầu đối với hàng hóa của quốc gia đó tại Mỹ. Nếu mức độ “co giãn” càng cao, thì quốc gia đó càng chịu thiệt hại lớn.
Chẳng hạn, nếu hàng điện tử sản xuất tại Đài Loan bán tại Mỹ bất ngờ tăng giá 10% - sau khi bị đánh thuế biên giới 20% và nhà cung cấp đã chịu một phần khoản thuế này - thì người tiêu dùng Mỹ có thể dễ dàng tìm hàng sản xuất trong nước để thay thế.Trong trường hợp này, giá bán trở thành nhân tố quyết định nhu cầu, và Đài Loan sẽ chịu thiệt hại.
Theo tác giả báo cáo, thuế biên giới gần như chắc chắn sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại. Đây được xem là một hành động cụ thể của phương châm “nước Mỹ trên hết” mà Trump đưa ra trong ngày nhậm chức Tổng thống.
Các đối tác thương mại của Mỹ sẽ không lấy làm dễ chịu với thuế biên giới của Mỹ. Chẳng hạn, nếu không có một thỏa thuận đặc biệt giữa Mỹ và Anh, thì nước Anh có thể chịu sự đảo ngược từ chỗ có thặng dư sang có thâm hụt thương mại với Mỹ. Do nhu cầu hàng hóa Anh ở Mỹ có độ “co giãn” cao, thuế biên giới có thể biến thặng dư thương mại 1 tỷ USD mà Anh có với Mỹ thành khoảng thâm hụt 19 tỷ USD, tương đương khoảng 1/5 kim ngạch thương mại hai chiều.
Vậy điều này có ý nghĩa thế nào với đồng USD? Theo báo cáo, thuế biên giới sẽ đẩy đồng USD tăng giá thông qua làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ và giảm nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không diễn ra ngay và theo một cách dễ đoán.
Cho dù đồng USD tăng giá sẽ cân bằng lại một phần lợi thế cạnh tranh mà các nhà xuất khẩu Mỹ có được nhờ thuế biên giới, chính sách này vẫn sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ thương mại song phương của Mỹ”, theo báo cáo.
Thiệt hại về kim ngạch thương mại ròng với Mỹ tính theo % GDP mà các nước có thể phải hứng chịu nếu Mỹ áp thuế biên giới - Nguồn: Deustche Bank/Bloomberg.
Theo hãng tin Bloomberg, một báo cáo do hai chuyên gia Robin Winkler và George Saravelos của ngân hàng Deutsche Bank thực hiện đã ước tính mức thiệt hại về kim ngạch thương mại ròng với Mỹ mà các quốc gia có thể phải hứng chịu, nếu bị áp thuế biên giới 20%.
Không có gì ngạc nhiên khi Mexico, quốc gia láng giềng phía Nam của Mỹ, được dự báo là quốc gia sẽ gánh thiệt hại nặng nề nhất nếu chính quyền Trump đánh thuế biên giới. Bản báo cáo ước tính một khi Mỹ áp dụng thuế biên giới, mức thiệt hại mà Mexico hứng chịu trong kim ngạch thương mại ròng với Mỹ sẽ lên tới gần 7% GDP.
Mức thiệt hại rơi vào Việt Nam được báo cáo nói trên dự báo lên gần 5% GDP, khiến Việt Nam trở thành quốc gia thiệt hại nhiều thứ hai, chỉ sau Mexico, nếu Washington đánh thuế biên giới. Canada được dự báo sẽ là quốc gia thiệt hại nhiều thứ ba, với mức thiệt hại kim ngạch thương mại ròng giữa nước này với Mỹ có thể vượt 4% GDP.
Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á khác cũng được dự báo sẽ chịu thiệt hại lớn vì thuế biên giới của Mỹ, như Malaysia, Thái Lan, Singapore...
“Theo quan điểm của chúng tôi, mức độ thiệt hại đối với thế giới sẽ là lớn”, Winkler và Saravelos viết trong bản báo cáo công bố ngày 1/2. “Chúng tôi vẫn coi thuế biên giới là một trong những nhân tố chính có thể khiến đồng USD tăng giá trong một năm tới”.
Thuế biên giới được đánh vào hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thu hẹp thâm hụt thương mại và giúp cho hàng hóa xuất khẩu của các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh tốt hơn. Mức độ ảnh hưởng của thuế biên giới đối với thương mại của một quốc gia với Mỹ sẽ một phần được quyết định bởi mức độ “co giãn” nhu cầu đối với hàng hóa của quốc gia đó tại Mỹ. Nếu mức độ “co giãn” càng cao, thì quốc gia đó càng chịu thiệt hại lớn.
Chẳng hạn, nếu hàng điện tử sản xuất tại Đài Loan bán tại Mỹ bất ngờ tăng giá 10% - sau khi bị đánh thuế biên giới 20% và nhà cung cấp đã chịu một phần khoản thuế này - thì người tiêu dùng Mỹ có thể dễ dàng tìm hàng sản xuất trong nước để thay thế.Trong trường hợp này, giá bán trở thành nhân tố quyết định nhu cầu, và Đài Loan sẽ chịu thiệt hại.
Theo tác giả báo cáo, thuế biên giới gần như chắc chắn sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại. Đây được xem là một hành động cụ thể của phương châm “nước Mỹ trên hết” mà Trump đưa ra trong ngày nhậm chức Tổng thống.
Các đối tác thương mại của Mỹ sẽ không lấy làm dễ chịu với thuế biên giới của Mỹ. Chẳng hạn, nếu không có một thỏa thuận đặc biệt giữa Mỹ và Anh, thì nước Anh có thể chịu sự đảo ngược từ chỗ có thặng dư sang có thâm hụt thương mại với Mỹ. Do nhu cầu hàng hóa Anh ở Mỹ có độ “co giãn” cao, thuế biên giới có thể biến thặng dư thương mại 1 tỷ USD mà Anh có với Mỹ thành khoảng thâm hụt 19 tỷ USD, tương đương khoảng 1/5 kim ngạch thương mại hai chiều.
Vậy điều này có ý nghĩa thế nào với đồng USD? Theo báo cáo, thuế biên giới sẽ đẩy đồng USD tăng giá thông qua làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ và giảm nhu cầu của người Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không diễn ra ngay và theo một cách dễ đoán.
Cho dù đồng USD tăng giá sẽ cân bằng lại một phần lợi thế cạnh tranh mà các nhà xuất khẩu Mỹ có được nhờ thuế biên giới, chính sách này vẫn sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ thương mại song phương của Mỹ”, theo báo cáo.
Thiệt hại về kim ngạch thương mại ròng với Mỹ tính theo % GDP mà các nước có thể phải hứng chịu nếu Mỹ áp thuế biên giới - Nguồn: Deustche Bank/Bloomberg.