Thuê công ty nước ngoài đánh giá quy hoạch thép để “khách quan, cầu thị”
Bộ trưởng nhấn mạnh, ban soạn thảo quy hoạch ngành thép cần nhất quán “không đánh đổi môi trường lấy dự án”
Thông tin mới đây từ Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ tìm một đơn vị tư vấn là doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cho dự thảo quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, vừa được công bố mới đây.
Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) sẽ chủ trì tìm đơn vị tư vấn.
Theo đó, đơn vị tư vấn nước ngoài này có trách nhiệm làm rõ xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực, đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như việc lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường. Thời gian hoàn thành dự thảo đề án là trong quý 2/2017.
"Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo quy hoạch thép cho thấy, Bộ đã lắng nghe ý kiến dư luận xã hội, của các chuyên gia, các nhà phản biện trong thời gian qua về lĩnh vực sản xuất thép và quy hoạch các dự án thép. Thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập cũng là cách để đánh giá, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành”, thông cáo của Bộ Công Thương nêu.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Công Thương, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, ban soạn thảo quy hoạch ngành thép cần nhất quán “không đánh đổi môi trường lấy dự án”.
“Quy chế giám sát tới đây sẽ rất chặt chẽ. Không chỉ cơ quan quản lý Nhà nước, mà các tổ chức xã hội, truyền thông, dư luận, người dân cũng sẽ cùng tham gia giám sát các dự án này”, ông nói.
Trước đó, dự thảo quy hoạch ngành thép đã được công bố lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia, hiệp hội… Dự thảo quy hoạch dự báo, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 27 triệu tấn thép năm 2020. Do đó, cần bổ sung các dự án trong giai đoạn 2016 - 2020 để nâng công suất lên 40 triệu tấn/năm vào quy hoạch, trong đó có khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná, khu liên hợp gang thép Nghi Sơn, khu liên hợp thép Quảng Ngãi,…
Trong số này, khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ là dự án thép lớn nhất Việt Nam, triển khai thành ba giai đoạn. Chủ đầu tư là tập đoàn Hoa Sen, tổng số vốn lên tới 10 tỷ USD.
Trong tháng 12/2016, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức “trưng cầu” ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, môi trường, nước, khí hậu, du lịch…
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 bản quy hoạch để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngành thép Việt Nam hiện mới sản xuất được phôi thép xây dựng. Năm 2015, cả nước thiếu hụt tới 15 triệu tấn thép thô. Nhập siêu thép hàng năm của Việt Nam đã lên tới 6-7 tỷ USD, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) sẽ chủ trì tìm đơn vị tư vấn.
Theo đó, đơn vị tư vấn nước ngoài này có trách nhiệm làm rõ xu hướng phát triển ngành thép thế giới và khu vực, đồng thời đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam so với khu vực và trên thế giới cũng như việc lựa chọn nhà thầu, công nghệ và những đánh giá tác động về môi trường. Thời gian hoàn thành dự thảo đề án là trong quý 2/2017.
"Việc đặt hàng một công ty tư vấn nước ngoài để đánh giá dự thảo quy hoạch thép cho thấy, Bộ đã lắng nghe ý kiến dư luận xã hội, của các chuyên gia, các nhà phản biện trong thời gian qua về lĩnh vực sản xuất thép và quy hoạch các dự án thép. Thuê một công ty tư vấn nước ngoài, độc lập cũng là cách để đánh giá, nhìn nhận khách quan, cầu thị trong việc xây dựng quy hoạch của ngành”, thông cáo của Bộ Công Thương nêu.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Công Thương, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, ban soạn thảo quy hoạch ngành thép cần nhất quán “không đánh đổi môi trường lấy dự án”.
“Quy chế giám sát tới đây sẽ rất chặt chẽ. Không chỉ cơ quan quản lý Nhà nước, mà các tổ chức xã hội, truyền thông, dư luận, người dân cũng sẽ cùng tham gia giám sát các dự án này”, ông nói.
Trước đó, dự thảo quy hoạch ngành thép đã được công bố lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, chuyên gia, hiệp hội… Dự thảo quy hoạch dự báo, Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 27 triệu tấn thép năm 2020. Do đó, cần bổ sung các dự án trong giai đoạn 2016 - 2020 để nâng công suất lên 40 triệu tấn/năm vào quy hoạch, trong đó có khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná, khu liên hợp gang thép Nghi Sơn, khu liên hợp thép Quảng Ngãi,…
Trong số này, khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ là dự án thép lớn nhất Việt Nam, triển khai thành ba giai đoạn. Chủ đầu tư là tập đoàn Hoa Sen, tổng số vốn lên tới 10 tỷ USD.
Trong tháng 12/2016, Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức “trưng cầu” ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, môi trường, nước, khí hậu, du lịch…
Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 bản quy hoạch để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Ngành thép Việt Nam hiện mới sản xuất được phôi thép xây dựng. Năm 2015, cả nước thiếu hụt tới 15 triệu tấn thép thô. Nhập siêu thép hàng năm của Việt Nam đã lên tới 6-7 tỷ USD, ảnh hưởng đến cán cân thương mại và sự ổn định của kinh tế vĩ mô.