Làm siêu dự án thép, Hoa Sen “không để một giọt nước thải ra biển”
“Nếu dự án gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước”
Tập đoàn Hoa Sen vừa chính thức nhận giấy phép đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen - Cà Ná đặt tại tỉnh Ninh Thuận, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 10 tỷ USD, công suất 16 triệu tấn một năm, lớn nhất cả nước.
Dự án đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020, xét đến 2025, và sẽ được tập đoàn Hoa Sen triển khai theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ.
Dự án đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020, xét đến 2025, và sẽ được tập đoàn Hoa Sen triển khai theo 5 giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2031, chia làm nhiều phân kỳ.
Khi hoàn thành, dự án có thể tạo việc làm cho khoảng 45.000 lao động.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ thực hiện từ năm 2017-2018, dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn/năm và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019.
Chủ tịch Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ cho hay, lý do tập đoàn này đầu tư dự án thép lớn nhất nước là do ngành thép ở Việt Nam hiện vẫn đang nhập siêu, nhu cầu thép cán nóng, phôi thép ngày càng tăng cao.
Do đó, việc xây dựng một nhà máy luyện cán thép công nghệ cao, thân thiện với môi trường nhằm tối ưu hóa khả năng cung ứng về thép cán nóng, phôi thép là một yêu cầu thiết yếu.
Đáng chú ý, sau sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, đại diện lãnh đạo Hoa Sen khẳng định, đối với dự án Cà Ná, doanh nghiệp này “không để một giọt nước thải ra biển”.
Theo đó, Hoa Sen sẽ xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải đồng bộ, hiện đại; ứng dụng công nghệ tái sử dụng các chất thải để phục vụ các hoạt động của dự án và cộng đồng; xây dựng hệ thống hồ điều hòa chứa nước mưa và nước thải sau xử lý để tái sử dụng và tạo cảnh quan sinh học cho khuôn viên dự án; thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các đơn vị được ủy thác xử lý chất thải.
Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận hôm 27/8, Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ nói: “Hôm nay, trước Thủ tướng Chính phủ và các ban, ngành Trung ương và địa phương, chúng tôi lấy tiêu chuẩn, tiêu chí bảo vệ môi trường lên trên cả chi phí đầu tư. Tôi xin cam kết với Thủ tướng như vậy”.
Trong khi đó, trao đổi với báo giới sau khi nhận giấy phép, ông Vũ nhấn mạnh: “Nếu dự án thép Hoa Sen - Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước. Các phóng viên có thể ghi lại lời tôi, sau này làm sai thì đem ra tòa xử tôi”.
Trên thực tế, dự án liên hợp thép Cà Ná từng được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008, do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Khi được cấp chứng nhận đầu tư, liên hợp thép Cà Ná là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Nhưng cùng những bê bối liên quan đến tài chính, tham nhũng tại Vinashin, các bên không thể thu xếp được vốn và lần lượt rút khỏi dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư tại đây.
Cuối năm đó, tỉnh lại chấp nhận cho Tập đoàn Năng lượng Đại Dương và Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp Cà Ná. Tuy nhiên, dự án xây dựng hạ tầng vẫn chưa có nhiều tiến triển. Giữa tháng 5/2016, Ninh Thuận tiếp tục thu hồi chủ trương đầu tư của dự án.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 sẽ thực hiện từ năm 2017-2018, dự kiến sử dụng 240 ha đất, công suất 1,5 triệu tấn/năm và sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm 2019.
Chủ tịch Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ cho hay, lý do tập đoàn này đầu tư dự án thép lớn nhất nước là do ngành thép ở Việt Nam hiện vẫn đang nhập siêu, nhu cầu thép cán nóng, phôi thép ngày càng tăng cao.
Do đó, việc xây dựng một nhà máy luyện cán thép công nghệ cao, thân thiện với môi trường nhằm tối ưu hóa khả năng cung ứng về thép cán nóng, phôi thép là một yêu cầu thiết yếu.
Đáng chú ý, sau sự cố môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra, đại diện lãnh đạo Hoa Sen khẳng định, đối với dự án Cà Ná, doanh nghiệp này “không để một giọt nước thải ra biển”.
Theo đó, Hoa Sen sẽ xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải đồng bộ, hiện đại; ứng dụng công nghệ tái sử dụng các chất thải để phục vụ các hoạt động của dự án và cộng đồng; xây dựng hệ thống hồ điều hòa chứa nước mưa và nước thải sau xử lý để tái sử dụng và tạo cảnh quan sinh học cho khuôn viên dự án; thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các đơn vị được ủy thác xử lý chất thải.
Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận hôm 27/8, Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ nói: “Hôm nay, trước Thủ tướng Chính phủ và các ban, ngành Trung ương và địa phương, chúng tôi lấy tiêu chuẩn, tiêu chí bảo vệ môi trường lên trên cả chi phí đầu tư. Tôi xin cam kết với Thủ tướng như vậy”.
Trong khi đó, trao đổi với báo giới sau khi nhận giấy phép, ông Vũ nhấn mạnh: “Nếu dự án thép Hoa Sen - Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ tự đóng cửa nhà máy và giao hết toàn bộ tài sản cho Nhà nước. Các phóng viên có thể ghi lại lời tôi, sau này làm sai thì đem ra tòa xử tôi”.
Trên thực tế, dự án liên hợp thép Cà Ná từng được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008, do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
Khi được cấp chứng nhận đầu tư, liên hợp thép Cà Ná là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Nhưng cùng những bê bối liên quan đến tài chính, tham nhũng tại Vinashin, các bên không thể thu xếp được vốn và lần lượt rút khỏi dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư tại đây.
Cuối năm đó, tỉnh lại chấp nhận cho Tập đoàn Năng lượng Đại Dương và Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp Cà Ná. Tuy nhiên, dự án xây dựng hạ tầng vẫn chưa có nhiều tiến triển. Giữa tháng 5/2016, Ninh Thuận tiếp tục thu hồi chủ trương đầu tư của dự án.