Thuế “kéo” giá hàng công nghệ tăng trái quy luật
Trái với xu hướng giảm giá cuối năm, các mặt hàng công nghệ đang bắt đầu tăng giá do tác động của thuế giá trị gia tăng
Trái với xu hướng giảm giá cuối năm, các mặt hàng công nghệ đang bắt đầu tăng giá do tác động của thuế giá trị gia tăng.
Sau 8 tháng hỗ trợ 50% thuế giá trị gia tăng (giảm từ 10% xuống còn 5%) cho nhiều mặt hàng gặp khó khăn trong năm 2009, trong đó có các loại máy tính và linh kiện, từ ngày 1/1/2010, thuế giá trị gia tăng tăng trở lại 10%.
Vì thế, nhiều công ty, đại lý kinh doanh hàng công nghệ cũng bắt đầu điều chỉnh giá mặt hàng theo thuế.
Anh Nguyễn Việt Hùng, nhân viên bán hàng của Công ty Thành Hưng trên “phố tin học” Lý Nam Đế cho biết, sau ngày đầu tiên của tháng 1/2010, giá các loại laptop, máy tính để bàn, linh kiện… đã được công ty điều chỉnh tăng thêm 5% tương ứng theo mức tăng thuế giá trị gia tăng.
Không chỉ Thành Hưng, nhiều đại lý, công ty kinh doanh hàng công nghệ khác tại Hà Nội đã và đang bắt đầu thực hiện niêm yết giá bán mới.
Ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty CMC cho biết, ngay sau khi thuế giá trị gia tăng tăng trở lại 10%, trong đơn giá thanh toán gửi tới 350 đại lý trong cả nước thuộc hệ thống phân phối của CMC, công ty đã tính thêm 5% thuế giá trị gia tăng, nên chắc chắn giá bán niêm yết cũng sẽ được các đại lý điều chỉnh.
Tại Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh - đơn vị bán lẻ hàng công nghệ lớn nhất nhì tại thị trường Hà Nội, từ ngày 4/1 cũng thực hiện niêm yết giá mới cho sản phẩm IT, với mức tăng từ 2,5 - 5%, tùy theo từng loại sản phẩm.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Trần Anh, một số sản phẩm chỉ tăng giá 2,5% là do công ty đã đàm phán được với nhà cung cấp thực hiện chính sách tăng thấp hơn và chậm so với mức tăng của thuế đối với những sản phẩm có sức mua lớn, để kích thích người tiêu dùng mua sắm. “Tuy nhiên, mức tăng hỗ trợ này cũng không thể kéo dài được mà vẫn phải tăng tương ứng theo mức tăng của thuế”, ông nói.
Ông Tuấn phân tích, việc tăng giá bán với các sản phẩm công nghệ chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường, nhất là với những dòng máy laptop phổ thông có giá từ 9 - 10 triệu đồng, vốn đang có lực bán khá mạnh.
Tuy nhiên, do đây không phải là thời kỳ mua sắm cao điểm đối với mặt hàng công nghệ (thời điểm chính là vào đầu năm học), nên theo ông Tuấn, mức tăng trên nhìn chung sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến doanh số của các cửa hàng.
Hơn nữa, theo giải thích của ông Hồ Quốc Huệ, các mặt hàng công nghệ nhìn chung có giá trị không lớn, trong khi lại đa dạng, phong phú cả về giá, số lượng lẫn dòng sản phẩm và luôn luôn có xu hướng giảm giá, nên việc tăng thêm 5% giá bán về lâu dài sẽ không tác động nhiều đến nhu cầu mua sắm.
Sau 8 tháng hỗ trợ 50% thuế giá trị gia tăng (giảm từ 10% xuống còn 5%) cho nhiều mặt hàng gặp khó khăn trong năm 2009, trong đó có các loại máy tính và linh kiện, từ ngày 1/1/2010, thuế giá trị gia tăng tăng trở lại 10%.
Vì thế, nhiều công ty, đại lý kinh doanh hàng công nghệ cũng bắt đầu điều chỉnh giá mặt hàng theo thuế.
Anh Nguyễn Việt Hùng, nhân viên bán hàng của Công ty Thành Hưng trên “phố tin học” Lý Nam Đế cho biết, sau ngày đầu tiên của tháng 1/2010, giá các loại laptop, máy tính để bàn, linh kiện… đã được công ty điều chỉnh tăng thêm 5% tương ứng theo mức tăng thuế giá trị gia tăng.
Không chỉ Thành Hưng, nhiều đại lý, công ty kinh doanh hàng công nghệ khác tại Hà Nội đã và đang bắt đầu thực hiện niêm yết giá bán mới.
Ông Hồ Quốc Huệ, Giám đốc Marketing của Công ty CMC cho biết, ngay sau khi thuế giá trị gia tăng tăng trở lại 10%, trong đơn giá thanh toán gửi tới 350 đại lý trong cả nước thuộc hệ thống phân phối của CMC, công ty đã tính thêm 5% thuế giá trị gia tăng, nên chắc chắn giá bán niêm yết cũng sẽ được các đại lý điều chỉnh.
Tại Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh - đơn vị bán lẻ hàng công nghệ lớn nhất nhì tại thị trường Hà Nội, từ ngày 4/1 cũng thực hiện niêm yết giá mới cho sản phẩm IT, với mức tăng từ 2,5 - 5%, tùy theo từng loại sản phẩm.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Trần Anh, một số sản phẩm chỉ tăng giá 2,5% là do công ty đã đàm phán được với nhà cung cấp thực hiện chính sách tăng thấp hơn và chậm so với mức tăng của thuế đối với những sản phẩm có sức mua lớn, để kích thích người tiêu dùng mua sắm. “Tuy nhiên, mức tăng hỗ trợ này cũng không thể kéo dài được mà vẫn phải tăng tương ứng theo mức tăng của thuế”, ông nói.
Ông Tuấn phân tích, việc tăng giá bán với các sản phẩm công nghệ chắc chắn ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường, nhất là với những dòng máy laptop phổ thông có giá từ 9 - 10 triệu đồng, vốn đang có lực bán khá mạnh.
Tuy nhiên, do đây không phải là thời kỳ mua sắm cao điểm đối với mặt hàng công nghệ (thời điểm chính là vào đầu năm học), nên theo ông Tuấn, mức tăng trên nhìn chung sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến doanh số của các cửa hàng.
Hơn nữa, theo giải thích của ông Hồ Quốc Huệ, các mặt hàng công nghệ nhìn chung có giá trị không lớn, trong khi lại đa dạng, phong phú cả về giá, số lượng lẫn dòng sản phẩm và luôn luôn có xu hướng giảm giá, nên việc tăng thêm 5% giá bán về lâu dài sẽ không tác động nhiều đến nhu cầu mua sắm.