Thuốc đắng đừng uống bừa!
Khi có nhu cầu sử dụng thuốc, trách nhiệm của bạn là phải hỏi cho rõ ràng về loại thuốc mà mình sẽ sử dụng. Có những loại thuốc rất phổ biến, bạn thường phải sử dụng, nhưng chưa chắc bạn đã dùng đúng cách.

Cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và dược sĩ phải là hai chiều. Cả hai bên đều phải lắng nghe, đặt câu hỏi qua lại nhằm nắm bắt thông tin. Dược sĩ sẽ hỏi bạn về những thông tin có liên quan tới thuốc như tiền sử bệnh, nói cho bạn nghe về dược phẩm mà họ sẽ sử dụng và trả lời những câu hỏi bạn đặt ra. Bạn cũng cần hỏi dược sĩ những thông tin cần thiết về dược phẩm, điều này cũng quan trọng không kém việc chọn bác sĩ. Hãy tìm đến một nhà thuốc Tây mà dược sĩ có kiến thức rộng, sẵn sàng lắng nghe và trả lời tất cả câu hỏi về thuốc mà bạn muốn hỏi.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào? Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol ( còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol. Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500 mg. Bạn có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu… ( hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, dùng thuốc cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250 mg. Dạng 80 mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5 – 12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250g dùng cho trẻ từ 13-50 kg, tức là trẻ từ 2- 15 tuổi.Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 39 độ C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn thì nên dùng liều 2- 3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng một gói hoặc dùng một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt. Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút, nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40 – 41 độ C ( vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay ), sốt có dùng thuốc nhưng bị dị ứng. Đặc biệt, cần lưu ý, không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
12 câu hỏi đặt ra với dược sĩ1. Thuốc này gọi là gì?2. Công dụng của thuốc là gì?3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền để uống không?6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?7. Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào?10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra?11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?12. Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Nên uống thuốc bằng nước trắngKhi uống thuốc, nhiều người có thói quen nuốt khan viên thuốc hoặc dùng bất cứ chất lỏng gì sẵn có, như nước chè, nước vối, đồ uống có gas để sẵn trong tủ lạnh. Đối với trẻ sợ uống thuốc, nhiều người dỗ dành cho uống với sữa, nước hoa quả hoặc nước đường, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc hấp thu thuốc, thậm chí làm giảm tác dụng điều trị .Dùng nước lọc là cách thích hợp để uống phần lớn các loại thuốc viên, khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, làm dạ dày nhanh rỗng hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được nhanh chóng trôi xuống ruột – vị trí hấp thu tối ưu với đa số các loại thuốc uống.Khi uống thuốc với một lượng lớn nước lọc, dung dịch tạo nên thường là nhược trương, lúc đó xu hướng chuyển nước từ trong lòng ống tiêu hóa và mạch máu tăng lên nên sự hấp thu thuốc vào máu cũng tốt hơn. Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của ống tiêu hóa nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời. đối với những thuốc có độ tan kém, lượng nước uống kèm không những làm tăng độ tan, mà còn giúp thuốc hấp thụ nhanh và triệt để hơn.