Thưởng Tết năm nay sẽ giảm
Nhìn một cách tổng thể, trung bình thưởng Tết ở cả 3 nhóm đều giảm
Đưa ra dự về tình hình thưởng Tết năm nay, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, thưởng Tết sẽ được phân thành 3 nhóm. Một nhóm có thể được thưởng với mức hàng trăm triệu, nhóm thứ hai thưởng trung bình và nhóm ba là không có thưởng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, trung bình thưởng Tết ở cả 3 nhóm đều giảm.
Tác động của suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2013 khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Đơn hàng ít, giá gia công thấp, thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu lại cận Tết buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc thưởng Tết cho người lao động.
Doanh nghiệp giải thể lấy gì thưởng Tết?
Ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng Lao động-Tiền lương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, vấn đề lo ngại nhất hiện nay chính là tình hình lương, thưởng tại các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Năm 2014, toàn Hà Nội có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Theo ông Thanh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa có đợt kiểm tra 90 doanh nghiệp trên địa bàn với nội dung chủ yếu là nắm bắt việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Theo kết quả kiểm tra, nguồn quỹ dành chi cho thưởng Tết, lương tháng 13 của phần lớn doanh nghiệp năm nay xấp xỉ năm trước.
Dự kiến, trong khối doanh nghiệp FDI là khối luôn có mức thưởng Tết ở mức cao thì năm nay con số này khó vượt quá 30 triệu đồng/người. Nguyên nhân là do số ít doanh nghiệp trong khối này làm ăn có lãi trong năm qua. Lao động tại các doanh nghiệp khu vực khác sẽ nhận mức thưởng Tết trung bình nằm trong ngường 2-7 triệu đồng/người. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ nhận mức thưởng Tết trung bình 5-7 triệu đồng/người.
Tại các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh... thông tin về lương, thưởng Tết vẫn phải chờ doanh nghiệp báo cáo. Tuy nhiên, theo sở lao động - thương binh và xã hội các địa phương, nhìn chung mức lương, thưởng khó cao hơn năm ngoái.
Tại Bắc Ninh, người lao động tại các loại hình doanh nghiệp dự kiến chỉ sẽ nhận được mức thưởng 500.000 - 2.000.000 đồng/người. Mức này tương đương với tháng lương thứ 13 của hàng vạn lao động các tỉnh trên.
Tại Hưng Yên, bà Bùi Thị Doan, Trưởng phòng Lao động - tiền lương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hưng Yên) cho hay, các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu... gần như đã “bất động”. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng đến thời điểm này đều chưa có kế hoạch thưởng Tết bởi còn trông chờ vào nguồn thu, thanh toán công nợ... Tuy nhiên, bà dự đoán, mức thưởng cao nhất cũng không quá một tháng lương.
Không hy vọng mức thưởng cao
Khảo sát tại các doanh nghiệp của TP.HCM và Bình Dương cho thấy, các doanh nghiệp FDI đã lên kế hoạch thưởng Tết cho công nhân. Đa số doanh nghiệp đều có mức thưởng trung bình một tháng lương (khoảng 3-5 triệu đồng một người lao động). Ngoài mức thưởng Tết, công nhân ở một số công ty còn được công đoàn tặng một phần quà Tết (gồm dầu ăn, gạo, đường, bột ngọt...) trị giá từ 200- 500 nghìn đồng.
Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (Hepza – Tp.HCM), đơn vị này đã yêu cầu các doanh nghiệp trong diện quản lý phải lập kế hoạch chi trả tiền lương, tiền thưởng cuối năm 2013.
Theo đó, các thông số về mức lương, thưởng và thời hạn chi trả sẽ buộc doanh nghiệp phải công khai. Cùng đó, doanh nghiệp cũng phải báo cáo lên đơn vị này kế hoạch nghỉ Tết, giải quyết nghỉ phép theo quy định. Phối hợp với công đoàn cơ sở triển khai, thông báo kế hoạch chi trả tiền lương, tiền thưởng cho toàn thể lao động. Hạn chót để các doanh nghiệp thành phố này phải báo cáo về Hepza là ngày 20/12 tới.
Theo dự kiến của Hepza, các mức lương, thưởng cũng nằm quanh ngưỡng của năm ngoái. Số liệu do Hepza công bố cho thấy năm 2013 doanh nghiệp trong nước, mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng nằm trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mức thấp nhất là 2,1 triệu đồng.
Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng cao nhất là 217,4 triệu đồng, thấp nhất là 2,3 triệu đồng. Trung bình, năm 2013, mỗi công nhân được thưởng Tết một tháng lương. Bình quân mức thưởng cao nhất là ngành điện - điện tử là 5 triệu đồng; ngành cơ khí thưởng 3,5 triệu đồng; ngành may mặc, da giày thưởng 3,4 triệu đồng; ngành chế biến thực phẩm thưởng 2,5 triệu đồng.
Chia sẻ về tình hình lương thưởng Tết, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, khi tình trạng sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, chỉ lo lương hàng tháng đầy đủ cho người lao động đã là khó nên việc thưởng Tết sẽ không có sự đột biến. Thưởng Tết năm nay sẽ được phân thành 3 nhóm. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, trung bình thưởng Tết ở cả 3 nhóm có thể giảm.
Được biết, hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp, địa phương để tuần tới sẽ công bố cụ thể mức lương, thưởng Tết năm 2014 dành cho người lao động đang làm việc trong các khối doanh nghiệp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Tác động của suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2013 khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Đơn hàng ít, giá gia công thấp, thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu lại cận Tết buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc thưởng Tết cho người lao động.
Doanh nghiệp giải thể lấy gì thưởng Tết?
Ông Phạm Văn Thanh, Trưởng phòng Lao động-Tiền lương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, vấn đề lo ngại nhất hiện nay chính là tình hình lương, thưởng tại các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản. Năm 2014, toàn Hà Nội có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản.
Theo ông Thanh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội vừa có đợt kiểm tra 90 doanh nghiệp trên địa bàn với nội dung chủ yếu là nắm bắt việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp. Theo kết quả kiểm tra, nguồn quỹ dành chi cho thưởng Tết, lương tháng 13 của phần lớn doanh nghiệp năm nay xấp xỉ năm trước.
Dự kiến, trong khối doanh nghiệp FDI là khối luôn có mức thưởng Tết ở mức cao thì năm nay con số này khó vượt quá 30 triệu đồng/người. Nguyên nhân là do số ít doanh nghiệp trong khối này làm ăn có lãi trong năm qua. Lao động tại các doanh nghiệp khu vực khác sẽ nhận mức thưởng Tết trung bình nằm trong ngường 2-7 triệu đồng/người. Lao động trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ nhận mức thưởng Tết trung bình 5-7 triệu đồng/người.
Tại các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh... thông tin về lương, thưởng Tết vẫn phải chờ doanh nghiệp báo cáo. Tuy nhiên, theo sở lao động - thương binh và xã hội các địa phương, nhìn chung mức lương, thưởng khó cao hơn năm ngoái.
Tại Bắc Ninh, người lao động tại các loại hình doanh nghiệp dự kiến chỉ sẽ nhận được mức thưởng 500.000 - 2.000.000 đồng/người. Mức này tương đương với tháng lương thứ 13 của hàng vạn lao động các tỉnh trên.
Tại Hưng Yên, bà Bùi Thị Doan, Trưởng phòng Lao động - tiền lương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hưng Yên) cho hay, các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu... gần như đã “bất động”. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng đến thời điểm này đều chưa có kế hoạch thưởng Tết bởi còn trông chờ vào nguồn thu, thanh toán công nợ... Tuy nhiên, bà dự đoán, mức thưởng cao nhất cũng không quá một tháng lương.
Không hy vọng mức thưởng cao
Khảo sát tại các doanh nghiệp của TP.HCM và Bình Dương cho thấy, các doanh nghiệp FDI đã lên kế hoạch thưởng Tết cho công nhân. Đa số doanh nghiệp đều có mức thưởng trung bình một tháng lương (khoảng 3-5 triệu đồng một người lao động). Ngoài mức thưởng Tết, công nhân ở một số công ty còn được công đoàn tặng một phần quà Tết (gồm dầu ăn, gạo, đường, bột ngọt...) trị giá từ 200- 500 nghìn đồng.
Theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp (Hepza – Tp.HCM), đơn vị này đã yêu cầu các doanh nghiệp trong diện quản lý phải lập kế hoạch chi trả tiền lương, tiền thưởng cuối năm 2013.
Theo đó, các thông số về mức lương, thưởng và thời hạn chi trả sẽ buộc doanh nghiệp phải công khai. Cùng đó, doanh nghiệp cũng phải báo cáo lên đơn vị này kế hoạch nghỉ Tết, giải quyết nghỉ phép theo quy định. Phối hợp với công đoàn cơ sở triển khai, thông báo kế hoạch chi trả tiền lương, tiền thưởng cho toàn thể lao động. Hạn chót để các doanh nghiệp thành phố này phải báo cáo về Hepza là ngày 20/12 tới.
Theo dự kiến của Hepza, các mức lương, thưởng cũng nằm quanh ngưỡng của năm ngoái. Số liệu do Hepza công bố cho thấy năm 2013 doanh nghiệp trong nước, mức thưởng cao nhất là 400 triệu đồng nằm trong nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, mức thấp nhất là 2,1 triệu đồng.
Đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức thưởng cao nhất là 217,4 triệu đồng, thấp nhất là 2,3 triệu đồng. Trung bình, năm 2013, mỗi công nhân được thưởng Tết một tháng lương. Bình quân mức thưởng cao nhất là ngành điện - điện tử là 5 triệu đồng; ngành cơ khí thưởng 3,5 triệu đồng; ngành may mặc, da giày thưởng 3,4 triệu đồng; ngành chế biến thực phẩm thưởng 2,5 triệu đồng.
Chia sẻ về tình hình lương thưởng Tết, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, khi tình trạng sản xuất kinh doanh vẫn còn khó khăn, chỉ lo lương hàng tháng đầy đủ cho người lao động đã là khó nên việc thưởng Tết sẽ không có sự đột biến. Thưởng Tết năm nay sẽ được phân thành 3 nhóm. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, trung bình thưởng Tết ở cả 3 nhóm có thể giảm.
Được biết, hiện tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tổng hợp thông tin từ các doanh nghiệp, địa phương để tuần tới sẽ công bố cụ thể mức lương, thưởng Tết năm 2014 dành cho người lao động đang làm việc trong các khối doanh nghiệp.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)