Thưởng Tết: Nơi 99, nơi 2 triệu đồng
Gần 100 triệu đồng đang là mức thưởng Tết cao nhất cho đến thời điểm này tại Tp.HCM
Thông tin từ Ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp Tp.HCM (Hepza) cho biết, đã có những số liệu đầu tiên về kế hoạch thưởng Tết Nhâm Thìn từ các doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo đó, tính cho đến ngày 20/12, đã có hơn 160 doanh nghiệp công bố tình hình lương thưởng của năm 2011. Trong đó, mức thưởng cao nhất cho đến thời điểm này thuộc về một doanh nghiệp trong nước, trong Khu công nghiệp Hiệp Phước với hơn 99 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý Hepza, những số liệu nói trên chưa phản ánh điều gì, bởi hiện nay mới chỉ có hơn 160/1.000 doanh nghiệp nộp báo cáo về tình hình này.
Ngoài ra, những mức thưởng cao nói trên cũng không thể là con số đại diện và không thể dựa vào đó để đánh giá tình hình lương thưởng nói chung. Ông Định cho rằng, thông thường mức thưởng lên đến mấy chục triệu đồng chỉ thuộc về các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.
Còn lại, số đông là công nhân lao động thì phần lớn chỉ được thưởng tháng lương thứ 13, dao động từ 2 đến 6 triệu đồng. Hiện vẫn có doanh nghiệp trong ngành dệt may cho biết chỉ thưởng Tết cho công nhân nửa tháng lương bởi doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.
Năm ngoái, mức thưởng Tết cao nhất theo báo cáo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 532 triệu đồng, thấp nhất là 900 nghìn đồng và bình quân là 2,7 triệu đồng.
Năm nay, theo lãnh đạo cơ quan này, mức thưởng bình quân sẽ cao hơn bởi lương tối thiểu của lao động đã được điều chỉnh tăng từ 29% đến 68,7% vào 1/10/2011. Tuy vậy, số tiền thực lĩnh tăng không đồng nghĩa với việc người lao động được ăn Tết “to” hơn, bởi mức tăng lương vẫn thấp hơn rất nhiều mức tăng chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
Theo đó, tính cho đến ngày 20/12, đã có hơn 160 doanh nghiệp công bố tình hình lương thưởng của năm 2011. Trong đó, mức thưởng cao nhất cho đến thời điểm này thuộc về một doanh nghiệp trong nước, trong Khu công nghiệp Hiệp Phước với hơn 99 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý Hepza, những số liệu nói trên chưa phản ánh điều gì, bởi hiện nay mới chỉ có hơn 160/1.000 doanh nghiệp nộp báo cáo về tình hình này.
Ngoài ra, những mức thưởng cao nói trên cũng không thể là con số đại diện và không thể dựa vào đó để đánh giá tình hình lương thưởng nói chung. Ông Định cho rằng, thông thường mức thưởng lên đến mấy chục triệu đồng chỉ thuộc về các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.
Còn lại, số đông là công nhân lao động thì phần lớn chỉ được thưởng tháng lương thứ 13, dao động từ 2 đến 6 triệu đồng. Hiện vẫn có doanh nghiệp trong ngành dệt may cho biết chỉ thưởng Tết cho công nhân nửa tháng lương bởi doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.
Năm ngoái, mức thưởng Tết cao nhất theo báo cáo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 532 triệu đồng, thấp nhất là 900 nghìn đồng và bình quân là 2,7 triệu đồng.
Năm nay, theo lãnh đạo cơ quan này, mức thưởng bình quân sẽ cao hơn bởi lương tối thiểu của lao động đã được điều chỉnh tăng từ 29% đến 68,7% vào 1/10/2011. Tuy vậy, số tiền thực lĩnh tăng không đồng nghĩa với việc người lao động được ăn Tết “to” hơn, bởi mức tăng lương vẫn thấp hơn rất nhiều mức tăng chỉ số giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống.