Thượng viện Nhật thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi
Hiến pháp của Nhật Bản có thể sẽ được diễn giải lại để cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể
Lần đầu tiên từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quân đội Nhật sẽ được phép tham chiến ở nước ngoài khi cần thiết, theo dự luật an ninh vừa được Thượng viện Nhật thông qua hôm 17/9.
Tờ Japan Today đưa tin, theo lý giải của Thủ tướng Shinzo Abe, dự luật mới là cần thiết để ứng phó với tình hình mới với nhiều thách thức.
Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, dự luật trên đã được thông qua tại Hạ viện Nhật Bản, bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ đối lập.
Nếu được Quốc hội thông qua vào ngày 27/9 tới, luật an ninh mới sẽ chính thức hiện thực hoá quyết định của Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 7/2014, theo đó diễn giải lại Hiến pháp của Nhật Bản để cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể, trợ giúp Mỹ và các nước đồng minh nếu họ bị tấn công vũ trang, cho dù bản thân Nhật Bản không bị tấn công.
Suốt từ sau thế chiến thứ hai đến nay, chính sách an ninh của Nhật Bản chỉ hướng tới phòng vệ.
Phát biểu với kênh truyền hình NHK, ông Masahisa Sato, thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mô tả dự luật đã được thông qua sau một phiên họp đầy hỗn loạn, khi thành viên đảng đối lập thậm chí cố gắng dùng vũ lực cản trở việc bỏ phiếu. Đảng đối lập khẳng định dự luật mới là vi hiến và có thể kéo Nhật tham gia vào các cuộc xung đột do Mỹ đứng đầu.
Bên ngoài tòa nhà Quốc hội Nhật cùng ngày, dưới trời mưa tầm tã, hàng nghìn người Nhật biểu tình phản đối dự luật an ninh.
Phía Mỹ cũng như một số nước Đông Nam Á đã tuyên bố ủng hộ luật an ninh mới của Nhật. Thời gian gần đây, khá nhiều nước trong khu vực đã thể hiện sự quan ngại trước những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông.
Phía Trung Quốc thì khẳng định luật an ninh mới sẽ khiến tình hình an ninh khu vực thêm phức tạp.
Tuy nhiên, sẽ vẫn còn nhiều hạn chế đối với hoạt động của quân đội Nhật ở nước ngoài, đó là nhận xét của ông Richard Samuels, giám đốc chương trình nghiên cứu về Nhật tại học viện công nghệ MIT.
Ông nói: “Những điều kiện ràng buộc trong luật an ninh cho thấy quân đội Nhật vẫn sẽ gặp phải nhiều hạn chế nếu muốn tham gia phòng vệ tập thể. Luật mới thực ra chỉ nới lỏng hơn một chút so với luật cũ thôi”.
Nhiều tháng qua, bất chấp rất nhiều ý kiến phản đối từ phía đảng đối lập và công chúng Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe đã kiên quyết bảo vệ dự luật an ninh này.
Một số đảng đối lập do đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đứng đầu đe dọa sẽ áp dụng mọi biện pháp để cản trở nếu đảng cầm quyền tiếp tục thúc đẩy thông qua dự luật an ninh. Họ đã tính đến việc kiến nghị bất tín nhiệm nội các tại Hạ viện hoặc đề nghị khiển trách Thủ tướng Shinzo Abe tại Thượng viện.
Tờ Japan Today đưa tin, theo lý giải của Thủ tướng Shinzo Abe, dự luật mới là cần thiết để ứng phó với tình hình mới với nhiều thách thức.
Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, dự luật trên đã được thông qua tại Hạ viện Nhật Bản, bất chấp sự phản đối của các nghị sĩ đối lập.
Nếu được Quốc hội thông qua vào ngày 27/9 tới, luật an ninh mới sẽ chính thức hiện thực hoá quyết định của Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 7/2014, theo đó diễn giải lại Hiến pháp của Nhật Bản để cho phép nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể, trợ giúp Mỹ và các nước đồng minh nếu họ bị tấn công vũ trang, cho dù bản thân Nhật Bản không bị tấn công.
Suốt từ sau thế chiến thứ hai đến nay, chính sách an ninh của Nhật Bản chỉ hướng tới phòng vệ.
Phát biểu với kênh truyền hình NHK, ông Masahisa Sato, thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mô tả dự luật đã được thông qua sau một phiên họp đầy hỗn loạn, khi thành viên đảng đối lập thậm chí cố gắng dùng vũ lực cản trở việc bỏ phiếu. Đảng đối lập khẳng định dự luật mới là vi hiến và có thể kéo Nhật tham gia vào các cuộc xung đột do Mỹ đứng đầu.
Bên ngoài tòa nhà Quốc hội Nhật cùng ngày, dưới trời mưa tầm tã, hàng nghìn người Nhật biểu tình phản đối dự luật an ninh.
Phía Mỹ cũng như một số nước Đông Nam Á đã tuyên bố ủng hộ luật an ninh mới của Nhật. Thời gian gần đây, khá nhiều nước trong khu vực đã thể hiện sự quan ngại trước những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông.
Phía Trung Quốc thì khẳng định luật an ninh mới sẽ khiến tình hình an ninh khu vực thêm phức tạp.
Tuy nhiên, sẽ vẫn còn nhiều hạn chế đối với hoạt động của quân đội Nhật ở nước ngoài, đó là nhận xét của ông Richard Samuels, giám đốc chương trình nghiên cứu về Nhật tại học viện công nghệ MIT.
Ông nói: “Những điều kiện ràng buộc trong luật an ninh cho thấy quân đội Nhật vẫn sẽ gặp phải nhiều hạn chế nếu muốn tham gia phòng vệ tập thể. Luật mới thực ra chỉ nới lỏng hơn một chút so với luật cũ thôi”.
Nhiều tháng qua, bất chấp rất nhiều ý kiến phản đối từ phía đảng đối lập và công chúng Nhật, Thủ tướng Shinzo Abe đã kiên quyết bảo vệ dự luật an ninh này.
Một số đảng đối lập do đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đứng đầu đe dọa sẽ áp dụng mọi biện pháp để cản trở nếu đảng cầm quyền tiếp tục thúc đẩy thông qua dự luật an ninh. Họ đã tính đến việc kiến nghị bất tín nhiệm nội các tại Hạ viện hoặc đề nghị khiển trách Thủ tướng Shinzo Abe tại Thượng viện.