Nhật tiến sát việc cho phép quân đội tham chiến nước ngoài
Hạ viện Nhật gần như chắc chắn sẽ thông qua dự luật của Thủ tướng Shinzo Abe
Dự luật của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm mở rộng vai trò của quân đội đã được một ủy ban đặc biệt của Quốc hội nước này thông qua ngày 15/7, sau nhiều tuần tranh luận gay gắt.
Hãng tin Bloomberg cho biết, sau khi được Ủy ban Hòa bình và An ninh thông qua, dự luật sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện Nhật Bản vào ngày 16/7. Theo dự báo, với liên minh cầm quyền chiếm 2/3 số ghế, Hạ viện Nhật gần như chắc chắn sẽ thông qua dự luật cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Trong trường hợp Thượng viện Nhật không thông qua dự luật hoặc từ chối bỏ phiếu thông qua, Hạ viện có thể bỏ phiếu lại lần nữa trong vòng 60 ngày để đưa dự luật này trở thành luật.
Đây là dự luật phản ánh việc Thủ tướng Abe điều chỉnh diễn giải Hiến pháp Nhật Bản vào năm 2014, cho phép Nhật bảo vệ các quốc gia khác như một phần trong chiến lược nhằm cân bằng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Trước cuộc bỏ phiếu ngày 15/7, ông Abe phát biểu trước Ủy ban Hòa bình và An ninh của Quốc hội Nhật Bản rằng dự luật này là cần thiết bởi những thay đổi trong cán cân quyền lực cả trên thế giới và tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Dự luật an ninh này là cần thiết để Nhật Bản có thể phản ứng mà không cần phải chần chừ”, ông Abe nói.
Dự luật của Thủ tướng Abe vấp phải sự phản đối của Đảng Dân chủ đối lập và ngay cả một số thành viên của liên minh cầm quyền. Đây không phải là thách thức duy nhất mà ông Abe phải đương đầu trong những tuần sắp tới.
Vào tháng tới sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, và đây là dịp mà sự phục hồi mong manh trong quan hệ Trung-Nhật thời gian gần đây rất dễ bị đảo ngược.
Ngoài ra, việc tiến tới tái khởi động lò hạt nhân đầu tiên từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 cũng đang làm dấy lên làn sóng phản đối ở Nhật.
Ngay cả việc ông Abe giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020 tại Nhật gần đây cũng đã bị phủ bóng bởi cuộc tranh cãi xung quanh chi phí lớn cho việc xây dựng sân vận động chính cho sự kiện.
Một cuộc thăm dò dư luận do đài truyền hình NHK thực hiện từ ngày 10-12/7 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Abe đã giảm 7 điểm phần trăm xuống còn 41%, trong khi tỷ lệ phản đối tăng lên 43%, từ mức 34% trước đó.
Hãng tin Bloomberg cho biết, sau khi được Ủy ban Hòa bình và An ninh thông qua, dự luật sẽ được bỏ phiếu tại Hạ viện Nhật Bản vào ngày 16/7. Theo dự báo, với liên minh cầm quyền chiếm 2/3 số ghế, Hạ viện Nhật gần như chắc chắn sẽ thông qua dự luật cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài.
Trong trường hợp Thượng viện Nhật không thông qua dự luật hoặc từ chối bỏ phiếu thông qua, Hạ viện có thể bỏ phiếu lại lần nữa trong vòng 60 ngày để đưa dự luật này trở thành luật.
Đây là dự luật phản ánh việc Thủ tướng Abe điều chỉnh diễn giải Hiến pháp Nhật Bản vào năm 2014, cho phép Nhật bảo vệ các quốc gia khác như một phần trong chiến lược nhằm cân bằng với sự nổi lên của Trung Quốc.
Trước cuộc bỏ phiếu ngày 15/7, ông Abe phát biểu trước Ủy ban Hòa bình và An ninh của Quốc hội Nhật Bản rằng dự luật này là cần thiết bởi những thay đổi trong cán cân quyền lực cả trên thế giới và tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Dự luật an ninh này là cần thiết để Nhật Bản có thể phản ứng mà không cần phải chần chừ”, ông Abe nói.
Dự luật của Thủ tướng Abe vấp phải sự phản đối của Đảng Dân chủ đối lập và ngay cả một số thành viên của liên minh cầm quyền. Đây không phải là thách thức duy nhất mà ông Abe phải đương đầu trong những tuần sắp tới.
Vào tháng tới sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, và đây là dịp mà sự phục hồi mong manh trong quan hệ Trung-Nhật thời gian gần đây rất dễ bị đảo ngược.
Ngoài ra, việc tiến tới tái khởi động lò hạt nhân đầu tiên từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 cũng đang làm dấy lên làn sóng phản đối ở Nhật.
Ngay cả việc ông Abe giành quyền đăng cai Thế vận hội 2020 tại Nhật gần đây cũng đã bị phủ bóng bởi cuộc tranh cãi xung quanh chi phí lớn cho việc xây dựng sân vận động chính cho sự kiện.
Một cuộc thăm dò dư luận do đài truyền hình NHK thực hiện từ ngày 10-12/7 cho thấy, tỷ lệ ủng hộ ông Abe đã giảm 7 điểm phần trăm xuống còn 41%, trong khi tỷ lệ phản đối tăng lên 43%, từ mức 34% trước đó.