Thuỷ sản tiêu thụ nội địa: Bỏ ngỏ dư lượng kháng sinh
Chưa có sản phẩm nào bày bán ở siêu thị bị các cơ quan quản lý kiểm tra và thông báo về dư lượng kháng sinh Chloramphenicol
Gần đây, có nhiều thông tin thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đang bị nhiều quốc gia cấm nhập vì dư lượng kháng sinh Chloramphenicol (gây còi cọc, thiếu máu, lờn thuốc...). Người tiêu dùng lại càng lo hơn, liệu tôm cá đông lạnh này có tràn vào siêu thị?
Cấm nhưng chưa kiểm
Cho đến nay, chưa có sản phẩm nào bày bán ở siêu thị bị các cơ quan quản lý kiểm tra và thông báo về dư lượng kháng sinh Chloramphenicol. Nếu có kiểm, mức phạt chỉ từ 3 – 5 triệu kèm tịch thu, tiêu thụ sản phẩm cũng khó có thể răn đe.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc Siêu thị Maximark nói: “Bên cạnh các chỉ tiêu về hoá chất, vi sinh, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà cung cấp phải có phiếu kiểm định về các loại kháng sinh, nhất là với các mặt hàng nguyên liệu tươi như tôm, cá, thịt”. Nhưng yêu cầu này cũng mới chỉ là “hình thức” khi 6 tháng nhà cung cấp mới phải nộp một lần.
Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Siêu thị Hà Nội kể: “Từ lúc tôi kinh doanh siêu thị đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đến lấy mẫu kiểm tra thực phẩm chế biến sẵn (giò chả), rau củ quả, trái cây, bánh kẹo, sữa... còn thực phẩm đông lạnh ngoài gà, chưa thấy kiểm tra mặt hàng nào. Siêu thị nhập hàng chủ yếu căn cứ vào các giấy tờ doanh nghiệp cung cấp và uy tín của thương hiệu”.
Mặc dù theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS, Chloramphenicol đứng hàng thứ 2 trong danh mục các hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nhưng phó giám đốc một công ty kinh doanh thuỷ hải sản lớn tại Tp.HCM, đơn vị có gần 20 mặt hàng thuỷ hải sản đông lạnh bán vào siêu thị nói: “Quy định về chloramphenicol chỉ khắt khe khi làm hàng xuất khẩu, còn với hàng tiêu thụ nội địa, đâu thấy ai nói gì (?!)”.
Vẫn chỉ là câu hỏi?
Các siêu thị đều có quầy hàng thực phẩm đông lạnh đã qua sơ chế và tẩm ướp gia vị của những công ty có thương hiệu. Do bảo quản kém, một số sản phẩm đông lạnh có hiện tượng rỉ nước bên trong bao bì, có thể giảm dinh dưỡng, sinh ra độc tố, gây ngộ độc thực phẩm... nhưng vẫn có người mua.
Nhiều lô hàng bị Mỹ từ chối cho nhập khẩu vì có dư lượng Chloramphenicol hoặc nhiễm khuẩn salmonella. Sản phẩm có 1 trong 2 thứ trên đều không tốt, nhưng người tiêu dùng nội địa lại hoàn toàn không nhận được thông tin từ nhà sản xuất về “số phận” của những lô này cũng như những lô tương tự chưa kịp xuất.
Một câu hỏi khác là liệu hàng đóng nhãn nội địa có “bị” như thế không khi có cùng nguyên liệu và quy trình sản xuất?
* Một số chất cấm sử dụng trong thực phẩm:
- Foóc-môn ăn vào có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, viêm loét dạ dày tá tràng, có khả năng gây ung thư.
- Hàn the ảnh hưởng khả năng sinh sản, thai nhi, gây ngộ độc mãn tính (rối loạn tiêu hoá, chậm chạp lú lẫn, viêm da, thiếu máu, co giật và rụng tóc...). Trẻ em và sơ sinh nếu uống nhầm chất này 1-2g/kgP sẽ chết sau 19 giờ đến 7 ngày.
- Sunfit gây dị ứng
- Chloramphenicol gây còi cọc, thiếu máu, lờn thuốc...
- Nitrofurans gây độc trên gen di truyền, thiếu máu, lờn thuốc, ung thư...
Cấm nhưng chưa kiểm
Cho đến nay, chưa có sản phẩm nào bày bán ở siêu thị bị các cơ quan quản lý kiểm tra và thông báo về dư lượng kháng sinh Chloramphenicol. Nếu có kiểm, mức phạt chỉ từ 3 – 5 triệu kèm tịch thu, tiêu thụ sản phẩm cũng khó có thể răn đe.
Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc Siêu thị Maximark nói: “Bên cạnh các chỉ tiêu về hoá chất, vi sinh, chúng tôi cũng yêu cầu các nhà cung cấp phải có phiếu kiểm định về các loại kháng sinh, nhất là với các mặt hàng nguyên liệu tươi như tôm, cá, thịt”. Nhưng yêu cầu này cũng mới chỉ là “hình thức” khi 6 tháng nhà cung cấp mới phải nộp một lần.
Bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Siêu thị Hà Nội kể: “Từ lúc tôi kinh doanh siêu thị đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đến lấy mẫu kiểm tra thực phẩm chế biến sẵn (giò chả), rau củ quả, trái cây, bánh kẹo, sữa... còn thực phẩm đông lạnh ngoài gà, chưa thấy kiểm tra mặt hàng nào. Siêu thị nhập hàng chủ yếu căn cứ vào các giấy tờ doanh nghiệp cung cấp và uy tín của thương hiệu”.
Mặc dù theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS, Chloramphenicol đứng hàng thứ 2 trong danh mục các hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nhưng phó giám đốc một công ty kinh doanh thuỷ hải sản lớn tại Tp.HCM, đơn vị có gần 20 mặt hàng thuỷ hải sản đông lạnh bán vào siêu thị nói: “Quy định về chloramphenicol chỉ khắt khe khi làm hàng xuất khẩu, còn với hàng tiêu thụ nội địa, đâu thấy ai nói gì (?!)”.
Vẫn chỉ là câu hỏi?
Các siêu thị đều có quầy hàng thực phẩm đông lạnh đã qua sơ chế và tẩm ướp gia vị của những công ty có thương hiệu. Do bảo quản kém, một số sản phẩm đông lạnh có hiện tượng rỉ nước bên trong bao bì, có thể giảm dinh dưỡng, sinh ra độc tố, gây ngộ độc thực phẩm... nhưng vẫn có người mua.
Nhiều lô hàng bị Mỹ từ chối cho nhập khẩu vì có dư lượng Chloramphenicol hoặc nhiễm khuẩn salmonella. Sản phẩm có 1 trong 2 thứ trên đều không tốt, nhưng người tiêu dùng nội địa lại hoàn toàn không nhận được thông tin từ nhà sản xuất về “số phận” của những lô này cũng như những lô tương tự chưa kịp xuất.
Một câu hỏi khác là liệu hàng đóng nhãn nội địa có “bị” như thế không khi có cùng nguyên liệu và quy trình sản xuất?
* Một số chất cấm sử dụng trong thực phẩm:
- Foóc-môn ăn vào có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, viêm loét dạ dày tá tràng, có khả năng gây ung thư.
- Hàn the ảnh hưởng khả năng sinh sản, thai nhi, gây ngộ độc mãn tính (rối loạn tiêu hoá, chậm chạp lú lẫn, viêm da, thiếu máu, co giật và rụng tóc...). Trẻ em và sơ sinh nếu uống nhầm chất này 1-2g/kgP sẽ chết sau 19 giờ đến 7 ngày.
- Sunfit gây dị ứng
- Chloramphenicol gây còi cọc, thiếu máu, lờn thuốc...
- Nitrofurans gây độc trên gen di truyền, thiếu máu, lờn thuốc, ung thư...