21:32 24/12/2019

Tiềm ẩn rủi ro khi mua hàng online

Phạm Diệu

Phương thức mua hàng online ngày càng đem lại tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với không ít rủi ro. Nhiều trường hợp khách hàng bỏ tiền ra mua đồ mà nhận về sản phẩm không ưng ý, chất lượng kém, thậm chí khác hoàn toàn so với hàng mẫu trên mạng.


Tiềm ẩn rủi ro khi mua hàng online - Ảnh 1.
Với đặc tính nhanh, tiện lợi, không tốn nhiều công sức, dễ dàng so sánh giá cả giữa các mặt hàng, nên việc mua, bán hàng online trên các mạng xã hội đã phát triển nhanh chóng. Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản, bạn có thể tìm kiếm mọi mặt hàng bạn cần. Và chỉ cần nhấn "ok", sản phẩm sẽ được trao tận tay qua hệ thống vận chuyển.Điều này khiến cho việc mua sắm chưa bao giờ tiện dụng như vậy. Nhưng việc mua sắm online cũng chưa bao giờ chứa nhiều rủi ro như thế. Rất nhiều người mua sắm qua mạng xã hội đã có cảm giác bị lừa khi hàng nhận về không như những gì mình tưởng tượng.Anh Phạm Minh Tân ở phố Cầu Giấy ( Hà Nội) cho biết: chủ yếu mua bán bằng "niềm tin". Người ta giới thiệu sản phẩm rất tốt nhưng mua về chất lượng thường kém hơn nhiều. Chị Lê Hà ( phố Kim Mã) cũng bộc bạch: Hàng trên mạng nhìn rất đẹp, nhưng khi nhận là "hàng chợ", nhìn chung kém chất lượng, còn không có bảo hành.Treo đầu dê bán thịt chó là thực trạng bán hàng của rất nhiều shop online hiện nay. Anh Đinh  Trọng Thắng ở TP. HCM cho biết, nhận đc hàng kém chất lượng nhưng không biết kêu ai vì hàng đã nhận và tiền đã trả. Khi gọi lại người bán hàng thì không liên lạc được.Vì không có nhiều thời gian, chị Lê Thị Mỹ Hạnh, một nhân viên văn phòng đã đặt đồ trên mạng, thường là đồ thời trang. Nhiều lần nhận hàng, chất lượng không đúng như quảng cáo, chị hạnh đã mất niềm tin vào mua hàng online.Điều quan trọng nhất là khi mua hàng online là dù có lấy hay không bạn vẫn sẽ mất một khoản phí không nhỏ, là phí xem hàng. Nhiều shop chào mời khách bằng cách miễn phí giao hàng, nhưng khi hàng đến, lại gửi kèm theo câu không lấy hàng sẽ mất phí xem hàng. Khách từ chối không xem cũng mất tiền. Đối với những sản phẩm bán trên facebook, có lượng like và comment " khủng" có thể là hình thức mua quảng cáo để thu hút khách.
Chỉ cần bỏ ra vài phút là bất kỳ ai cũng có thể sở hữu ngay một trang riêng chuyên buôn bán sản phẩm trên internet, nào là hàng xách tay các nước, hàng quần áo thời trang và đồ gia dụng. Đối với những hãng lớn có nhãn hiệu và sự uy tín thì còn có thể đảm bảo cho sản phẩm của mình, nhưng với hàng nghìn shop bán hang onlien nhỏ lẻ thì điều này là khó và gần như không thể. Vì vậy, hãy là những người tiêu dùng thông thái, cảnh giác với những lời quảng cáo hoa mĩ để tránh mua phải những sản phẩm hàng hóa kém chất lượng.Để giảm thiểu những rủi ro khi mua hàng trên trang mạng xã hội, ông Nguyễn Viết Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM đưa ra một số điểm lưu ý:Trước tiên người tiêu dùng hãy chỉ nên mua hàng online trên những website đã được xác thực bởi Bộ Công Thương. Còn khi mua hàng trên trang mạng xã hội, hãy tìm kiếm xem người bán có website thương mại điện tử hoặc website doanh nghiệp nào không. Vì khi họ đã kinh doanh online bài bản, hầu như là họ sẽ cần cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, đầy đủ trên website doanh nghiệp, mạng xã hội chỉ được xem như là kênh bán hàng phụ, hoặc công cụ marketing để quảng bá thương hiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng. Khi mua hàng cũng nên tìm hiểu trước về giá cả sản phẩm, nếu quá rẻ hoặc có giá bất thường, người tiêu dùng nên tìm cách liên hệ với cửa hàng để tìm hiểu lý do, cũng như yêu cầu xem xét hàng hóa trước khi thanh toán... yêu cầu có hóa đơn mua hàng để lưu lại làm căn cứ xử lý khi có vấn đề xảy ra liên quan đến hàng hóa, sản phẩm.