Tiền đâu bù thâm hụt ngân sách?
Tổng thu ngân sách trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái
Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến thu ngân sách cả năm sẽ giảm khoảng từ 29.000 tỷ đến 63.000 tỷ đồng so với dự toán.
Một câu hỏi lớn đang được đặt ra với Chính phủ là sẽ lấy tiền ở đâu để bù cho khoản thâm hụt này?
Có một số phương án đang được tính toán đến để giải bài toán này như phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài, ứng ngân sách của những năm tiếp theo cho năm 2009...
Nhưng rõ ràng, mọi phương án đều không đơn giản bởi cân đối thu chi ngân sách ở mọi thời điểm đều rất quan trọng. Và, chỉ cần có sai lệch, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ phải trả giá đắt cho thế hệ sau.
Xác định giới hạn không có nghĩa là chi sát nút
Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô của các gói kích cầu đến nay ước khoảng 143.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD, chưa kể phần bảo lãnh tín dụng (17.000 tỷ đồng). Trong số này, có cả những khoản sử dụng cho năm nay và một số khoản chi cho năm tới.
Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng gói kích cầu là các khoản ứng trước ngân sách Nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách, tổng mức chi lên đến 37.200 tỷ đồng. Phần vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 chuyển sang dùng trong năm nay cũng khá lớn, 30.200 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đã quyết định dùng 17.000 tỷ đồng từ nguồn dự trữ ngoại tệ để cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Phần miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân ngốn 28.000 đồng từ ngân sách.
Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 17.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp...
Nhìn nhận về con số tiêu tốn cho kích cầu lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, để kích thích kinh tế, đương nhiên phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường.
Singapore trong nhiều năm qua có ngân sách cân bằng (thâm hụt bằng 0) nay cũng phải chấp nhận mức thâm hụt lên tới 6,5% GDP. Việt Nam cũng phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách thêm vài phần trăm so với hiện hành và giảm dần trong chu kỳ sau.
Mức bội chi ngân sách của Việt Nam trung bình hàng năm không vượt quá 5%. Năm nay, mức bội chi ngân sách được Chính phủ kiến nghị lên 8%.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, ngân sách bội chi lên 8% trong thời điểm hiện nay là có thể chấp nhận được, mặc dù kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro về mất cân đối vĩ mô, đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.
Còn theo sự phân tích của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì dù bội chi ngân sách nhà nước được kiến nghị lên không quá 8% hay không quá 7% như đề xuất của Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội thì không có nghĩa là cứ phải chi cho đến 8% hay 7%. Không phải xác định giới hạn như thế để rồi cứ chi cho sát nút thì sẽ gây ra những tác động phụ trong trung hạn và dài hạn.
Nỗi lo mang tên “trái phiếu”
Hiện nay, nguồn bù đắp thâm hụt chủ yếu sẽ là trái phiếu (nội tệ, ngoại tệ) huy động từ nội địa. Tình hình này cho thấy trước mắt Chính phủ có thể huy động đủ lượng tiền cần thiết cho kích cầu mà không phải vay từ bên ngoài.
Ngoài ra, theo đề xuất của Chính phủ, nguồn tiền của gói kích cầu có trị giá tương đương 8 tỷ USD có một phần là từ khoản tiền ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay là 37.200 tỷ đồng. Nhưng, cả hai khoản tiền này đều đang dấy lên những lo ngại từ phía những người làm công tác phân tích, dự báo.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) Vũ Đình Ánh nhận xét: “Từ trước đến nay, việc phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam luôn chịu áp lực cạnh tranh lãi suất với các định chế tín dụng khác khi huy động vốn. Nếu trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp thì không ai mua, và nếu thời hạn càng dài thì trái phiếu chính phủ rất khó phát hành, do nền kinh tế Việt Nam có mức lạm phát tương đối cao khiến áp lực lãi suất thường xuyên lớn”.
Mặt khác, hiện nay có rất nhiều khoản vốn có được từ phát hành trái phiếu Chính phủ không sử dụng hết và vẫn phải trả lãi suất. Gánh nặng nợ vẫn còn đó nhưng vốn huy động được lại không sử dụng hiệu quả do không được gắn với các dự án cụ thể.
“Huy động vốn về để nằm yên một chỗ gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng xấu đến ngân sách”, ông Ánh tỏ ra nghi ngại. Cũng theo ông, việc huy động nguồn lực từ phát hành 20 nghìn tỷ đồng trái phiếu, nếu không có những biện pháp hợp lý thì sẽ rất khó thành công.
Còn về khoản tiền 37.200 tỷ đồng ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay là không lớn. Nhưng vấn đề là sẽ lấy nguồn tiền nào để ứng trước như vậy?
Thông thường, phải sau khi đã thu mới có thể chi, hoặc dựa vào các khoản chênh lệch vay trong nước hoặc nước ngoài. Nếu khoản tiền ứng trước này có được từ phát hành thêm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng cả năm.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cảnh báo: “Khoản vốn ứng trước 37.200 tỷ đồng có thể gây ra những tác động không tốt đến an ninh tài chính quốc gia”.
Một câu hỏi lớn đang được đặt ra với Chính phủ là sẽ lấy tiền ở đâu để bù cho khoản thâm hụt này?
Có một số phương án đang được tính toán đến để giải bài toán này như phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài, ứng ngân sách của những năm tiếp theo cho năm 2009...
Nhưng rõ ràng, mọi phương án đều không đơn giản bởi cân đối thu chi ngân sách ở mọi thời điểm đều rất quan trọng. Và, chỉ cần có sai lệch, dù là nhỏ nhất, cũng sẽ phải trả giá đắt cho thế hệ sau.
Xác định giới hạn không có nghĩa là chi sát nút
Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô của các gói kích cầu đến nay ước khoảng 143.000 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD, chưa kể phần bảo lãnh tín dụng (17.000 tỷ đồng). Trong số này, có cả những khoản sử dụng cho năm nay và một số khoản chi cho năm tới.
Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng gói kích cầu là các khoản ứng trước ngân sách Nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách, tổng mức chi lên đến 37.200 tỷ đồng. Phần vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 chuyển sang dùng trong năm nay cũng khá lớn, 30.200 tỷ đồng.
Chính phủ cũng đã quyết định dùng 17.000 tỷ đồng từ nguồn dự trữ ngoại tệ để cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Phần miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân ngốn 28.000 đồng từ ngân sách.
Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 17.000 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp...
Nhìn nhận về con số tiêu tốn cho kích cầu lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, để kích thích kinh tế, đương nhiên phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao hơn bình thường.
Singapore trong nhiều năm qua có ngân sách cân bằng (thâm hụt bằng 0) nay cũng phải chấp nhận mức thâm hụt lên tới 6,5% GDP. Việt Nam cũng phải chấp nhận mức thâm hụt ngân sách thêm vài phần trăm so với hiện hành và giảm dần trong chu kỳ sau.
Mức bội chi ngân sách của Việt Nam trung bình hàng năm không vượt quá 5%. Năm nay, mức bội chi ngân sách được Chính phủ kiến nghị lên 8%.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, ngân sách bội chi lên 8% trong thời điểm hiện nay là có thể chấp nhận được, mặc dù kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rủi ro về mất cân đối vĩ mô, đối mặt với nguy cơ lạm phát cao.
Còn theo sự phân tích của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì dù bội chi ngân sách nhà nước được kiến nghị lên không quá 8% hay không quá 7% như đề xuất của Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội thì không có nghĩa là cứ phải chi cho đến 8% hay 7%. Không phải xác định giới hạn như thế để rồi cứ chi cho sát nút thì sẽ gây ra những tác động phụ trong trung hạn và dài hạn.
Nỗi lo mang tên “trái phiếu”
Hiện nay, nguồn bù đắp thâm hụt chủ yếu sẽ là trái phiếu (nội tệ, ngoại tệ) huy động từ nội địa. Tình hình này cho thấy trước mắt Chính phủ có thể huy động đủ lượng tiền cần thiết cho kích cầu mà không phải vay từ bên ngoài.
Ngoài ra, theo đề xuất của Chính phủ, nguồn tiền của gói kích cầu có trị giá tương đương 8 tỷ USD có một phần là từ khoản tiền ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay là 37.200 tỷ đồng. Nhưng, cả hai khoản tiền này đều đang dấy lên những lo ngại từ phía những người làm công tác phân tích, dự báo.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) Vũ Đình Ánh nhận xét: “Từ trước đến nay, việc phát hành trái phiếu chính phủ Việt Nam luôn chịu áp lực cạnh tranh lãi suất với các định chế tín dụng khác khi huy động vốn. Nếu trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp thì không ai mua, và nếu thời hạn càng dài thì trái phiếu chính phủ rất khó phát hành, do nền kinh tế Việt Nam có mức lạm phát tương đối cao khiến áp lực lãi suất thường xuyên lớn”.
Mặt khác, hiện nay có rất nhiều khoản vốn có được từ phát hành trái phiếu Chính phủ không sử dụng hết và vẫn phải trả lãi suất. Gánh nặng nợ vẫn còn đó nhưng vốn huy động được lại không sử dụng hiệu quả do không được gắn với các dự án cụ thể.
“Huy động vốn về để nằm yên một chỗ gây ra sự lãng phí lớn và ảnh hưởng xấu đến ngân sách”, ông Ánh tỏ ra nghi ngại. Cũng theo ông, việc huy động nguồn lực từ phát hành 20 nghìn tỷ đồng trái phiếu, nếu không có những biện pháp hợp lý thì sẽ rất khó thành công.
Còn về khoản tiền 37.200 tỷ đồng ứng trước của những năm tiếp theo cho năm nay là không lớn. Nhưng vấn đề là sẽ lấy nguồn tiền nào để ứng trước như vậy?
Thông thường, phải sau khi đã thu mới có thể chi, hoặc dựa vào các khoản chênh lệch vay trong nước hoặc nước ngoài. Nếu khoản tiền ứng trước này có được từ phát hành thêm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng cả năm.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cảnh báo: “Khoản vốn ứng trước 37.200 tỷ đồng có thể gây ra những tác động không tốt đến an ninh tài chính quốc gia”.