Tiền đồng vào mùa cao điểm thanh toán
Nhu cầu dự phòng thanh khoản tăng mạnh khiến thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch
Cận Tết, nhu cầu dự phòng thanh khoản của các ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng cao, lãi suất VND cũng tăng mạnh trên thị trường liên ngân hàng.
Theo dữ liệu cập nhật từ khối nghiên cứu của một ngân hàng thương mại, mở đầu tuần giao dịch này, ngày 2/2, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh khi nhu cầu vốn tăng lên.
Lãi suất trong ngày 2/2 đã tăng từ 0,7-1,1%/năm tùy từng kỳ hạn; đáng chú ý là lãi suất kỳ hạn ngắn từ 2 tuần trở lên tăng lên ngang bằng với lãi suất các kỳ hạn dài.
Cụ thể, lãi suất VND dao động quanh mức: qua đêm ở 4,6-4,8%/năm; 1 tuần 4,8%-5,0%; 2 tuần 4,9%-5,1%; 1 tháng 4,9%-5,1%; 3 tháng 4,9%-5,1%. Trong khi lãi suất giao dịch USD không thay đổi, lãi suất qua đêm 0,2%-0,4%/năm; 1 tuần 0,3-0,5%; 2 tuần 0,4-0,6%; 1 tháng 0,7-1,2%.
Cũng trong ngày 2/2, trên thị trường mở, nhu cầu dự phòng thanh khoản tăng mạnh khiến thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch trong khi giao dịch mua kỳ hạn tăng lên rất cao.
Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 9/2014, không có kỳ hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước nào trúng thầu, chỉ có 2.879 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, khối lượng lưu hành tính đến cuối ngày là 126.075 tỷ đồng.
Như vậy, thị trường đã đón nhận 2.879 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước bơm ròng qua kênh tín phiếu trong phiên hôm qua.
Trong khi đó, trên kênh cầm cố có 8.280 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất 5% và 1.894 tỷ đồng đáo hạn. Ngân hàng Nhà nước đã cung ròng 6.386 tỷ đồng trên kênh cầm cố, số dư cuối ngày là 13.710 tỷ đồng.
Tính chung cả hai kênh, Ngân hàng Nhà nước đã cung ròng lượng lớn 9.265 tỷ đồng ra thị trường trong ngày 2/2.
Trên thị trường 1, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng của một số ngân hàng thương mại đã tăng nhẹ trở lại, theo biểu niêm yết mới trong ngày 2/2; trong khi các kỳ hạn từ 6 tháng trở nên vẫn ổn định.
Cận Tết, mùa cao điểm thanh toán và chi trả, nhu cầu thanh khoản và tập trung ở VND tăng cao. Đi cùng với xu hướng này, tỷ giá USD/VND thường giảm, gắn với hoạt động chuyển đổi từ nhu cầu này.
Tại cuộc họp tuần qua, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng nhận định, thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh toán và chi trả tăng cao, nhà điều hành đã chủ động bám sát để cân đối, đảm bảo ổn định thanh khoản cho hệ thống.
Theo dữ liệu cập nhật từ khối nghiên cứu của một ngân hàng thương mại, mở đầu tuần giao dịch này, ngày 2/2, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh khi nhu cầu vốn tăng lên.
Lãi suất trong ngày 2/2 đã tăng từ 0,7-1,1%/năm tùy từng kỳ hạn; đáng chú ý là lãi suất kỳ hạn ngắn từ 2 tuần trở lên tăng lên ngang bằng với lãi suất các kỳ hạn dài.
Cụ thể, lãi suất VND dao động quanh mức: qua đêm ở 4,6-4,8%/năm; 1 tuần 4,8%-5,0%; 2 tuần 4,9%-5,1%; 1 tháng 4,9%-5,1%; 3 tháng 4,9%-5,1%. Trong khi lãi suất giao dịch USD không thay đổi, lãi suất qua đêm 0,2%-0,4%/năm; 1 tuần 0,3-0,5%; 2 tuần 0,4-0,6%; 1 tháng 0,7-1,2%.
Cũng trong ngày 2/2, trên thị trường mở, nhu cầu dự phòng thanh khoản tăng mạnh khiến thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước không có giao dịch trong khi giao dịch mua kỳ hạn tăng lên rất cao.
Lần đầu tiên kể từ đầu tháng 9/2014, không có kỳ hạn tín phiếu Ngân hàng Nhà nước nào trúng thầu, chỉ có 2.879 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, khối lượng lưu hành tính đến cuối ngày là 126.075 tỷ đồng.
Như vậy, thị trường đã đón nhận 2.879 tỷ đồng do Ngân hàng Nhà nước bơm ròng qua kênh tín phiếu trong phiên hôm qua.
Trong khi đó, trên kênh cầm cố có 8.280 tỷ đồng trúng thầu với lãi suất 5% và 1.894 tỷ đồng đáo hạn. Ngân hàng Nhà nước đã cung ròng 6.386 tỷ đồng trên kênh cầm cố, số dư cuối ngày là 13.710 tỷ đồng.
Tính chung cả hai kênh, Ngân hàng Nhà nước đã cung ròng lượng lớn 9.265 tỷ đồng ra thị trường trong ngày 2/2.
Trên thị trường 1, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng của một số ngân hàng thương mại đã tăng nhẹ trở lại, theo biểu niêm yết mới trong ngày 2/2; trong khi các kỳ hạn từ 6 tháng trở nên vẫn ổn định.
Cận Tết, mùa cao điểm thanh toán và chi trả, nhu cầu thanh khoản và tập trung ở VND tăng cao. Đi cùng với xu hướng này, tỷ giá USD/VND thường giảm, gắn với hoạt động chuyển đổi từ nhu cầu này.
Tại cuộc họp tuần qua, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cũng nhận định, thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu thanh toán và chi trả tăng cao, nhà điều hành đã chủ động bám sát để cân đối, đảm bảo ổn định thanh khoản cho hệ thống.