Tiền vào mạnh, cho vay có dấu hiệu chậm
Tiền gửi nhiều hơn vào ngân hàng, vốn dư thừa nhưng tín dụng lại tăng chậm
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2016.
Phần thống kê về lĩnh vực ngân hàng cho thấy, tính đến thời điểm 20/9/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,76% so với cuối năm 2015, tăng khá cao so với cùng kỳ năm (8,88%), nhưng vẫn nằm trong định hướng 16-18% mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho cả năm nay.
Xu hướng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, đã có từ đầu năm, tiếp tục thể hiện. Điều này giúp thanh khoản hệ thống tiếp tục bảo đảm, cân đối vốn dư thừa trong thời gian qua.
Cụ thể, tính đến 20/9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,02% (cùng kỳ năm 2015 tăng 8,9%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,46% (cùng kỳ năm trước tăng 10,78%).
So với mục tiêu tăng 18-20% dự kiến cả năm mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra, có thể có điều chỉnh tùy tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng nói trên có dấu hiệu chậm và đang khá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch. Đáng chú ý, dấu hiệu đó có ở đầu mùa cao điểm sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lãi suất huy động hiện nay tương đối ổn định (chỉ tăng khoảng 0,2-0,3%/năm trong khoảng thời gian từ giữa tháng 2 đến tháng 3/2016).
Còn ở diễn biến mới nhất, ngày 26/9 vừa qua, các ngân hàng thương mại nhà nước, khối chiếm thị phần lớn trên thị trường, đã đồng loạt giảm lãi suất huy động VND từ 0,3-0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn ngắn, chủ yếu dưới 12 tháng.
Phần thống kê về lĩnh vực ngân hàng cho thấy, tính đến thời điểm 20/9/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 11,76% so với cuối năm 2015, tăng khá cao so với cùng kỳ năm (8,88%), nhưng vẫn nằm trong định hướng 16-18% mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến cho cả năm nay.
Xu hướng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, đã có từ đầu năm, tiếp tục thể hiện. Điều này giúp thanh khoản hệ thống tiếp tục bảo đảm, cân đối vốn dư thừa trong thời gian qua.
Cụ thể, tính đến 20/9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,02% (cùng kỳ năm 2015 tăng 8,9%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,46% (cùng kỳ năm trước tăng 10,78%).
So với mục tiêu tăng 18-20% dự kiến cả năm mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra, có thể có điều chỉnh tùy tình hình thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng nói trên có dấu hiệu chậm và đang khá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch. Đáng chú ý, dấu hiệu đó có ở đầu mùa cao điểm sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lãi suất huy động hiện nay tương đối ổn định (chỉ tăng khoảng 0,2-0,3%/năm trong khoảng thời gian từ giữa tháng 2 đến tháng 3/2016).
Còn ở diễn biến mới nhất, ngày 26/9 vừa qua, các ngân hàng thương mại nhà nước, khối chiếm thị phần lớn trên thị trường, đã đồng loạt giảm lãi suất huy động VND từ 0,3-0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn ngắn, chủ yếu dưới 12 tháng.