Tìm cơ hội khi thị trường xuống!
Vẫn còn cơ hội khi chứng khoán xuống dốc? Các chuyên gia tài chính nói gì với VnEconomy về nhận định này?
Vẫn còn cơ hội khi chứng khoán xuống dốc? Các chuyên gia tài chính nói gì với VnEconomy về nhận định này?
Chú ý những công ty được lợi từ khủng hoảng
(Ông Đinh Thế Anh, Trưởng khối Phân tích và Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI)
“Thị trường đã giảm tới 48% tính từ 2/1/2008 đến 13/5/2008, kéo theo mức giá của rất nhiều cổ phiếu đã trôi xuống tới mức lý tưởng hơn rất nhiều. Trung bình hệ số giá/ thu nhập (P/E) của các cổ phiếu sàn Tp.HCM đang xoay quanh 12x trong khi tại thời điểm cao nhất hồi tháng 3/2007; P/E của thị trường đứng trên 30x.
Mặc dù vậy, hệ số P/E luôn phản ánh kì vọng của thị trường, nếu các nhà đầu tư còn nghĩ rằng thị trường đi xuống; sẽ không có việc gì ngăn chỉ số này tiếp tục rơi. Đến đây sẽ có sự phân hóa rõ rệt với các nhà đầu tư chủ yếu trên hai cơ sở: chi phí vốn và kì vọng tăng trưởng của thị trường.
Với những nhà đầu tư có chi phí vốn rẻ và có kì vọng tốt với thị trường, cộng thêm với thời gian nắm giữ hợp lý, đây có lẽ cũng là cơ hội để bắt đầu tìm hiểu rõ về những cổ phiếu ưa thích của mình.
Với những nhà đầu tư có chi phí vốn cao; đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước, mức độ chấp nhận rủi ro tại thời điểm này đã giảm đi rất nhiều. Khó có thể nói rằng, các nhà đầu tư này đang tích cực tìm kiếm cơ hội để đầu tư.
Đương nhiên, chúng tôi không loại trừ vẫn có nhà đầu tư thuộc nhóm này, phát hiện được các cơ hội đầu tư hợp lý và đã cân nhắc yếu tố chi phí khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần chú ý rằng trong bối cảnh rất nhiều ngành tăng giá như vật liệu xây dựng; nông sản hay dầu khí…, chắc chắn sẽ có nhiều công ty niêm yết được hưởng lợi từ việc tăng giá này.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân biệt rõ ràng xem liệu công ty mình quan tâm có thực sự được hưởng lợi trực tiếp không. Đã có trường hợp, công ty sản xuất không trực tiếp được hưởng lợi mà lại là công ty phân phối hoặc công ty cung cấp dịch vụ.
Chẳng hạn, chúng tôi nhận thấy ngành cao su tự nhiên rất đáng để theo dõi. Có nhiều dự báo về thiếu hụt cung cao su trong thời gian tới khi các nước trồng chủ yếu như Thái Lan và Indonesia không tăng kịp. Đón trước tình trạng này cộng thêm với giá dầu tăng kỷ lục kéo theo giá cao su tổng hợp đi lên; giá cao su tự nhiên đã tăng so với đầu năm từ 10% đến 30% theo tùy loại.
Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận gộp cao trên doanh thu (khoảng 40%), cơ cấu chi phí ít chịu ảnh hưởng từ gia tăng giá cả đầu vào, ngành cao su có khả năng chịu đựng tốt hơn nếu phải so với nhiều ngành khác. Một bổ sung nữa là ngành cao su có dòng tiền ổn định và rất tốt, đủ khả năng để trả một mức cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn cho các nhà đầu tư.”
Hoặc phải chấp nhận rủi ro, hoặc thận trọng
(TS. Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt)
“Với chỉ số VN-Index còn 475,5 điểm và HASTC-Index còn 144,85 điểm hôm nay, mức P/E bình quân ở hai sàn giao dịch hiện chỉ còn ở mức 11-12.
Với mức này thì nắm giữ chứng khoán chỉ để hưởng cổ tức cũng đã đạt mức lợi suất mong muốn tương đương mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Nhìn chung, không ít nhà đầu tư đang coi đây là cơ hội để mua vào, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì một lượng mua vào nhiều hơn bán ra.
Nhưng một bộ phận lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước chưa xem đây là cơ hội hoặc nếu có thấy thì chưa dám, hoặc không dám nắm lấy cơ hội này. Có lẽ một phần là nguồn vốn đã cạn kiệt, phần khác là do tính thanh khoản của cổ phiếu quá yếu trong hơn hai tháng qua.
Chỉ có những nhà đầu tư “can đảm” hiện còn vốn và chấp nhận nắm giữ cố phiếu dài hạn đến cuối 2008 hoăc lâu hơn nữa mới tham gia mua vào.
Nhìn chung, khá nhiều nhà đầu tư đang sợ chưa dám mua vào cổ phiếu, do lo ngại về lạm phát cao, tăng trưởng có nguy cơ chậm lại, thậm chí suy giảm mạnh do tác động của môi trường kinh tế vĩ mô. Cơ hội có thể có nhưng rủi ro đi kèm quá lớn là nỗi lo lắng của các nhà đầu tư.
Chỉ khi nào các nhà đầu tư nhìn thấy dấu hiệu của một sự hồi phục, họ mới có thể quay lại thị trường dài hạn.
Về nguyên lý, ngành kinh tế nào cũng có cơ hội tăng trưởng và trong bất kỳ ngành nào cũng có những doanh nghiệp làm ăn tốt. Những nhà đầu tư theo trường phái “chấp nhận rủi ro” để đổi lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn có thể chọn các cổ phiếu rẻ thuộc các ngành ngân hàng, thủy sản, bất động sản, dầu khí, xuất khẩu đồ gỗ.
Ngược lại, nhà đầu tư theo trường phái thận trọng thì nên chọn những ngành chịu tác động ít hơn của thị trường, như dược, y tế, vận tải, dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp đa ngành, khai khoáng…”.
Cơ hội chỉ đến với người có tầm nhìn và có tiền
(TS. Nguyễn Đức Thành, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
“Cơ hội khi thị trường khủng hoảng sẽ chỉ đến với những người thực sự có tầm nhìn, dám làm và hiện thời có vốn. Xét về thực tiễn hiện nay thì nhiều nhà đầu tư trên thị trường dường như không hội đủ các yếu tố này.
Các nhà đầu tư dường như chỉ nhìn tài khoản của mình đang giảm bao nhiêu phần trăm và đến một mức nào đó họ trở nên hoảng hốt và bán tháo. Họ không còn đủ can đảm để mua vào để cân bằng giá, và những ai muốn mua vào cũng không có tiền.
Chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài là đang hiện thực hóa được cơ hội này. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều hành thị trường chứng khoán có những phản ứng sai lầm, thì sẽ không có một cơ hội nào cả.”
Không nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân
(Ông Ngô Minh Đức, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán EuroCapital)
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, thị trường hiện nay không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân, bởi vì đang chứa đựng những yếu tố rủi ro sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán tụt sâu, gây tâm lý bán tháo cho các nhà đầu tư, lượng cầu giảm sút trong khi lượng cung tăng lên mạnh, tạo ra vòng xoáy cắt lỗ khiến thị trường tụt giảm sâu hơn.
Thứ hai, giá cổ phiếu đã xuống tới mức cầm cố trước đây, VN-Index tụt trung bình 60% so với mức đỉnh từng đạt được, khiến các ngân hàng, tổ chức phải bán cổ phiếu cầm cố để thu hồi vốn, khiến lượng cung tăng mạnh hơn.
Thứ ba, báo cáo tài chính quý 1/2008 không ấn tượng, nhiều công ty thua lỗ như TLT, REE, các công ty đầu tư bất động sản, tài chính... sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, khiến kỳ vọng vào việc tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới không còn.
Thứ tư, tính thanh khoản của thị trường gần như mất hẳn, hai hôm nay, giao dịch sàn Tp.HCM chỉ khoảng 50 đến 60 tỷ đồng/phiên, sàn Hà Nội khoảng 30 tỷ đồng/phiên, trong đó 1/3 lượng giao dịch là của DPM, SSI, STB.
Thứ năm, nền kinh tế còn đang gặp khó khăn, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng 2008 là 11,06%, giá dầu thế giới vượt 120 USD/thùng, nhiều ngân hàng đang tiếp tục cuộc đua tăng lãi suất, khiến nhà đầu tư cá nhân có xu hướng lựa chọn những kênh đầu tư khác, an toàn và kém rủi ro hơn như vàng, thị trường hàng hoá như gạo…, hoặc gửi tiết kiệm.
Cuối cùng, nhiều công ty niêm yết và trên thị trường OTC tăng vốn quá nhanh, hiện tượng pha loãng cổ phiếu diễn ra liên tục, đầu tư chéo đan xen, liên doanh, liên kết tạo nên vòng xoáy nguy hiểm theo kiểu “cắn đuôi nhau”, như REE nắm cổ phiếu của STB, khiến nguồn cung ngày một nhiều trong khi chất lượng tăng trưởng bền vững không đảm bảo...”.
Chờ thêm hai tháng để rõ cơ hội
(Ông Tống Minh Tuấn, chuyên gia kinh tế, Phòng Phân tích và Tư vấn của IPA Invesment)
“Tôi cho rằng cơ hội chỉ có khi người ta còn kỳ vọng vào một sự tăng trưởng của VN-Index như đã có trong quá khứ. Liệu những cổ phiếu hiện đang được xem là “rẻ” có thật là rẻ không, hay đó đang chính là giá trị thật của chúng.
Nếu xét theo mức P/E thì kinh nghiệm cho thấy đây là mức rẻ, nếu là đầu tư dài hạn và bắt đầu tham gia thị trường thì rõ ràng giá cổ phiếu hiện nay là hấp dẫn.
Thế nhưng do những bất ổn vĩ mô hiện nay, đặc biệt là trên hệ thống ngân hàng, người ta vẫn còn đang xem xét liệu VN-Index đã tới đáy của “bất ổn” chưa, và do đó, không chỉ các nhà đầu tư hay “lướt sóng”, mà ngay cả những nhà đầu tư định hướng dài hạn cũng chưa muốn giải ngân và đầu tư ngay, mặc dù họ vẫn còn tiền, mà vẫn chờ xem tình hình sẽ chuyển biến ra sao.
Rõ ràng, hiện các nhà đầu tư đang đi tìm sự bấu víu vào những gì được gọi là an toàn, như vàng, USD, hàng hóa trái phiếu..., hơn là sự tìm kiếm lợi nhuận trong một môi trường đầu rủi ro như hiện nay.
Vì vậy, theo tôi, cơ hội nếu có thì chỉ rõ rệt hơn sau ít nhất là hai tháng nữa, tức là tới thời điểm sau tháng 6/2008, khi Chính phủ xem xét thả lỏng một số giá cả các mặt hàng, và các chính sách mới có thể được ban hành, từ đó mới có thể có kết luận cụ thể hơn về triển vọng đầu tư trên thị trường…”.
Chú ý những công ty được lợi từ khủng hoảng
(Ông Đinh Thế Anh, Trưởng khối Phân tích và Đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI)
“Thị trường đã giảm tới 48% tính từ 2/1/2008 đến 13/5/2008, kéo theo mức giá của rất nhiều cổ phiếu đã trôi xuống tới mức lý tưởng hơn rất nhiều. Trung bình hệ số giá/ thu nhập (P/E) của các cổ phiếu sàn Tp.HCM đang xoay quanh 12x trong khi tại thời điểm cao nhất hồi tháng 3/2007; P/E của thị trường đứng trên 30x.
Mặc dù vậy, hệ số P/E luôn phản ánh kì vọng của thị trường, nếu các nhà đầu tư còn nghĩ rằng thị trường đi xuống; sẽ không có việc gì ngăn chỉ số này tiếp tục rơi. Đến đây sẽ có sự phân hóa rõ rệt với các nhà đầu tư chủ yếu trên hai cơ sở: chi phí vốn và kì vọng tăng trưởng của thị trường.
Với những nhà đầu tư có chi phí vốn rẻ và có kì vọng tốt với thị trường, cộng thêm với thời gian nắm giữ hợp lý, đây có lẽ cũng là cơ hội để bắt đầu tìm hiểu rõ về những cổ phiếu ưa thích của mình.
Với những nhà đầu tư có chi phí vốn cao; đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước, mức độ chấp nhận rủi ro tại thời điểm này đã giảm đi rất nhiều. Khó có thể nói rằng, các nhà đầu tư này đang tích cực tìm kiếm cơ hội để đầu tư.
Đương nhiên, chúng tôi không loại trừ vẫn có nhà đầu tư thuộc nhóm này, phát hiện được các cơ hội đầu tư hợp lý và đã cân nhắc yếu tố chi phí khi đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần chú ý rằng trong bối cảnh rất nhiều ngành tăng giá như vật liệu xây dựng; nông sản hay dầu khí…, chắc chắn sẽ có nhiều công ty niêm yết được hưởng lợi từ việc tăng giá này.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân biệt rõ ràng xem liệu công ty mình quan tâm có thực sự được hưởng lợi trực tiếp không. Đã có trường hợp, công ty sản xuất không trực tiếp được hưởng lợi mà lại là công ty phân phối hoặc công ty cung cấp dịch vụ.
Chẳng hạn, chúng tôi nhận thấy ngành cao su tự nhiên rất đáng để theo dõi. Có nhiều dự báo về thiếu hụt cung cao su trong thời gian tới khi các nước trồng chủ yếu như Thái Lan và Indonesia không tăng kịp. Đón trước tình trạng này cộng thêm với giá dầu tăng kỷ lục kéo theo giá cao su tổng hợp đi lên; giá cao su tự nhiên đã tăng so với đầu năm từ 10% đến 30% theo tùy loại.
Ngoài ra, với tỷ suất lợi nhuận gộp cao trên doanh thu (khoảng 40%), cơ cấu chi phí ít chịu ảnh hưởng từ gia tăng giá cả đầu vào, ngành cao su có khả năng chịu đựng tốt hơn nếu phải so với nhiều ngành khác. Một bổ sung nữa là ngành cao su có dòng tiền ổn định và rất tốt, đủ khả năng để trả một mức cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn cho các nhà đầu tư.”
Hoặc phải chấp nhận rủi ro, hoặc thận trọng
(TS. Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt)
“Với chỉ số VN-Index còn 475,5 điểm và HASTC-Index còn 144,85 điểm hôm nay, mức P/E bình quân ở hai sàn giao dịch hiện chỉ còn ở mức 11-12.
Với mức này thì nắm giữ chứng khoán chỉ để hưởng cổ tức cũng đã đạt mức lợi suất mong muốn tương đương mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Nhìn chung, không ít nhà đầu tư đang coi đây là cơ hội để mua vào, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì một lượng mua vào nhiều hơn bán ra.
Nhưng một bộ phận lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước chưa xem đây là cơ hội hoặc nếu có thấy thì chưa dám, hoặc không dám nắm lấy cơ hội này. Có lẽ một phần là nguồn vốn đã cạn kiệt, phần khác là do tính thanh khoản của cổ phiếu quá yếu trong hơn hai tháng qua.
Chỉ có những nhà đầu tư “can đảm” hiện còn vốn và chấp nhận nắm giữ cố phiếu dài hạn đến cuối 2008 hoăc lâu hơn nữa mới tham gia mua vào.
Nhìn chung, khá nhiều nhà đầu tư đang sợ chưa dám mua vào cổ phiếu, do lo ngại về lạm phát cao, tăng trưởng có nguy cơ chậm lại, thậm chí suy giảm mạnh do tác động của môi trường kinh tế vĩ mô. Cơ hội có thể có nhưng rủi ro đi kèm quá lớn là nỗi lo lắng của các nhà đầu tư.
Chỉ khi nào các nhà đầu tư nhìn thấy dấu hiệu của một sự hồi phục, họ mới có thể quay lại thị trường dài hạn.
Về nguyên lý, ngành kinh tế nào cũng có cơ hội tăng trưởng và trong bất kỳ ngành nào cũng có những doanh nghiệp làm ăn tốt. Những nhà đầu tư theo trường phái “chấp nhận rủi ro” để đổi lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn có thể chọn các cổ phiếu rẻ thuộc các ngành ngân hàng, thủy sản, bất động sản, dầu khí, xuất khẩu đồ gỗ.
Ngược lại, nhà đầu tư theo trường phái thận trọng thì nên chọn những ngành chịu tác động ít hơn của thị trường, như dược, y tế, vận tải, dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp đa ngành, khai khoáng…”.
Cơ hội chỉ đến với người có tầm nhìn và có tiền
(TS. Nguyễn Đức Thành, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
“Cơ hội khi thị trường khủng hoảng sẽ chỉ đến với những người thực sự có tầm nhìn, dám làm và hiện thời có vốn. Xét về thực tiễn hiện nay thì nhiều nhà đầu tư trên thị trường dường như không hội đủ các yếu tố này.
Các nhà đầu tư dường như chỉ nhìn tài khoản của mình đang giảm bao nhiêu phần trăm và đến một mức nào đó họ trở nên hoảng hốt và bán tháo. Họ không còn đủ can đảm để mua vào để cân bằng giá, và những ai muốn mua vào cũng không có tiền.
Chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài là đang hiện thực hóa được cơ hội này. Tuy nhiên, nếu cơ quan điều hành thị trường chứng khoán có những phản ứng sai lầm, thì sẽ không có một cơ hội nào cả.”
Không nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân
(Ông Ngô Minh Đức, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán EuroCapital)
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, thị trường hiện nay không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân, bởi vì đang chứa đựng những yếu tố rủi ro sau:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán tụt sâu, gây tâm lý bán tháo cho các nhà đầu tư, lượng cầu giảm sút trong khi lượng cung tăng lên mạnh, tạo ra vòng xoáy cắt lỗ khiến thị trường tụt giảm sâu hơn.
Thứ hai, giá cổ phiếu đã xuống tới mức cầm cố trước đây, VN-Index tụt trung bình 60% so với mức đỉnh từng đạt được, khiến các ngân hàng, tổ chức phải bán cổ phiếu cầm cố để thu hồi vốn, khiến lượng cung tăng mạnh hơn.
Thứ ba, báo cáo tài chính quý 1/2008 không ấn tượng, nhiều công ty thua lỗ như TLT, REE, các công ty đầu tư bất động sản, tài chính... sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới, khiến kỳ vọng vào việc tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới không còn.
Thứ tư, tính thanh khoản của thị trường gần như mất hẳn, hai hôm nay, giao dịch sàn Tp.HCM chỉ khoảng 50 đến 60 tỷ đồng/phiên, sàn Hà Nội khoảng 30 tỷ đồng/phiên, trong đó 1/3 lượng giao dịch là của DPM, SSI, STB.
Thứ năm, nền kinh tế còn đang gặp khó khăn, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng 2008 là 11,06%, giá dầu thế giới vượt 120 USD/thùng, nhiều ngân hàng đang tiếp tục cuộc đua tăng lãi suất, khiến nhà đầu tư cá nhân có xu hướng lựa chọn những kênh đầu tư khác, an toàn và kém rủi ro hơn như vàng, thị trường hàng hoá như gạo…, hoặc gửi tiết kiệm.
Cuối cùng, nhiều công ty niêm yết và trên thị trường OTC tăng vốn quá nhanh, hiện tượng pha loãng cổ phiếu diễn ra liên tục, đầu tư chéo đan xen, liên doanh, liên kết tạo nên vòng xoáy nguy hiểm theo kiểu “cắn đuôi nhau”, như REE nắm cổ phiếu của STB, khiến nguồn cung ngày một nhiều trong khi chất lượng tăng trưởng bền vững không đảm bảo...”.
Chờ thêm hai tháng để rõ cơ hội
(Ông Tống Minh Tuấn, chuyên gia kinh tế, Phòng Phân tích và Tư vấn của IPA Invesment)
“Tôi cho rằng cơ hội chỉ có khi người ta còn kỳ vọng vào một sự tăng trưởng của VN-Index như đã có trong quá khứ. Liệu những cổ phiếu hiện đang được xem là “rẻ” có thật là rẻ không, hay đó đang chính là giá trị thật của chúng.
Nếu xét theo mức P/E thì kinh nghiệm cho thấy đây là mức rẻ, nếu là đầu tư dài hạn và bắt đầu tham gia thị trường thì rõ ràng giá cổ phiếu hiện nay là hấp dẫn.
Thế nhưng do những bất ổn vĩ mô hiện nay, đặc biệt là trên hệ thống ngân hàng, người ta vẫn còn đang xem xét liệu VN-Index đã tới đáy của “bất ổn” chưa, và do đó, không chỉ các nhà đầu tư hay “lướt sóng”, mà ngay cả những nhà đầu tư định hướng dài hạn cũng chưa muốn giải ngân và đầu tư ngay, mặc dù họ vẫn còn tiền, mà vẫn chờ xem tình hình sẽ chuyển biến ra sao.
Rõ ràng, hiện các nhà đầu tư đang đi tìm sự bấu víu vào những gì được gọi là an toàn, như vàng, USD, hàng hóa trái phiếu..., hơn là sự tìm kiếm lợi nhuận trong một môi trường đầu rủi ro như hiện nay.
Vì vậy, theo tôi, cơ hội nếu có thì chỉ rõ rệt hơn sau ít nhất là hai tháng nữa, tức là tới thời điểm sau tháng 6/2008, khi Chính phủ xem xét thả lỏng một số giá cả các mặt hàng, và các chính sách mới có thể được ban hành, từ đó mới có thể có kết luận cụ thể hơn về triển vọng đầu tư trên thị trường…”.