Tìm giá của những vị trí “nóng”
Không tuần nào website của hai sở không đưa tin về sự thay đổi của một vài nhân vật đang điều hành công ty chứng khoán
Sau 2-3 tháng thử việc không lương, một nhân viên môi giới mới vào nghề được trả khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng nếu chịu được áp lực doanh số giao dịch nhất định.
Trong khi đó, cũng là môi giới chứng khoán, có những vị “thủ lĩnh” đủ sức điều hành hoạt động của nhóm mình để mang lại khoản thu nhập tính bằng tiền tỷ cho cả nhóm.
Quyền lực của những “nhân viên” này không chỉ ở hệ thống khách hàng, hệ thống mối quan hệ với các doanh nghiệp niêm yết, họ đủ sức thâm nhập tận “chân” để lấy tin nguồn cung cấp cho nhà đầu tư, mà còn ở những khoản lương, thưởng, ăn chia hấp dẫn hơn nhiều từ các công ty khác luôn chào mời họ.
“Săn” những người giỏi nhất tại “công ty bạn” về làm việc tại “công ty mình” đang là một trong những cách để các công ty chứng khoán tăng sức mạnh nội lực, đồng thời làm suy yếu sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.
Những chiêu thức “head hunter”
Thứ nhất là thu nhập. Nếu mức lương trung bình của cán bộ quản lý cấp phòng, nhóm tại một công ty chứng khoán tầm trung khoảng 13-17 triệu đồng/tháng, còn ở cấp cao hơn (giám đốc bộ phận) từ 20-25 triệu đồng/tháng thì mức lương để chào mời nhân sự tốt của một công ty khác về làm việc ở vị trí tương đương thường gấp 1,5-2 lần.
Tuy nhiên, lương chưa phải là điểm nhấn quan trọng. Ở những vị trí nóng bỏng như môi giới - những người nắm nguồn khách hàng lớn của các công ty, để “bứt” được họ ra khỏi công ty hiện tại, ngoài lương, tỷ lệ ăn chia hoa hồng có ý nghĩa quyết định.
Một trưởng phòng môi giới ở công ty chứng khoán X cho biết, dù đã gắn bó với công ty 3 năm với nhiều tình cảm và tâm huyết, nhưng anh đã không thể từ chối lời mời của một công ty khác vì ngoài lương, họ còn cam kết chia cho anh đến 50% mức phí môi giới của khách hàng.
Hãy làm một phép tính đơn giản để thấy nguồn chia từ phí môi giới có sức hấp dẫn như thế nào. Tạm tính, giá trị giao dịch trung bình 1 phiên khoảng 5.000 tỷ đồng. Một nhóm môi giới có lượng khách hàng chiếm khoảng 1% thị phần thị trường thì nguồn thu nhập thêm từ phí giao dịch nếu nhóm được ăn chia theo tỷ lệ 50/50 với công ty chứng khoán sẽ là 5.000 tỷ x 1% x 0,2% x 0,5 = 50 triệu đồng/ngày.
Tính chung cả tháng, nhóm có thể có “thu nhập thêm” lên tới trên 1 tỷ đồng. Người đứng đầu trong nhóm này luôn là đối tượng được “head hunter” cùng với quyền tự “tuyển quân”, quyền chia lại khoản “thu nhập thêm” cho các thành viên của nhóm.
Ngoài thu nhập, yếu tố hấp dẫn và có tính thuyết phục cao nhằm lay chuyển những “vị trí nóng” đó là cơ hội phát triển nghề nghiệp và khẳng định vị thế. Để trở thành nhà môi giới giỏi, ngoài tài năng cá nhân, còn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía công ty.
Hai mảng hoạt động trụ cột mà người môi giới cần công ty mẹ hỗ trợ để giữ gìn và phát triển hệ thống khách hàng đó là chính sách sản phẩm (các tiện ích về giao dịch, các tiện ích về hỗ trợ tài chính…) và nguồn thông tin phân tích, dự báo.
Hiện nay, những công ty đứng đầu như SSI, Thăng Long SC, HSC… đã và đang đầu tư rất mạnh để phát triển hai mảng hoạt động trụ cột nói trên và đây cũng chính là những công ty có rất nhiều lợi thế trong việc “head hunter” những nhân sự xuất sắc tại các công ty còn lại.
Uy tín của các công ty lớn cũng là lợi thế đáng kể khi họ muốn “săn” một ai đó về làm việc, bởi cùng với thời gian, thị trường đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa những công ty thuộc top đầu và nhóm còn lại. Nếu như năm 2008, top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới nắm 50% thị phần thì năm 2009, top 10 này đã nắm 51,26% thị phần thị trường, phần còn lại (48,67% thị phần) chia chung cho 95 công ty top dưới.
Cùng với chiến lược “săn đầu người” để tăng năng lực cạnh tranh tại các công ty chứng khoán lớn, sự phân hóa thị phần giữa top dẫn đầu và phần còn lại sẽ trở nên rõ nét hơn trong tương lai.
Ai được “săn mời”?
Trước hết đó là “vị trí nóng” - những môi giới có lượng khách hàng lớn trên thị trường.
Môi giới thời nay không còn chỉ là những cá nhân đơn lẻ. Sức mạnh của nhà môi giới nằm ở tính hệ thống trong mối quan hệ với khách hàng, với các doanh nghiệp niêm yết và nhà phân tích chuyên nghiệp.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những nhóm môi giới có quyền lực không nhỏ, khi ở trong đó có một đội ngũ phân tích đủ sức thâm nhập tận chân doanh nghiệp niêm yết để cung cấp thông tin nguồn cho các khách hàng VIP, hoặc những cổ đông sở hữu lớn cổ phiếu tại doanh nghiệp; hoặc để tung hứng thông tin ra thị trường.
Những nhóm môi giới này hoạt động tương đối độc lập với công ty mẹ nên cũng là đối tượng dễ “di chuyển” từ công ty này sang công ty khác khi nhận được lời mời gọi hấp dẫn hơn.
Đối tượng thứ hai được săn mời đó là những người có khả năng điều hành, có khả năng xây dựng hệ thống cho công ty chứng khoán (tạm gọi là CEO). Trong số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động, trên 70% số này được ra đời vào giai đoạn thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 bởi những “ông chủ” không thể chuyên tâm và không có nghề về tài chính (các tổng công ty, các cá nhân giàu có…).
Các CEO cho những công ty chứng khoán loại này thường được chào mời với chế độ đãi ngộ rất cao (lương hàng trăm triệu đồng, quyền mua cổ phiếu ưu đãi…) nhưng khó bền, bởi họ phải chịu áp lực xây dựng công ty, tạo ra lợi nhuận - một công việc đầy thử thách và khó khăn, nhất là trong giai đoạn thị trường suy giảm năm 2008, 2009.
Không tuần nào website của hai sở không đưa tin về sự thay đổi của một vài nhân vật đang điều hành công ty chứng khoán đã cho thấy, vị trí này cũng “nóng bỏng” và không kém phần khốc liệt trên thương trường.
Hiện nay, hai vị trí trên được săn nhiều nhất, nhưng trong tương lai, sẽ có một số vị trí khác được săn lùng. Nhiều công ty chứng khoán đã và đang âm thầm cạnh tranh bằng hệ thống công nghệ với cách thức chủ đạo là mua những hệ thống tiện ích với giá nhiều triệu USD về áp dụng tại công ty. Tuy nhiên, ở mức cao hơn, ai là người có thể kiểm soát được hệ thống và khai thác được những tiện ích tiềm ẩn của hệ thống công nghệ này sẽ là đối tượng được “head hunter” trong tương lai.
Một vị trí khác cũng sẽ được “săn tìm” đó là những cái đầu có khả năng phát triển sản phẩm mới. Hoạt động trong một thị trường còn rất nghèo về sản phẩm, cứng nhắc về quy định giao dịch và chồng chéo về pháp lý, giá trị của những cái đầu nghĩ ra những sản phẩm tài chính sáng tạo, vừa an toàn về tài chính và pháp lý cho công ty cung cấp, vừa hấp dẫn khách hàng chắc chắn sẽ được săn tìm và trả giá xứng đáng.
Tường Vi (ĐTCK)
Trong khi đó, cũng là môi giới chứng khoán, có những vị “thủ lĩnh” đủ sức điều hành hoạt động của nhóm mình để mang lại khoản thu nhập tính bằng tiền tỷ cho cả nhóm.
Quyền lực của những “nhân viên” này không chỉ ở hệ thống khách hàng, hệ thống mối quan hệ với các doanh nghiệp niêm yết, họ đủ sức thâm nhập tận “chân” để lấy tin nguồn cung cấp cho nhà đầu tư, mà còn ở những khoản lương, thưởng, ăn chia hấp dẫn hơn nhiều từ các công ty khác luôn chào mời họ.
“Săn” những người giỏi nhất tại “công ty bạn” về làm việc tại “công ty mình” đang là một trong những cách để các công ty chứng khoán tăng sức mạnh nội lực, đồng thời làm suy yếu sức mạnh của đối thủ cạnh tranh.
Những chiêu thức “head hunter”
Thứ nhất là thu nhập. Nếu mức lương trung bình của cán bộ quản lý cấp phòng, nhóm tại một công ty chứng khoán tầm trung khoảng 13-17 triệu đồng/tháng, còn ở cấp cao hơn (giám đốc bộ phận) từ 20-25 triệu đồng/tháng thì mức lương để chào mời nhân sự tốt của một công ty khác về làm việc ở vị trí tương đương thường gấp 1,5-2 lần.
Tuy nhiên, lương chưa phải là điểm nhấn quan trọng. Ở những vị trí nóng bỏng như môi giới - những người nắm nguồn khách hàng lớn của các công ty, để “bứt” được họ ra khỏi công ty hiện tại, ngoài lương, tỷ lệ ăn chia hoa hồng có ý nghĩa quyết định.
Một trưởng phòng môi giới ở công ty chứng khoán X cho biết, dù đã gắn bó với công ty 3 năm với nhiều tình cảm và tâm huyết, nhưng anh đã không thể từ chối lời mời của một công ty khác vì ngoài lương, họ còn cam kết chia cho anh đến 50% mức phí môi giới của khách hàng.
Hãy làm một phép tính đơn giản để thấy nguồn chia từ phí môi giới có sức hấp dẫn như thế nào. Tạm tính, giá trị giao dịch trung bình 1 phiên khoảng 5.000 tỷ đồng. Một nhóm môi giới có lượng khách hàng chiếm khoảng 1% thị phần thị trường thì nguồn thu nhập thêm từ phí giao dịch nếu nhóm được ăn chia theo tỷ lệ 50/50 với công ty chứng khoán sẽ là 5.000 tỷ x 1% x 0,2% x 0,5 = 50 triệu đồng/ngày.
Tính chung cả tháng, nhóm có thể có “thu nhập thêm” lên tới trên 1 tỷ đồng. Người đứng đầu trong nhóm này luôn là đối tượng được “head hunter” cùng với quyền tự “tuyển quân”, quyền chia lại khoản “thu nhập thêm” cho các thành viên của nhóm.
Ngoài thu nhập, yếu tố hấp dẫn và có tính thuyết phục cao nhằm lay chuyển những “vị trí nóng” đó là cơ hội phát triển nghề nghiệp và khẳng định vị thế. Để trở thành nhà môi giới giỏi, ngoài tài năng cá nhân, còn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía công ty.
Hai mảng hoạt động trụ cột mà người môi giới cần công ty mẹ hỗ trợ để giữ gìn và phát triển hệ thống khách hàng đó là chính sách sản phẩm (các tiện ích về giao dịch, các tiện ích về hỗ trợ tài chính…) và nguồn thông tin phân tích, dự báo.
Hiện nay, những công ty đứng đầu như SSI, Thăng Long SC, HSC… đã và đang đầu tư rất mạnh để phát triển hai mảng hoạt động trụ cột nói trên và đây cũng chính là những công ty có rất nhiều lợi thế trong việc “head hunter” những nhân sự xuất sắc tại các công ty còn lại.
Uy tín của các công ty lớn cũng là lợi thế đáng kể khi họ muốn “săn” một ai đó về làm việc, bởi cùng với thời gian, thị trường đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa những công ty thuộc top đầu và nhóm còn lại. Nếu như năm 2008, top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu thị phần môi giới nắm 50% thị phần thì năm 2009, top 10 này đã nắm 51,26% thị phần thị trường, phần còn lại (48,67% thị phần) chia chung cho 95 công ty top dưới.
Cùng với chiến lược “săn đầu người” để tăng năng lực cạnh tranh tại các công ty chứng khoán lớn, sự phân hóa thị phần giữa top dẫn đầu và phần còn lại sẽ trở nên rõ nét hơn trong tương lai.
Ai được “săn mời”?
Trước hết đó là “vị trí nóng” - những môi giới có lượng khách hàng lớn trên thị trường.
Môi giới thời nay không còn chỉ là những cá nhân đơn lẻ. Sức mạnh của nhà môi giới nằm ở tính hệ thống trong mối quan hệ với khách hàng, với các doanh nghiệp niêm yết và nhà phân tích chuyên nghiệp.
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những nhóm môi giới có quyền lực không nhỏ, khi ở trong đó có một đội ngũ phân tích đủ sức thâm nhập tận chân doanh nghiệp niêm yết để cung cấp thông tin nguồn cho các khách hàng VIP, hoặc những cổ đông sở hữu lớn cổ phiếu tại doanh nghiệp; hoặc để tung hứng thông tin ra thị trường.
Những nhóm môi giới này hoạt động tương đối độc lập với công ty mẹ nên cũng là đối tượng dễ “di chuyển” từ công ty này sang công ty khác khi nhận được lời mời gọi hấp dẫn hơn.
Đối tượng thứ hai được săn mời đó là những người có khả năng điều hành, có khả năng xây dựng hệ thống cho công ty chứng khoán (tạm gọi là CEO). Trong số 105 công ty chứng khoán đang hoạt động, trên 70% số này được ra đời vào giai đoạn thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 bởi những “ông chủ” không thể chuyên tâm và không có nghề về tài chính (các tổng công ty, các cá nhân giàu có…).
Các CEO cho những công ty chứng khoán loại này thường được chào mời với chế độ đãi ngộ rất cao (lương hàng trăm triệu đồng, quyền mua cổ phiếu ưu đãi…) nhưng khó bền, bởi họ phải chịu áp lực xây dựng công ty, tạo ra lợi nhuận - một công việc đầy thử thách và khó khăn, nhất là trong giai đoạn thị trường suy giảm năm 2008, 2009.
Không tuần nào website của hai sở không đưa tin về sự thay đổi của một vài nhân vật đang điều hành công ty chứng khoán đã cho thấy, vị trí này cũng “nóng bỏng” và không kém phần khốc liệt trên thương trường.
Hiện nay, hai vị trí trên được săn nhiều nhất, nhưng trong tương lai, sẽ có một số vị trí khác được săn lùng. Nhiều công ty chứng khoán đã và đang âm thầm cạnh tranh bằng hệ thống công nghệ với cách thức chủ đạo là mua những hệ thống tiện ích với giá nhiều triệu USD về áp dụng tại công ty. Tuy nhiên, ở mức cao hơn, ai là người có thể kiểm soát được hệ thống và khai thác được những tiện ích tiềm ẩn của hệ thống công nghệ này sẽ là đối tượng được “head hunter” trong tương lai.
Một vị trí khác cũng sẽ được “săn tìm” đó là những cái đầu có khả năng phát triển sản phẩm mới. Hoạt động trong một thị trường còn rất nghèo về sản phẩm, cứng nhắc về quy định giao dịch và chồng chéo về pháp lý, giá trị của những cái đầu nghĩ ra những sản phẩm tài chính sáng tạo, vừa an toàn về tài chính và pháp lý cho công ty cung cấp, vừa hấp dẫn khách hàng chắc chắn sẽ được săn tìm và trả giá xứng đáng.
Tường Vi (ĐTCK)