Tin đồn phát tác, các sở phải vào cuộc
Trước phong trào đầu tư theo tin đồn, cơ quan quản lý thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liệu có can thiệp gì?
Trước phong trào đầu tư theo tin đồn, rồi việc dư luận chỉ ra những trường hợp khó hiểu khi doanh nghiệp công bố thông tin một cách đầy hữu ý đã tác động không nhỏ tới giá cổ phiếu, cơ quan quản lý thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liệu có can thiệp gì?
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) đã có cuộc trao đổi với chúng tôi.
Gần đây, thông tin hoạt động của các doanh nghiệp liên tục rò rỉ từ rất sớm, bên cạnh đó không ít tin đồn xuất hiện tạo ra những làn sóng tăng giá cổ phiếu. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, Ủy ban có động thái gì để chấn chỉnh tình trạng này, thưa ông?
Nguyên nhân của tình trạng trên chúng tôi cho rằng, là do môi trường kinh doanh, quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết còn hạn chế.
Đơn cử như trường hợp trên thị trường có thông tin doanh nghiệp bất động sản X hoàn thành dự án căn hộ, bán để đưa vào doanh thu quý 2, quý 3. Người phát ngôn đồng thời là ủy viên Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp này khi đối thoại với nhà đầu tư trên báo trả lời, 6 tháng đầu năm ước lợi nhuận đạt 60 - 65 tỷ đồng, tình hình khả quan thì có thể đạt 70 - 75 tỷ đồng, thế nhưng chỉ một tuần sau công ty công bố lợi nhuận gấp đôi con số trên.
Tại sao lại có sự vênh nhau như vậy? Quả thực, nếu yêu cầu doanh nghiệp giải thích, họ có thể viện ra nhiều lý do, chẳng hạn như doanh thu bán nhà phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, chỉ cần một tuần diễn biến đã khác.
Trong trường hợp như thế, hơn ai hết, bản thân nội bộ doanh nghiệp, các ban chức năng biết thông tin về doanh nghiệp, không loại trừ việc rò rỉ thông tin, từ đó tạo ra các cơn sốt mua, bán cổ phiếu. Bên ngoài, một bộ phận nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đẩy giá cổ phiếu lên, xuống.
Giám sát công bố thông tin trong những trường hợp như vậy rất khó, nếu có thể phạt thì cũng chỉ ở mức vài ba chục triệu đồng, không có mấy tác dụng răn đe.
Trong khi đó, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp sát sao nhất là các sở giao dịch chứng khoán, khi cần thiết Sở có thể yêu cầu doanh nghiệp làm rõ những thông tin được đồn thổi.
Về phía Ủy ban Chứng khoán, Dự thảo Thông tư 38 sửa đổi về công bố thông tin đã được hoàn tất để lấy ý kiến, khoảng tháng 10 này Bộ Tài chính sẽ ban hành. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp niêm yết phải có website, trong đó có mục quan hệ cổ đông và cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến quản trị công ty.
Quy định hiện nay mới chỉ dừng ở việc yêu cầu doanh nghiệp lập website, đăng tải những thông tin bắt buộc phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy, nhiều website không truy cập được hoặc có vào được thì thông tin rất lạc hậu. Đồng thời với việc đó, Ủy ban Chứng khoán cũng tiến hành sửa đổi Quyết định 12 về quản trị công ty niêm yết.
Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường xuất hiện nhiều tin đồn, thông tin doanh nghiệp không chính thức một phần do hiện nay nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (lách luật - PV) rất lớn. Vậy những nghiệp vụ mới như ký quỹ, bán khống bao giờ có khung pháp lý chính thức?
Các sản phẩm mới như nghiệp vụ repo, ký quỹ, các ban chức năng của Ủy ban Chứng khoán đang dự thảo, bán khống thì cấm hoàn toàn và chưa có bất cứ hoạt động nào chuẩn bị cho nghiệp vụ này.
Ngay Trung Quốc, Singapore - những thị trường gần Việt Nam, cơ quan quản lý cũng chưa bao giờ cho bán khống. Còn các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông cũng chỉ giới hạn ở một số mã chứng khoán, hiện nay do ảnh hưởng bất ổn từ khủng hoảng kinh tế, đã tạm thời khép lại.
Khi thị trường có nhu cầu mà không được đáp ứng, việc lách luật xảy ra phổ biến hơn, gần đây thị trường đã xuất hiện một dạng vốn đầu tư gián tiếp mới (P-notes), Ủy ban Chứng khoán nhìn nhận ra sao về vấn đề này?
Kinh tế toàn cầu về cơ bản có dấu hiệu hồi phục sớm, các thị trường vốn toàn cầu do đó đã có phản ứng tích cực, trong nước doanh nghiệp hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ.
Tháng 5, tháng 6, vốn nước ngoài đổ vào Hồng Kông, vào Trung Hoa đại lục rất nhiều, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thắt lại chính sách tiền tệ nhằm giảm sức ép lên thị trường chứng khoán.
Vốn nước ngoài vào Việt Nam gần đây đã được các phương tiện truyền thông phản ánh dưới dạng P-notes (chứng chỉ tham gia đầu tư). Những ưu nhược điểm của hình thức này đã được Ủy ban Chứng khoán xem xét để từ đó có giải pháp quản lý thích hợp.
Không chỉ dạng đầu tư P-notes, gần đây một số tổ chức đầu tư nước ngoài có xin phép Ủy ban Chứng khoán cho phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu hay một số sản phẩm đầu tư mới...
Ở thời điểm thị trường mới hồi phục, rất cần sự ổn định như hiện nay, quan điểm của cơ quan quản lý là tạm thời dừng cấp phép để xem xét những hình thức như vậy.
Như vậy, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn tìm nguồn cầu từ các tổ chức đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi đây lại là yếu tố đóng góp cho sự phát triển bền vững của thị trường?
Ai cũng biết, ổn định thị trường phải có sự tham gia của các tổ chức. Tại Việt Nam, có quỹ công chúng, quỹ thành viên. Nhưng thời điểm này, các quỹ thành viên (huy động vốn từ các tổ chức) rất khó khăn, quỹ công chúng như VF1, VF4..., giá giao dịch chỉ bằng một nửa giá phát hành, thử hỏi đứng ra lập quỹ thì ai dám mua. Các quỹ đầu tư thành lập ở nước ngoài huy động vốn vào Việt Nam cũng phải chờ thị trường hồi phục đã.
Ngọc Giang (ĐTCK)
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) đã có cuộc trao đổi với chúng tôi.
Gần đây, thông tin hoạt động của các doanh nghiệp liên tục rò rỉ từ rất sớm, bên cạnh đó không ít tin đồn xuất hiện tạo ra những làn sóng tăng giá cổ phiếu. Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán, Ủy ban có động thái gì để chấn chỉnh tình trạng này, thưa ông?
Nguyên nhân của tình trạng trên chúng tôi cho rằng, là do môi trường kinh doanh, quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết còn hạn chế.
Đơn cử như trường hợp trên thị trường có thông tin doanh nghiệp bất động sản X hoàn thành dự án căn hộ, bán để đưa vào doanh thu quý 2, quý 3. Người phát ngôn đồng thời là ủy viên Hội đồng Quản trị của doanh nghiệp này khi đối thoại với nhà đầu tư trên báo trả lời, 6 tháng đầu năm ước lợi nhuận đạt 60 - 65 tỷ đồng, tình hình khả quan thì có thể đạt 70 - 75 tỷ đồng, thế nhưng chỉ một tuần sau công ty công bố lợi nhuận gấp đôi con số trên.
Tại sao lại có sự vênh nhau như vậy? Quả thực, nếu yêu cầu doanh nghiệp giải thích, họ có thể viện ra nhiều lý do, chẳng hạn như doanh thu bán nhà phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, chỉ cần một tuần diễn biến đã khác.
Trong trường hợp như thế, hơn ai hết, bản thân nội bộ doanh nghiệp, các ban chức năng biết thông tin về doanh nghiệp, không loại trừ việc rò rỉ thông tin, từ đó tạo ra các cơn sốt mua, bán cổ phiếu. Bên ngoài, một bộ phận nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đẩy giá cổ phiếu lên, xuống.
Giám sát công bố thông tin trong những trường hợp như vậy rất khó, nếu có thể phạt thì cũng chỉ ở mức vài ba chục triệu đồng, không có mấy tác dụng răn đe.
Trong khi đó, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp sát sao nhất là các sở giao dịch chứng khoán, khi cần thiết Sở có thể yêu cầu doanh nghiệp làm rõ những thông tin được đồn thổi.
Về phía Ủy ban Chứng khoán, Dự thảo Thông tư 38 sửa đổi về công bố thông tin đã được hoàn tất để lấy ý kiến, khoảng tháng 10 này Bộ Tài chính sẽ ban hành. Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp niêm yết phải có website, trong đó có mục quan hệ cổ đông và cập nhật thông tin về các vấn đề liên quan đến quản trị công ty.
Quy định hiện nay mới chỉ dừng ở việc yêu cầu doanh nghiệp lập website, đăng tải những thông tin bắt buộc phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán. Chính vì vậy, nhiều website không truy cập được hoặc có vào được thì thông tin rất lạc hậu. Đồng thời với việc đó, Ủy ban Chứng khoán cũng tiến hành sửa đổi Quyết định 12 về quản trị công ty niêm yết.
Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường xuất hiện nhiều tin đồn, thông tin doanh nghiệp không chính thức một phần do hiện nay nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (lách luật - PV) rất lớn. Vậy những nghiệp vụ mới như ký quỹ, bán khống bao giờ có khung pháp lý chính thức?
Các sản phẩm mới như nghiệp vụ repo, ký quỹ, các ban chức năng của Ủy ban Chứng khoán đang dự thảo, bán khống thì cấm hoàn toàn và chưa có bất cứ hoạt động nào chuẩn bị cho nghiệp vụ này.
Ngay Trung Quốc, Singapore - những thị trường gần Việt Nam, cơ quan quản lý cũng chưa bao giờ cho bán khống. Còn các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông cũng chỉ giới hạn ở một số mã chứng khoán, hiện nay do ảnh hưởng bất ổn từ khủng hoảng kinh tế, đã tạm thời khép lại.
Khi thị trường có nhu cầu mà không được đáp ứng, việc lách luật xảy ra phổ biến hơn, gần đây thị trường đã xuất hiện một dạng vốn đầu tư gián tiếp mới (P-notes), Ủy ban Chứng khoán nhìn nhận ra sao về vấn đề này?
Kinh tế toàn cầu về cơ bản có dấu hiệu hồi phục sớm, các thị trường vốn toàn cầu do đó đã có phản ứng tích cực, trong nước doanh nghiệp hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ.
Tháng 5, tháng 6, vốn nước ngoài đổ vào Hồng Kông, vào Trung Hoa đại lục rất nhiều, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thắt lại chính sách tiền tệ nhằm giảm sức ép lên thị trường chứng khoán.
Vốn nước ngoài vào Việt Nam gần đây đã được các phương tiện truyền thông phản ánh dưới dạng P-notes (chứng chỉ tham gia đầu tư). Những ưu nhược điểm của hình thức này đã được Ủy ban Chứng khoán xem xét để từ đó có giải pháp quản lý thích hợp.
Không chỉ dạng đầu tư P-notes, gần đây một số tổ chức đầu tư nước ngoài có xin phép Ủy ban Chứng khoán cho phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu hay một số sản phẩm đầu tư mới...
Ở thời điểm thị trường mới hồi phục, rất cần sự ổn định như hiện nay, quan điểm của cơ quan quản lý là tạm thời dừng cấp phép để xem xét những hình thức như vậy.
Như vậy, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn tìm nguồn cầu từ các tổ chức đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khi đây lại là yếu tố đóng góp cho sự phát triển bền vững của thị trường?
Ai cũng biết, ổn định thị trường phải có sự tham gia của các tổ chức. Tại Việt Nam, có quỹ công chúng, quỹ thành viên. Nhưng thời điểm này, các quỹ thành viên (huy động vốn từ các tổ chức) rất khó khăn, quỹ công chúng như VF1, VF4..., giá giao dịch chỉ bằng một nửa giá phát hành, thử hỏi đứng ra lập quỹ thì ai dám mua. Các quỹ đầu tư thành lập ở nước ngoài huy động vốn vào Việt Nam cũng phải chờ thị trường hồi phục đã.
Ngọc Giang (ĐTCK)