Tín hiệu điều hành 2014 của Ngân hàng Nhà nước
Tại buổi họp báo cuối năm nay, một lần nữa giới báo chí chờ đợi một “cam kết cứng” về tỷ giá cho năm 2014
Chiều 16/12, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo điểm lại việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2013 và định hướng 2014.
Buổi họp báo diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ, do Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến chủ trì, cùng sự tham gia của lãnh đạo các vụ chức năng.
“Chúng tôi hài lòng”
Buổi họp báo cuối năm nay bớt nóng hơn những năm trước, khi các vấn đề lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thị trường vàng, nợ xấu… đã được xử lý ở các mức độ nhất định, hay trật tự kỷ cương trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được củng cố tốt hơn.
Đó cũng là những điểm mà Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến dẫn lại, đánh giá là đã có những kết quả sau nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước và việc thực thi của cả hệ thống.
“Chúng tôi hài lòng khi mà những nỗ lực của toàn ngành đã thể hiện được ở những kết quả cụ thể, cũng như là được sự ghi nhận của Chính phủ qua phiên họp thường kỳ tháng 11 và nghị quyết về phiên họp mới đây”, ông Tiến nói.
Phó thống đốc kiêm vai trò người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước nói thêm rằng: “Trong quá trình điều hành, chúng tôi cũng hài lòng là những kết quả đó gắn với những hoạt động rất phức tạp của hệ thống ngân hàng, với những khó khăn trong việc triển khai các cơ chế chính sách trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh các mục tiêu vĩ mô của chúng ta có những tác động trái chiều”.
Nhấn mạnh các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đều nằm trong định hướng lâu dài của Chính phủ, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, ông Tiến cho rằng, trong quá trình triển khai chắc chắn có những tác động đối với những khu vực nhất định, tạo nên những ý kiến khác nhau.
“Chính vì vậy, điều mà chúng tôi hài lòng khi gần kết thúc năm 2013, với những nỗ lực và kết quả của ngành, chúng tôi cảm thấy rằng đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của xã hội; có một sự phối hợp với ngành ngân hàng để đưa những chính sách đó vào cuộc sống và mang lại những kết quả cụ thể.
Chúng tôi phấn khởi nhận thấy là sự kiên định trong chính sách, những giải pháp trong điều hành đã mang lại những kết quả bước đầu, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất quan trọng của công luận, xã hội. Điều này giúp chúng tôi tiếp tục có thêm niềm tin để triển khai các chính sách trong thời gian tới”, người phát ngôn Ngân hàng Nhà nước nói.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết vẫn còn những băn khoăn.
Đó là việc xây dựng và triển khai chính sách tiền tệ nằm trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, khu vực sản xuất, lao động rồi các vấn đề an sinh xã hội, thiên tai bão lụt làm cho người dân, doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
“Cái trăn trở của chúng tôi là, mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, cũng như nhiệm vụ mà Chính phủ giao, triển khai những giải pháp như thế nào để cải thiện được chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đưa hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững hơn”.
Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu tăng cường phối hợp với các bộ ngành, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến băn khoăn khi mà nhiều chính sách, kể cả những mong muốn về các vấn đề kinh tế, xã hội, “nhiều ý kiến chỉ muốn dựa vào hoạt động ngân hàng, dựa vào các cơ chế chính sách của ngân hàng để hỗ trợ”, trong khi những biện pháp đó là có giới hạn.
Thông tư 02, “không hoãn thêm nữa”
Như ở bản tin trước, việc hoãn Thông tư 02 và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 đã tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, ngân hàng trong bối cảnh khó khăn 2013. Bước sang năm 2014, hai chính sách này dự kiến có thay đổi.
Được chỉ định trả lời tại buổi họp báo, ông Đặng Văn Thảo, Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, cho rằng Thông tư 02 đã có vai trò lịch sử khi được hoãn thực hiện trong 1 năm. Nhưng sẽ không thể hoãn lâu thêm được.
“Quan điểm của Cơ quan Thanh tra giám sát đến 1/6/2014 là áp dụng triệt để Thông tư 02”, ông Thảo cho biết.
Để chuẩn bị, Cơ quan Thanh tra giám sát cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tính toán những khoản nợ xấu sẽ tăng lên như thế nào, cơ sở để trích lập dự phòng… khi chính thức áp dụng Thông tư 02. Và dự tính, khi áp cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng mới này, nợ xấu của hệ thống sẽ tăng lên.
Theo đó, ông Thảo nêu một số hướng để tiếp tục xử lý. Năm 2013, hai giải pháp xử lý nợ xấu đã triển khai là các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng, hai là bán nợ cho VAMC. Sang 2014 và cả 2015 vẫn tiếp tục hai giải pháp này, đồng thời Cơ quan Thanh tra giám sát cũng đang nghiên cứu trình Thống đốc một hướng nữa.
Ở hướng mới, dự kiến sau khi áp dụng Thông tư 02 nợ xấu sẽ tăng lên, có thể chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ xấu thành các nhóm: nhóm khách hàng đã giải thể, phá sản thì phải dùng nguồn dự phòng để xóa nợ; nhóm khách hàng đang hoạt động nhưng gặp khó khăn thì tìm biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi; nhóm khách hàng đã phá sản nhưng có tài sản bảo đảm thì thực hiện phát mại, có thể mở lại cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng lập các trung tâm đấu giá để có thể xử lý nhanh hơn.
Hai mục tiêu quản lý ngoại hối
Tại buổi họp báo cuối năm nay, một lần nữa giới báo chí chờ đợi một “cam kết cứng” về tỷ giá cho năm 2014, tương tự như cuối 2011, trong 2012 và 2013. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho biết là đang nghiên cứu.
Theo ông Huy, trong năm 2013, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối đã góp phần giữ ổn định vĩ mô nói chung, vừa linh hoạt vừa ổn định. Trong quá trình điều hành và quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt ra hai mục tiêu lớn là tăng tính hấp dẫn của VND, và tăng dự trữ ngoại hối.
“Về “cam kết cứng” cho khung điều hành tỷ giá năm 2014, ở cấp tham mưu, chúng tôi đang trong quá trình phân tích và đánh giá để đưa ra những khuyến nghị liên quan. Chúng ta đã biết, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ không chỉ liên quan đến những mục tiêu, diễn biến của thị trường trong nước mà còn liên quan đến các diễn biến trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, mà rất khó dự báo ngay từ đầu năm. Tất nhiên chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra dự báo để đề xuất hướng điều hành cụ thể. Cơ bản năm 2014, điều hành chính sách tỷ giá vẫn là ổn định nhưng không cố định, nhằm tới hai mục tiêu là tăng tính hấp dẫn của VND và tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế”, ông Huy nói.
Liên quan đến những ý kiến thay đổi cơ chế quản lý thị trường vàng, thay các biện pháp thị trường cho biện pháp hành chính, ông Huy khẳng định: “Chúng tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ được giao trong Nghị định 24, đảm bảo ổn định thị trường. Những tháng gần đây, sự mất cân đối - cung cầu vàng miếng đã giảm đáng kể; tất nhiên vẫn còn mất cân đối và chúng tôi tiếp tục can thiệp. Việc thay các biện pháp hành chính bằng các biện pháp thị trường cho đến giờ chúng tôi chưa có ý định, vì thị trường vẫn hoạt động tốt, thông suốt và các lợi ích của người dân được đảm bảo”.
Buổi họp báo diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ, do Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến chủ trì, cùng sự tham gia của lãnh đạo các vụ chức năng.
“Chúng tôi hài lòng”
Buổi họp báo cuối năm nay bớt nóng hơn những năm trước, khi các vấn đề lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thị trường vàng, nợ xấu… đã được xử lý ở các mức độ nhất định, hay trật tự kỷ cương trong hệ thống các tổ chức tín dụng đã được củng cố tốt hơn.
Đó cũng là những điểm mà Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến dẫn lại, đánh giá là đã có những kết quả sau nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước và việc thực thi của cả hệ thống.
“Chúng tôi hài lòng khi mà những nỗ lực của toàn ngành đã thể hiện được ở những kết quả cụ thể, cũng như là được sự ghi nhận của Chính phủ qua phiên họp thường kỳ tháng 11 và nghị quyết về phiên họp mới đây”, ông Tiến nói.
Phó thống đốc kiêm vai trò người phát ngôn của Ngân hàng Nhà nước nói thêm rằng: “Trong quá trình điều hành, chúng tôi cũng hài lòng là những kết quả đó gắn với những hoạt động rất phức tạp của hệ thống ngân hàng, với những khó khăn trong việc triển khai các cơ chế chính sách trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh các mục tiêu vĩ mô của chúng ta có những tác động trái chiều”.
Nhấn mạnh các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường vàng, thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước đều nằm trong định hướng lâu dài của Chính phủ, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, ông Tiến cho rằng, trong quá trình triển khai chắc chắn có những tác động đối với những khu vực nhất định, tạo nên những ý kiến khác nhau.
“Chính vì vậy, điều mà chúng tôi hài lòng khi gần kết thúc năm 2013, với những nỗ lực và kết quả của ngành, chúng tôi cảm thấy rằng đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của xã hội; có một sự phối hợp với ngành ngân hàng để đưa những chính sách đó vào cuộc sống và mang lại những kết quả cụ thể.
Chúng tôi phấn khởi nhận thấy là sự kiên định trong chính sách, những giải pháp trong điều hành đã mang lại những kết quả bước đầu, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ rất quan trọng của công luận, xã hội. Điều này giúp chúng tôi tiếp tục có thêm niềm tin để triển khai các chính sách trong thời gian tới”, người phát ngôn Ngân hàng Nhà nước nói.
Tuy nhiên, ông Tiến cho biết vẫn còn những băn khoăn.
Đó là việc xây dựng và triển khai chính sách tiền tệ nằm trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, khu vực sản xuất, lao động rồi các vấn đề an sinh xã hội, thiên tai bão lụt làm cho người dân, doanh nghiệp càng khó khăn hơn.
“Cái trăn trở của chúng tôi là, mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, cũng như nhiệm vụ mà Chính phủ giao, triển khai những giải pháp như thế nào để cải thiện được chức năng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của người dân, đưa hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững hơn”.
Tuy nhiên, bên cạnh yêu cầu tăng cường phối hợp với các bộ ngành, Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến băn khoăn khi mà nhiều chính sách, kể cả những mong muốn về các vấn đề kinh tế, xã hội, “nhiều ý kiến chỉ muốn dựa vào hoạt động ngân hàng, dựa vào các cơ chế chính sách của ngân hàng để hỗ trợ”, trong khi những biện pháp đó là có giới hạn.
Thông tư 02, “không hoãn thêm nữa”
Như ở bản tin trước, việc hoãn Thông tư 02 và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780 đã tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, ngân hàng trong bối cảnh khó khăn 2013. Bước sang năm 2014, hai chính sách này dự kiến có thay đổi.
Được chỉ định trả lời tại buổi họp báo, ông Đặng Văn Thảo, Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, cho rằng Thông tư 02 đã có vai trò lịch sử khi được hoãn thực hiện trong 1 năm. Nhưng sẽ không thể hoãn lâu thêm được.
“Quan điểm của Cơ quan Thanh tra giám sát đến 1/6/2014 là áp dụng triệt để Thông tư 02”, ông Thảo cho biết.
Để chuẩn bị, Cơ quan Thanh tra giám sát cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tính toán những khoản nợ xấu sẽ tăng lên như thế nào, cơ sở để trích lập dự phòng… khi chính thức áp dụng Thông tư 02. Và dự tính, khi áp cơ chế phân loại nợ và trích lập dự phòng mới này, nợ xấu của hệ thống sẽ tăng lên.
Theo đó, ông Thảo nêu một số hướng để tiếp tục xử lý. Năm 2013, hai giải pháp xử lý nợ xấu đã triển khai là các tổ chức tín dụng tăng cường trích lập dự phòng, hai là bán nợ cho VAMC. Sang 2014 và cả 2015 vẫn tiếp tục hai giải pháp này, đồng thời Cơ quan Thanh tra giám sát cũng đang nghiên cứu trình Thống đốc một hướng nữa.
Ở hướng mới, dự kiến sau khi áp dụng Thông tư 02 nợ xấu sẽ tăng lên, có thể chỉ đạo các tổ chức tín dụng phân loại nợ xấu thành các nhóm: nhóm khách hàng đã giải thể, phá sản thì phải dùng nguồn dự phòng để xóa nợ; nhóm khách hàng đang hoạt động nhưng gặp khó khăn thì tìm biện pháp cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi; nhóm khách hàng đã phá sản nhưng có tài sản bảo đảm thì thực hiện phát mại, có thể mở lại cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng lập các trung tâm đấu giá để có thể xử lý nhanh hơn.
Hai mục tiêu quản lý ngoại hối
Tại buổi họp báo cuối năm nay, một lần nữa giới báo chí chờ đợi một “cam kết cứng” về tỷ giá cho năm 2014, tương tự như cuối 2011, trong 2012 và 2013. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối cho biết là đang nghiên cứu.
Theo ông Huy, trong năm 2013, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối đã góp phần giữ ổn định vĩ mô nói chung, vừa linh hoạt vừa ổn định. Trong quá trình điều hành và quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước luôn đặt ra hai mục tiêu lớn là tăng tính hấp dẫn của VND, và tăng dự trữ ngoại hối.
“Về “cam kết cứng” cho khung điều hành tỷ giá năm 2014, ở cấp tham mưu, chúng tôi đang trong quá trình phân tích và đánh giá để đưa ra những khuyến nghị liên quan. Chúng ta đã biết, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ không chỉ liên quan đến những mục tiêu, diễn biến của thị trường trong nước mà còn liên quan đến các diễn biến trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, mà rất khó dự báo ngay từ đầu năm. Tất nhiên chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra dự báo để đề xuất hướng điều hành cụ thể. Cơ bản năm 2014, điều hành chính sách tỷ giá vẫn là ổn định nhưng không cố định, nhằm tới hai mục tiêu là tăng tính hấp dẫn của VND và tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế”, ông Huy nói.
Liên quan đến những ý kiến thay đổi cơ chế quản lý thị trường vàng, thay các biện pháp thị trường cho biện pháp hành chính, ông Huy khẳng định: “Chúng tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ được giao trong Nghị định 24, đảm bảo ổn định thị trường. Những tháng gần đây, sự mất cân đối - cung cầu vàng miếng đã giảm đáng kể; tất nhiên vẫn còn mất cân đối và chúng tôi tiếp tục can thiệp. Việc thay các biện pháp hành chính bằng các biện pháp thị trường cho đến giờ chúng tôi chưa có ý định, vì thị trường vẫn hoạt động tốt, thông suốt và các lợi ích của người dân được đảm bảo”.