Tin vui cho người nghỉ hưu có lương thấp
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan kiến nghị phương án xử lý đối với những trường hợp có mức lương hưu thấp
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ ngành liên quan triển khai điều chỉnh lương hưu đối với cán bộ xã đã nghỉ việc và các trường hợp có lương hưu thấp.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ Nội vụ, Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, trong đó điều chỉnh tăng 8% đối với toàn bộ đối tượng nói trên, không phân biệt thời điểm nghỉ hưu, thực hiện từ ngày 1/1/2015.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và kiến nghị phương án xử lý đối với mức lương hưu của người có mức lương hưu thấp, cả trước và sau tháng 4/1993 trong đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và các cơ quan báo chí về nội dung này.
Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu đối với đối tượng nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Bộ này cho biết đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội về mức lương hưu của người nghỉ hưu giai đoạn trước tháng 4/1993 thấp so với giai đoạn từ tháng 4/1993 trở về sau.
Ngày 10/11 vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua khoản kinh phí 11.000 tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 1/1/2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký ban hành nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tại các đơn vị kinh tế, trong đó mức tăng tối đa lên tới 400.000 đồng/tháng đối với người lao động tại vùng 1, từ 2.700.000 đồng lên 3.100.000 đồng/tháng.
Tiếp đó, Thủ tướng đã ký ban hành nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tại các đơn vị kinh tế, trong đó mức tăng tối đa lên tới 400.000 đồng/tháng đối với người lao động tại vùng 1, từ 2.700.000 đồng lên 3.100.000 đồng/tháng.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ Nội vụ, Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, trong đó điều chỉnh tăng 8% đối với toàn bộ đối tượng nói trên, không phân biệt thời điểm nghỉ hưu, thực hiện từ ngày 1/1/2015.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và kiến nghị phương án xử lý đối với mức lương hưu của người có mức lương hưu thấp, cả trước và sau tháng 4/1993 trong đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và các cơ quan báo chí về nội dung này.
Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu đối với đối tượng nghỉ hưu trước tháng 4/1993. Bộ này cho biết đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội về mức lương hưu của người nghỉ hưu giai đoạn trước tháng 4/1993 thấp so với giai đoạn từ tháng 4/1993 trở về sau.
Ngày 10/11 vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua khoản kinh phí 11.000 tỷ đồng để thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 1/1/2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã ký ban hành nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tại các đơn vị kinh tế, trong đó mức tăng tối đa lên tới 400.000 đồng/tháng đối với người lao động tại vùng 1, từ 2.700.000 đồng lên 3.100.000 đồng/tháng.
Tiếp đó, Thủ tướng đã ký ban hành nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động tại các đơn vị kinh tế, trong đó mức tăng tối đa lên tới 400.000 đồng/tháng đối với người lao động tại vùng 1, từ 2.700.000 đồng lên 3.100.000 đồng/tháng.